Công việc trong ngành thời trang có thú vị như phim: Toàn ăn ngon, mặc đẹp, gặp VIP?
Các fashion show đã làm rất tốt nhiệm vụ quảng bá thời trang và các trào lưu, nó cũng dệt mộng rất tốt cho nghề thời trang, những công việc liên quan đến chuyện ăn mặc của mọi người.
Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn những sự thật mà chỉ người làm việc trong lĩnh vực thời trang mới rành.
Những cô nàng ngành thời trang cực kì giữ eo và không ăn uống?
Ngược lại, họ là những người rất thích ăn uống và cực kì sành ăn.
Ngược lại, họ là những người rất thích ăn uống và cực kì sành ăn. Từ món chính đến món tráng miệng và cả những loại đặc sản mà các thương hiệu gửi cho họ để quảng cáo mùa lễ hội, ra mắt bộ sưu tập, phát hành phim, phát hành MV ca nhạc… Đặc biệt, họ còn là những khách hàng đầu tiên được mời đến những bữa tiệc ẩm thực hảo hạng và tận hưởng dịch vụ chiêu đãi tuyệt vời nhất.
Đó không phải là tuần lễ thời trang… mà là cả tháng thời trang
Những tháng đó họ sẽ phải vò đầu bứt tóc cố gắng tổ chức mọi việc.
Với mọi người đó là tuần lễ thời trang nhưng đối với tất cả những người làm việc trong ngành thời trang, ai cũng biết nó là cả mấy tháng trời quần quật, những tháng đó họ sẽ phải vò đầu bứt tóc cố gắng tổ chức mọi việc, hoàn thành nhiều nhất những hạn mục, những thứ hậu cần dường như không bao giờ làm hết.
Bên cạnh đó là những chuyến công tác trong nước và ngoài nước. Suốt mấy tháng trời việc nào cũng là việc gấp và luôn thay đổi vào giờ chót, thậm chí việc đặt taxi, đặt chỗ ăn tối ở khách sạn và đón tiếp những vị khách quý nước ngoài với kỹ năng sử dụng nhiều loại ngoại ngữ, nội những cái đó thôi cũng có thể làm cho họ căng thẳng tột độ.
Được nghỉ làm cả tháng
Văn phòng làm việc của họ y như bỏ hoang vào thời điểm mùa hè, vì mọi người đều tận dụng cơ hội này để có không gian thở trước khi bước vào các tuần lễ thời trang điên cuồng sắp bắt đầu. Thậm chí, các hãng thời trang ở Paris đóng cửa trong tháng 8 hằng năm còn là một truyền thống mà ai cũng biết.
Người lạ sẽ luôn cho rằng bạn không làm việc
Nói với ai đó rằng bạn làm việc trong lĩnh vực thời trang có vẻ giống như nói rằng bạn chỉ quan tâm đến mua sắm, quần áo và trang điểm
Nói với ai đó rằng bạn làm việc trong lĩnh vực thời trang có vẻ giống như nói rằng bạn chỉ quan tâm đến mua sắm, quần áo và trang điểm. Mọi người sẽ hiếm khi coi trọng bạn và thường sẽ ngạc nhiên nếu bạn có bằng cấp cao hoặc được ai đó uy tín khen bạn có năng lực và có đầu óc. Thật ra làm trong ngành thời trang phải nghiên cứu, đọc và quan sát rất nhiều, sự hiểu biết về thời trang và văn hóa mới giúp đánh giá được các xu hướng, đó là một năng lực cần phải luyện tập và nổ lực chứ không phải đơn giản như đi chơi. Họ thực sự làm việc nghiêm túc và trau dồi rất nhiều bí quyết may mặc, cách viết content , trao đổi với người mẫu, sale, marketing , tổ chức và vận hành một chương trình…
Mọi thứ giống như trong The Devil Wears Prada không?
Cuộc đời được hư cấu hóa của cô gái với tư cách là trợ lý đắc lực của Anna Wintour là bức chân dung nổi tiếng nhất về thế giới của chúng tôi
Video đang HOT
Theo một cách nào đó, Lauren Weisberger đã gây bất lợi lớn cho ngành công nghiệp thời trang khi xây dựng hình ảnh cho giới thời trang như “những mụ phù thủy”, drama , khó tính và bị ám ảnh bởi calo. Cuộc đời được hư cấu hóa của cô gái với tư cách là trợ lý đắc lực của Anna Wintour là bức chân dung nổi tiếng nhất về thế giới của những người làm thời trang. Chắc chắn, một số biên tập viên có thể khó làm việc chung và cũng có những người hay lên mặt với người mới, họ có quyền chảnh vì vị trí của họ đã đạt được nhưng hầu hết mọi chi tiết trong ngành khá là nhẹ nhàng và đẹp đẽ. Nhưng đó không phải là số đông vì đâu phải ai cũng có thành tựu lớn, hầu hết mọi người vẫn phải lao động cơ bản như mọi nghề.
Bạn bè của bạn sẽ luôn nghĩ rằng bạn có một công việc ngớ ngẩn
Cố gắng giải thích với bạn bè rằng bạn đã có một ngày như chết vì một thực tập sinh làm mất mẫu cài áo Chanel hoặc bạn phát hiện ra lỗi đánh máy trong một tin tức thời trang nóng hổi. Bạn bè có lẽ họ cảm thấy những gì bạn lo lắng và sốt vó lên thật là ngớ ngẩn vì nó không liên quan đến an toàn nhân loại. Nhưng công việc nào cũng có những chuyên môn riêng mà người khác không hiểu, hãy tìm người trong ngành để chia sẻ chứ đừng bắt cả thế giới phải hiểu mình.
Tất cả bạn bè của bạn sẽ hỏi bạn lời khuyên về thời trang
Dù muốn hay không, bạn cũng sẽ trở thành người tư vấn thời trang cho cả nhóm
Dù muốn hay không, bạn cũng sẽ trở thành người tư vấn thời trang cho cả nhóm về mọi thứ, từ quần jeans đến đồ lót, mua gì tặng ai, mặc gì cho đám cưới người yêu cũ…
Thời trang trở thành ngôn ngữ thứ hai.
Những ngôn ngữ bạn thường sử dụng như “must-have”, “it buy” hay “to die for”… để nói về thời trang trở thành điều đương nhiên khi bạn làm việc tại một tạp chí hoặc marketing cho thời trang và thật khó để quên rằng mọi người ở thế giới bên ngoài sẽ không biết ý của bạn là gì và hoàn toàn ngơ ngác.
Bạn không cần phải mặc quần áo hàng hiệu từ đầu đến chân
Thay vào đó, họ ưu tiên những bộ quần áo thời trang tiện ích, phối hợp tốt cho công việc.
Trong thực tế, hầu như không ai làm vậy cả, điều đó chỉ dành cho những người siêu giàu hay đại gia, còn những người trong ngành thời trang, họ chỉ dát hàng hiệu từ đầu đến chân khi tham dự hàng ghế đầu của một sự kiện hoặc đang là khách hàng cao cấp quảng cáo cho một thương hiệu. Thay vào đó, họ ưu tiên những bộ quần áo thời trang tiện ích, dễ áp dụng và phối hợp tốt cho công việc. Thường là nó sẽ pha trộn giữa đường phố, cao cấp và cổ điển và trang điểm nhẹ nhàng.
Loạt biến động của làng thời trang thế giới năm 2020
Giới mộ điệu năm nay chứng kiến sự ra đi của nhà sáng lập thương hiệu Kenzo hay hãng Balenciaga nhiều lần bị tố ăn cắp ý tưởng.
Theo đánh giá của các tạp chí thời trang, 2020 là năm khó khăn với nhiều thay đổi và mất mát, trong đó có sự ra đi của nhà sáng lập thương hiệu Kenzo do mắc Covid-19 cũng như câu chuyện Victoria's Secret bán cổ phần công ty.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến ngành thời trang
Sự bùng phát dịch Covid-19 không chỉ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu mà còn "tàn phá" ngành công nghiệp thời trang khi hàng loạt thương hiệu xa xỉ không thể quảng bá sản phẩm hiệu quả như thường lệ.
Kể từ tháng 1, các thương hiệu Louis Vuitton, Burberry và Chanel... đều buộc phải thay đổi kế hoạch. Cụ thể, nhãn hàng Pháp hủy bỏ buổi trình diễn BST Xuân - Hè 2020 tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 1, trong khi Burberry tạm hoãn show trình diễn BST Thu - Đông 2020 ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Theo nghiên cứu của Bain & Company, 35% các giao dịch mua hàng xa xỉ (thời trang, đồng hồ và trang sức) vào năm 2019 được thực hiện tại Trung Quốc hoặc bởi các công dân Trung Quốc đi du lịch nước ngoài.
Ngành công nghiệp thời trang xa xỉ toàn cầu vốn phụ thuộc nhiều vào sức mạnh sản xuất và tiêu thụ khổng lồ của Trung Quốc. Nhiều báo cáo chỉ ra việc đất nước này cũng là nơi cung cấp hơn một nửa số sản xuất dệt may trên thế giới. Tuy nhiên, mọi thứ đã chậm lại trước tình hình virus lây lan rộng.
Thậm chí, việc hoãn các show trình diễn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng thời trang.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến ngành thời trang năm 2020. Ảnh: ELLE.
Beth Cross - CEO của thương hiệu giày Ariat - thừa nhận Trung Quốc là đối tác sản xuất chính của công ty. Người này cho biết mọi thứ trở nên hỗn loạn khi một số nhân sự về Trung Quốc và không biết bao giờ quay lại. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy mà công ty hợp tác cũng đóng cửa, không có dấu hiệu mở trở lại.
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, không ít nhãn hàng quốc tế tạm ngừng hoạt động buôn bán tại cửa hàng và bắt đầu tập trung hơn về mảng kinh doanh online. Họ bắt đầu hướng đến những bộ ảnh thời trang, chụp nhiều sản phẩm hơn giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn khi đăng tải trên mạng xã hội.
Tại trang bán hàng trực tuyến, các nhà mốt như Lemaire, Proenza Schouler, Sacai, AMI... chia sẻ thông báo ngay khi người dùng truy cập. Cụ thể, họ miễn phí tiền vận chuyển cho khách. Người mua hàng chỉ việc chọn sản phẩm, nhân viên sẽ tự động chuyển đến tận nhà, giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn sức khoẻ trong mùa dịch.
Nhiều thương hiệu tổ chức show diễn trực tuyến trong thời điểm giãn cách xã hội. Ảnh: Mirror .
Nhà sáng lập Kenzo qua đời do mắc Covid-19
Theo thông tin từ AFP , nhà sáng lập thương hiệu Kenzo - Kenzo Takada - qua đời tại Paris (Pháp) ở tuổi 81 vào ngày 4/10. Người đại diện của nhà mốt tiết lộ ông đã mắc Covid-19.
Trang The Nationa l cho hay việc Kenzo Takada qua đời được thông báo chỉ vài giờ sau khi show diễn Xuân - Hè 2021 của thương hiệu tại Tuần lễ thời trang Paris kết thúc.
Kenzo Takada là nhà thiết kế thời trang người Pháp gốc Nhật Bản. Năm 1971, ông trình làng bộ sưu tập đầu tiên của thương hiệu tại New York (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản).
Một năm sau, ông đoạt giải thưởng từ Hiệp hội biên tập viên thời trang Nhật Bản. Tiếp nối các thành công, nhà sáng lập quá cố mở cửa hàng trưng bày sản phẩm ở Place des Victoires (Pháp) vào năm 1976.
Năm 1993, Takada bán Kenzo cho tập đoàn LVMH. Tới năm 1999, ông từ giã sự nghiệp thiết kế thời trang để tập trung sáng tạo nghệ thuật.
Nhà thiết kế Kenzo Takada để lại nhiều di sản cho ngành thời trang thế giới. Ảnh: Independent .
Tổng biên tập Vogue Trung Quốc rời vị trí sau 16 năm
Ngày 20/11, Business of Fashion đưa tin một lá thư từ Angelica Cheung được chuyển đến cấp lãnh đạo của Condé Nast để thông báo về việc rời khỏi tạp chí Vogue sau nhiều năm đảm nhiệm vị trí tổng biên tập.
Tin tức này nhanh chóng trở thành đề tài bàn tán trên mạng xã hội. Nhiều người nhận định việc bà Angelica rời đi báo hiệu một kỷ nguyên mới cho ngành thời trang ở Trung Quốc.
Tài khoản @Lelixhanie1 bày tỏ: "Tôi không thể tin bà ấy rời đi. Liệu có phải do tình hình năm nay quá khó khăn? Tập đoàn Condé Nast đã từ chối đơn nghỉ việc của bà ấy một lần rồi nhưng bây giờ có lẽ là thật".
Hiện tai, chưa có ứng viên nào thích hợp để thay thế vị trí của bà. Bởi sự thành công với công việc báo chí từ đầu những năm 1990 khiến Angelica nhanh chóng trở thành người có sức ảnh hưởng lớn, giúp thời trang ở đất nước tỷ dân phát triển toàn diện.
Từ lâu, bà được ví như "người phụ nữ quyền lực" nhất làng thời trang Trung Quốc. Trước khi đảm nhận vị trí tổng biên tập Vogue Trung Quốc, bà đã mạnh dạn phát biểu với tập đoàn Condé Nast: "Tờ tạp chí này sẽ nhanh chóng bước lên vị trí danh giá, không thua kém bất cứ ai".
Chân dung bà Angelica Cheung. Ảnh: Vogue .
Victoria's Secret bán cổ phần công ty
Theo trang The Business of Fashion , công ty L Brands chia sẻ thông tin về việc kinh doanh của Victoria's Secret tại thị trường Anh vào ngày 15/9. Công ty bán lẻ Next Plc quyết định chi số tiền lớn mua lại cổ phần của nhãn hàng nội y và chịu trách nhiệm vận hành, quyết định các chiến lược tăng trưởng doanh thu ở Anh, Ireland.
Công ty sẽ thụ hưởng 51% doanh số từ các hoạt động kinh doanh, riêng Victoria's Secret sẽ sở hữu số còn lại. Quyền quyết định trong việc sản xuất cũng thuộc về Next Plc.
Trước đó, theo như tờ BBC , Victoria's Secret mất khả năng thanh toán các khoản nợ và rơi vào tình trạng để bên thứ 3 giám sát tình hình kinh doanh ở thị trường Anh.
Vào tháng 5, thương hiệu nội y công bố kế hoạch đóng cửa 250 cửa hàng ở Mỹ và Canada. Nhãn hàng hiện có 849 cửa hàng ở khu vực Bắc Mỹ, phần lớn đều phải tạm ngừng hoạt động từ tháng 3 do dịch Covid-19.
Nhãn hàng nội y đóng cửa 250 cửa hàng ở Mỹ và Canada trong năm 2020. Ảnh: Victoria's Secret .
Balenciaga bị tố ăn cắp ý tưởng
Năm 2020, Balenciaga nhiều lần vướng nhiều nghi án đạo nhái. Cụ thể, nhãn hàng từng bị một du học sinh Việt tố ăn cắp ý tưởng. Theo đó, Trà My đăng tải bài viết thể hiện sự bất bình khi nhìn thấy tác phẩm thực hiện cho khóa thạc sĩ của mình từ năm 2019 được thay đổi và xuất hiện trên trang cá nhân của hãng.
Theo tờ Hypebae , Balenciaga từng yêu cầu Trà My gửi hồ sơ và các tác phẩm cho vị trí thực tập sinh sau khi đến tham dự buổi triển lãm ở Đại học Mỹ thuật cô theo học tại Berlin, Đức.
Ngày 28/7, thương hiệu phủ nhận thông tin: "Bức hình chúng tôi đăng tải ngày 21/7 không dựa trên tác phẩm của bất kỳ nghệ sĩ nào. Nó được lấy cảm hứng từ những người bán hàng rong bày hàng hóa của họ".
Tiếp theo đó, Balenciaga công bố 2 tấm hình cho thấy nguồn cảm hứng và những khoảnh khắc nhiếp ảnh gia của thương hiệu chụp.
Hình ảnh của Balenciaga (bên phải) có nhiều điểm giống tác phẩm của Trà My thực hiện năm 2019. Ảnh: @balenciaga , @tra.my1 .
Vào tháng 9, Vetements đăng tải bài viết tố Balenciaga ăn cắp ý tưởng sáng tạo trong bộ sưu tập năm 2019. Cụ thể, nhãn hàng streetwear chia sẻ hình ảnh trên Instagram mẫu áo đen đơn giản và đính kèm tên của Demna Gvasalia - giám đốc sáng tạo của thương hiệu Tây Ban Nha.
2 thiết kế có điểm chung chính là phần thông tin được thêu trên ngực áo viết tên của dòng sản phẩm, người sản xuất và tông màu đen đơn giản. Điểm đáng nói trong câu chuyện này đến từ việc Demna từng là người sáng lập Vetements năm 2014. Chiếc áo thương hiệu Pháp cho rằng Balenciaga đạo nhái lại là sản phẩm được anh làm trước khi tuyên bố từ chức.
Thổ cẩm thăng hoa trong Fashion show 'Hương rừng sắc núi' Trưa ngày 27.11, tại rừng thông Xã Nâm N'Jang, Huyện Đắk Song, Tỉnh Đắk Nông đã diễn ra fashion show Thổ cẩm có chủ đề Hương rừng sắc núi, nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần II năm 2020 diễn ra tại tỉnh Đắk Nông. Buổi trình diễn thời trang Thổ cẩm trong...