Công viên đại dương lớn nhất Philippines khiến ai cũng lóa mắt trầm trồ
Thủy cung này khiến mọi người lóa mắt bởi bên trong có hàng ngàn sinh vật biển bơi lội. Ngoài ra nơi này được thiết kế rất đẹp và hiện đại.
Lớn hơn gấp 4 lần so với công viên đại dương Manila nổi tiếng, công viên Cebu trở thành thủy cung lớn nhất ở Philippines. Bên trong có một hồ cá khổng lồ sâu 7 m, cùng đường hầm quan sát 360 độ với hàng ngàn sinh vật biển. Nơi này trở thành địa điểm lý thú thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé đến.
Công viên đại dương Cebu trở thành công viên biển đầu tiên ở vùng Visayas và Mindanao, thế nên nó trở thành tâm điểm chú ý của toàn khu vực. Nhờ không gian vui chơi rộng lớn, có cả phòng ăn và nhiều điểm tham quan, công viên không chỉ là điểm thu hút khách du lịch mà còn là nơi tuyệt vời để tổ chức các sự kiện đặc biệt.
Tổng diện tích công viên Cebu lớn hơn 2.000m2 và điểm nổi bật nhất phải kể đến đường hầm quan sát 360 độ bên trong thủy cung, lớn gấp 4 lần so với công viên Manila.
Bên trong thủy cung hầu hết là những sinh vật biển bản địa có thể tìm thấy ở khu vực biển Philippines. Tuy nhiên tại các điểm trưng bày còn có các động vật khác nhập từ rừng Amazon và những nơi thú vị khác.
Video đang HOT
Công viên có 4 nơi hấp dẫn nhất.
-Đầm sâu Deep Tank bên trong Oceanarium.
-Khám phá khu có sinh vật đáng sợ.
- Chương trình giáo dục giải trí cho trẻ.
Tuy nhiên, du khách cần chú ý, vé bắt đầu bán từ ngày 24/8/2019 cho tới 30/9/2019 và được sử dụng 1 lần nữa từ ngày 1/10/2019 – 30/11/2019. Tuy nhiên vé không thể chuyển nhượng. Vé mua từ ngày 1/10/2019 trở đi thì chỉ được sử dụng 1 lần.
Phan Hằng
Theo Rachfeed
Tiền đề thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới
Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phổ thông chính là góp phần làm cho chương trình giáo dục luôn vận động, phát triển theo hướng bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.
Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ từng năm học của đối với Giáo dục phổ thông, các văn bản 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 về Hướng dẫn thí điểm Phát triển Chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 và chuẩn bị tiền đề quan trọng cho triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông mới.
Theo đó, các cơ sở giáo dục đã tích cực triển khai tập huấn, bồi dưỡng, chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên ở các nhà trường chủ động xây dựng hiệu quả kế hoạch giáo dục nhà trường phổ thông như: rà soát, bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu; rà soát nội dung SGK, tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; rà soát nội dung các bài học để sắp xếp dạy học theo chủ đề từng môn hoặc liên môn. Từ đó, xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.
Đợt tập huấn cho cán bộ, giáo viên cốt cán về nội dung xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới tại Hà Tĩnh
Trao đổi vấn đề này, thầy giáo Nguyễn Thanh Truyền, hiệu trưởng Trường THCS Bình Thịnh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) cho rằng, xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phổ thông chính là góp phần làm cho chương trình giáo dục luôn vận động theo hướng bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn: "Điều quan trọng không chỉ dừng lại ở việc rà soát, thay thế cho các thông tin cũ, lạc hậu trong SGK mà còn xây dựng lại nội dung các tiết dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh gắn với từng trường học cụ thể. SGK hiện hành nhiều bài thiết kế còn nặng về trang bị kiến thức nên trong các câu hỏi, bài tập, phần luyện tập, hướng dẫn học bài chưa phát huy được năng lực học sinh. Vì vậy, giáo viên phải nghiên cứu kĩ những bất cập ấy để điều chỉnh hợp lí. Còn đối với cô giáo Hồ Minh Thông, giáo viên Trường THCS Lê Văn Thiêm, thành phố Hà Tĩnh lại cho rằng: "Bên cạnh việc rà soát, điều chỉnh chương trình để phù hợp với đối tượng học sinh và thực tế nhà trường sẽ giúp cho các giáo viên, các tổ, nhóm chuyên môn mạnh dạn, chủ động trong xây dựng kế hoạch. Điều đó cũng phù hợp với việc giao quyền chủ động, phân cấp quản lí cho các cơ sở giáo dục".
Để rà soát, điều chỉnh có hiệu quả của việc xây dựng chương trình thì phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực của từng giáo viên. Khi hỏi về vấn đề này, nhiều giáo viên dạy học ở các bộ môn cấp THPT đều khẳng định: "Có những bất cập nhìn khá dễ như những thông tin cũ, lạc hậu, nhưng có những nội dung điều chỉnh thì giáo viên cần phải có một phông kiến thức sâu và rộng, không chỉ am hiểu chương trình, SGK của khối, lớp mình dạy học mà cần phải biết rà soát, đối chiếu, liên hệ với SGK các lớp dưới và trên để việc điều chỉnh mới có tính hệ thống, đảm bảo hiệu quả".
Trong thời gian qua, nhiều cơ sở giáo dục đã tích cực, chủ động trong việc rà soát điều chỉnh chương trình, SGK để góp phần thực hiện có hiệu quả xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phổ thông phù hợp với điều kiện thực tiễn. Các nhà trường đã xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Cùng với việc rà soát, điều chỉnh chương trình giáo dục nhà trường, các cơ sở giáo dục đã tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Các phương pháp dạy học tiên tiến, tích cực được áp dụng; đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục như: tổ chức các câu lạc bộ, chương trình ngoại khóa, diễn đàn, hoạt động trải nghiệm, dạy học gắn liền với di sản văn hóa, dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh; chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu SGK để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận. Các nhà trường đã ứng dụng các phần mềm, các thí nghiệm ảo trong dạy học các môn tự nhiên, các tiết học thực hành, thí nghiệm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, dạy học,...
Bên cạnh đó, các trường học đã tăng cường đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá: Học sinh được đánh giá qua các hoạt động trên lớp, hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh, các giáo viên đã xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo các mức độ yêu cầu phù hợp cho từng bài kiểm tra, kỳ thi. Các đề kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ, các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ở nhiều tỉnh, thành được đổi mới theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho người học, được giáo viên, học sinh, dư luận đồng tình và đánh giá cao. Từ đó, góp phần kích thích sự sáng tạo, hứng thú cho học sinh, phát triển năng lực, phẩm chất người học.
Trong kỳ thi THPT quốc gia mấy năm gần đây, Bộ GDĐT đã tăng cường các câu hỏi mở, các tình huống thực tiễn để học sinh vận dụng kiến thức đã học và sự hiểu biết từ đời sống để giải quyết các vấn đề đặt ra. Ở các môn Tự nhiên và Xã hội, các đề thi đã hướng đến việc kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất người học, đặc biệt là môn Ngữ văn, bên cạnh câu hỏi liên quan đến văn bản văn học đã được học trong chương trình, SGK (Nghị luận văn học) thì các câu hỏi của Phần Đọc hiểu và Nghị luận xã hội được sử dụng các ngữ liệu ngoài SGK, mang tính nhật dụng cao, phù hợp với đối tượng học sinh. Chính điều đó đã khắc phục được lối học vẹt, ghi nhớ máy móc, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất người học. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để giúp đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh chuyển mạnh từ giáo dục nặng về trang bị kiến thức sang giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, phù hợp thực tiễn. Chính điều đó sẽ giúp các cơ sở giáo dục không bỡ ngỡ, lúng túng, bị động khi triển khai thực hiện chương trình, SGK phổ thông mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn có những khó khăn, hạn chế. Một số cơ sở giáo dục, giáo viên còn lúng túng, bị động trong tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục, không mạnh dạn thay đổi, điều chỉnh. Tuy có vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới nhưng vẫn thiếu tính linh hoạt, sáng tạo; vẫn còn có nhiều câu hỏi trong đề kiểm tra thường xuyên, định kỳ, tuyển sinh vào lớp 10 THPT nặng về ghi nhớ kiến thức, học thuộc; chưa tăng cường các câu hỏi mở, gắn với các tình huống để giúp học sinh giải quyết; chưa khơi dậy sự hứng thú, sáng tạo cho học sinh, dẫn đến tình trạng dạy học còn nặng về nội dung kiến thức ở các cơ sở giáo dục vẫn diễn ra.
Có thể nói, thực hiện điều chỉnh những bất cập trong SGK hiện hành ở các nhà trường phổ thông vừa qua đã góp phần tạo tính tích cực, chủ động cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phù hợp với từng địa phương, đơn vị; góp phần chuyển mạnh từ giáo dục thiên về trang bị kiến thức sang giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Thực tế đã cho thấy, cuộc sống luôn luôn biến động theo hướng phát triển, đó là xu thế tất yếu của lịch sử. Chương trình, SGK của một quốc gia nào thì cũng không thể phù hợp cho tất cả mọi giai đoạn, thời kì. Vì vậy, đến lúc chương trình, SGK phổ thông mới được áp dụng trên toàn quốc thì việc điều chỉnh, sắp xếp xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh, nhà trường và địa phương vẫn là một nội dung rất thiết thực, quan trọng và không bao giờ cũ. Vì thế, nó không chỉ đáp ứng mục đích rà soát, điều chỉnh bất cập trong SGK hiện nay, mà còn là cơ sở cho phát triển chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tạo tiền đề vững chắc cho triển khai thực hiện chương trình, SGK phổ thông mới.
Quang Hồng
(Sở GD-ĐT Hà Tĩnh)
Theo Dân trí
Triển khai chương trình giáo dục mới: Chủ động đi tắt, đón đầu Nhờ thực hiện tốt chương trình giáo dục nhà trường, các cơ sở giáo dục đã huy động thêm nhiều nguồn lực phục vụ cho các hoạt động dạy học; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên; tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục. Đây cũng là...