Công việc thuộc hàng khó nhất Việt Nam
Cuối cùng thì mọi giận dữ của xã hội cũng phải có nơi hứng chịu và đó chính là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Có người cho rằng, ở nước ta, có rất nhiều công việc gian khổ, vất vả, gian lao song không phải là khó khăn nhất Việt Nam.
Theo họ, công việc khó nhất Việt Nam là làm lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó có thể là Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Giao thông,…
Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chuyên môn một số lượng nhân sự khổng lồ, lên đến hơn 20 triệu người bao gồm học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên phục vụ.
Không có bất kỳ ngành nào tại Việt Nam phải quản lý số người đông như vậy.
Nhưng cũng không có bất kỳ ngành nào tại Việt Nam mà quyền quản lý lại bị chia manh mún như giáo dục.
Phần lớn ngân sách nhà nước chi cho giáo dục do chính quyền địa phương nắm giữ.
Tuyển chọn, điều động, bổ nhiệm, viên chức giáo dục cấp mầm non và phổ thông do ngành Nội vụ địa phương quản lý.
Xây một cây cầu nhỏ tại cấp huyện cũng mất hàng trăm tỷ. Thế nhưng xây một “cây cầu” tri thức cho đất nước mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất với số tiền tương tự thì luôn bị dư luận “ném đá” tơi bời.
Mỗi người tự thử dành một phút tĩnh tâm chia sẻ những ví dụ như sau:
Mỗi nhà nuôi dạy một, hai con còn vất vả bộn bề.
Dạy trẻ tiểu học đòi hỏi thầy cô phải đặc biệt kiên nhẫn, tận tâm
Một cô giáo hàng ngày, hàng tháng, hàng năm phải trông vài chục cháu, chăm bẵm, cơm nước, vệ sinh… thì cơ cực đến đâu?.
Ấy vậy mà họ lại không được cáu bẳn, không được “véo tai, vụt mông”, không đợc mắng mỏ… như các bậc bố mẹ.
Họ phải kiêu hãnh nín nhịn và nếu có bất cứ sự thiếu kiềm chế nào cũng có thể dẫn tới mất nghiệp.
Mặc dù những giáo viên ấy cũng là người thường trong xã hội. Do đó, hãy cảm thông hơn với họ.
Tiếp nữa, đào tạo nhà giáo được chia cho ba nơi là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, chính quyền địa phương cùng thực hiện.
Thế nhưng mọi biểu hiện lệch lạc của học sinh (đánh nhau, nói bậy, dính đến tệ nạn xã hội,…) đều đổ lên đầu ngành giáo dục mà trước hết là nhà giáo và cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học.
Trong khi đó có phần trách nhiệm của chính quyền, của gia đình và của toàn xã hội.
Bổ nhiệm Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại các địa phương thì chưa có cơ chế hiệp y với Bộ; đề bạt lãnh đạo phòng giáo dục tại cấp quận huyện thì cũng chẳng mấy nơi hiệp y với Sở.
Thêm nữa, Phòng không được bổ nhiệm các Hiệu trưởng; các hiệu trưởng thì không được tuyển dụng giáo viên.
Câu chuyện nhân sự này do ngành nội vu “thu vén” trình cấp ủy, chính quyền địa phương.
Video đang HOT
Vậy nhưng con người của ngành giáo dục có vấn đề gì thì lãnh đạo ngành “giơ đầu chịu báng”.
Công bằng ở đâu trong chuyện này cho ngành giáo dục khi tiền không được chi, người không được chọn?.
Ấy vậy mà cuối cùng thì cứ có chuyện gì, mọi giận dữ của xã hội cũng phải có nơi hứng chịu và đó chính là lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều này thể hiện qua các kỳ Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm một số chức danh lãnh đạo cấp cao trong đó có các thành viên Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước.
Người đứng đầu một số ngành như Giáo dục, Y tế, Giao thông thường nhận được số phiếu tín nhiệm cao ít hơn các ngành khác và số phiếu tín nhiệm thấp nhiều hơn các ngành khác.
Chẳng hạn năm 2015, số phiếu tín nhiệm cao đối với Bộ trưởng ba bộ Giáo dục, Y tế, Giao thông này lần lượt là 17,27%; 21,69% và 37,35%; Năm 2018 tỷ lệ này lần lượt là: 28,87%; 46,19% và 29,28%.
Trong số mấy chục bộ và cơ quan ngang bộ, Giáo dục và Y tế là hai bộ liên quan trực tiếp đến gần trăm triệu người Việt.
Tuy nhiên, xét về độ “phủ sóng” thì Y tế còn kém Giáo dục vài bậc bởi chưa thấy truyền thông nói đến “Y tế cắm bản” nhưng với Giáo dục, đó chính xác là “chuyện hàng ngày ở huyện”.
Liệu có bất công khi nhìn vào tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao mà các đại biểu Quốc hội dành cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Trả lời câu hỏi này không thể dựa vào cảm tính.
Gần đây, hàng loạt dự án nghìn tỷ bị thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả có nguy cơ phá sản hoặc biến thành sắt vụn thuộc ngành Công thương được công bố công khai.
Với ngành Giao thông dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi có 36 bị cáo bị truy tố.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong một lần kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 trong trường học
“Với hàng loạt sai phạm lên tới ngàn tỉ vừa được Kiểm toán chỉ ra, các dự án BOT chẳng khác nào đứa con “phá gia chi tử”. Ấy thế nhưng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vẫn đề nghị tăng giá, hoặc Nhà nước phải bù lỗ để “cứu” các dự án BOT”… [1]
Có một ngành có tới hai Bộ trưởng bị bỏ tù, có nơi hàng loạt tướng lĩnh bị kỷ luật hoặc bị xử tù nhưng tỷ lệ phiếu tín nhiệm cao dành cho lãnh đạo các ngành này lại không như Giáo dục.
Gần đây, báo Giaoducthoidai.vn có đăng tải nội dung:
“Chúng ta cứ luôn hô hào, giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng đầu tư cho người thầy lại khá chi ly.
Hàng chục năm về trước, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lúc đó là thầy Nguyễn Thiện Nhân đã cố gắng đấu tranh để giáo viên sống được bằng lương. 10 năm trôi qua, lương nhà giáo vẫn chưa được cải thiện nhiều thì nay lại đứng trước nguy cơ bị tụt giảm”. [3]
Bài báo kết luận:
“Lương không tăng mà sẽ bị thụt giảm (do cắt thâm niên) thì e rằng nhiều giáo viên sẽ không còn toàn tâm cho sự nghiệp giáo dục.
Ngành giáo dục rất cố gắng tham mưu cho Chính phủ và đã ban hành một loạt các thông tư tái cơ cấu mức lương cho giáo viên theo hướng tốt nhất.
Mọi nỗ lực đảm bảo quyền lợi cho nhà giáo được lãnh đạo ngành hết tâm hết sức nhưng nếu các ngành các cấp có liên quan không cùng vào cuộc sớm thì mọi nỗ lực trên lại bế tắc.”.
Những gì viết trên mặt báo cho thấy với chuyện lương nhà giáo, ngành Giáo dục đã không còn cách nào khác, đã cố gắng lắm rồi nhưng lực bất tòng tâm nên chỉ còn biết “mong các ngành các cấp có liên quan cũng sớm vào cuộc, bù đắp cho cô thầy”!
“Ngành giáo dục đã rất cố gắng” nghĩa là Bộ trưởng, các Thứ trưởng, chuyên viên Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã cố gắng lắm rồi nhưng chuyện “bù đắp cho cô thầy” vẫn đang nằm ngoài khả năng của ngành Giáo dục.
Từ đây, liệu có thể đưa ra nhận định, bất kỳ ai làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – kể từ thời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đến nay rồi cũng phải kêu cứu các ngành, các cấp có liên quan để có thể giúp cho nhà giáo sống được bằng lương.
Tuyển sinh, vấn đề nóng bỏng hàng năm
Nhà giáo, nói một cách chính xác cũng là người làm công ăn lương, khi người lao động không sống được bằng lương thì sẽ phải làm thêm các công việc “tay trái” khác để có thể nuôi sống bản thân và gia đình, cũng đồng thời để tiếp tục gắn bó với nghề.
Dân chúng ngày nay có câu: “Cơm áo không đùa với nghề giáo”.
Chiếc cầu mà đoàn tàu giáo dục đang chạy được căng bởi hai sợi dây, một bên là các nhà giáo hàng ngày phải tự nghiêm khắc với bản thân mình, tự chăm lo cuộc sống như bao người bình thường khác.
Và rồi phải tự trau dồi gánh nặng chứng chỉ, văn bằng, nêu gương về đòi hỏi sự tận tâm trong giáo dục và gương mẫu trong lối sống trong khi đồng lương chỉ tương đương với người giúp việc gia đình (cỡ 5-6 triệu đồng/tháng).
Sợi dây thứ hai là chính sách do “các ngành các cấp có liên quan” căng kéo.
Một sợi căng, một sợi dão, vậy lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo ngồi trên đầu máy liệu có thể vững tin tăng tốc?
Nhà giáo kêu cứu, Quốc hội phê phán, dư luận hiểu lầm và kết quả là bỏ nhiều phiếu tín nhiệm thấp cho Bộ trưởng.
Trên là đe, dưới là gai, chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo liệu có dễ ngồi?
Trong hoàn cảnh đó đòi hỏi chất lượng giảng dạy phải thật cao liệu có hợp lý?
Với thực trạng hiện nay, làm lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đòi hỏi sự dũng cảm.
Trước hết là nên hỏi công khai phần ngân sách dành cho giáo dục có phải “ít nhất là 20% chi ngân sách” như tinh thần Nghị quyết 29 hay không?
Nếu Nhà nước còn khó khăn, nếu còn đặt hàng giáo dục theo kiểu “liệu cơm gắp mắm”, và quá kỳ vọng vào “niềm đam mê nghề nghiệp” hay những lời có cánh mà quên đi thực tế nhà giáo cũng là con người, cũng cần phải sống.
Vấn đề là làm cái gì?
Toàn dân đến tuổi là phải đọc thông viết thạo, biết làm cách phép tính thông thường, đó là bậc tiểu học – bậc học bắt buộc theo Luật Giáo dục.
Tiếp đó cần đủ lượng kiến thức để có thể học nghề, đó là bậc trung học cơ sở, bậc học phổ cập.
Hãy đề nghị Quốc hội tập trung phần lớn ngân sách cho hai bậc học này và bậc mầm non.
Với giáo dục trung học phổ thông và đại học thì ngoài việc được nhà nước hỗ trợ tích cực về cơ chế hãy nên xã hội hóa tối đa có thể.
Và còn nhiều việc nữa…nhưng trước tiên mong các ngành, các cấp hay chia sẻ với ngành giáo dục, với người trong ngành giáo dục.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/du-an-bot-da-sai-pham-ngan-ti-lai-ngua-tay-xin-tang-gia-807019.ldo
[2] https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/ba-bai-viet-mot-tam-nhin-chien-luoc-615147/
[3]https://giaoducthoidai.vn/suy-ngam/com-ao-khong-dua-voi-nha-giao-0NZSbx8Mg.html
Bức tranh chung về yêu cầu chứng chỉ với giáo viên
Các giáo viên, cán bộ quản lý cho rằng, nếu nói về số lượng chứng chỉ thì hiện nay với giáo viên cũng không phải nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng là việc học để lấy chứng chỉ cần thực chất, thiết thực.
Ảnh minh họa/internet
Vướng nhất là chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đã được tháo gỡ
Theo ông Trần Tuấn Khanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang, trước đây, khi tuyển dụng mới hoặc xét thăng hạng, vướng nhất với giáo viên là cần có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Tuy nhiên, khó khăn này đã được Bộ GD&ĐT tháo gỡ trong các Thông tư số 01, 02, 03, 03 về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập.
Cụ thể, các Thông tư trên đã bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ 2 và chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Đưa quy định về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với từng hạng chức danh nghề nghiệp.
Như vậy, khi giữ hạng và thăng hạng, hiện giáo viên chỉ cần duy nhất chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Theo quy định mới, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định ở cả hạng thấp nhất để bảo đảm tuân thủ quy định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thống nhất với quy định đối với công chức (có chứng chỉ: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp).
Cụ thể, với giáo viên mầm non, tiểu học có các chứng chỉ hạng III, II, I. Trong đó, chứng chỉ hạng III áp dụng đối với: giáo viên tuyển dụng mới sau ngày 20/3/2021; giáo viên hạng III cũ nay được bổ nhiệm hạng III mới. Giáo viên THCS và THPT có các chứng chỉ hạng III, II, I. Trong đó, chứng chỉ hạng III áp dụng đối với GV tuyển dụng mới sau ngày 20/3/2021.
"Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chỉ cần khi giáo viên giữ hoặc nâng hạng. Nếu không có nhu cầu nâng hạng thì thầy cô chỉ cần học một lần duy nhất để lấy chứng chỉ này. Ngoài ra, hằng năm giáo viên còn được cấp chứng chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên.
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho đối tượng muốn làm giáo viên nhưng không tốt nghiệp các trường sư phạm tôi nghĩ không tính vào đây, vì đó là yêu cầu chứng chỉ trước khi đối tượng trở thành giáo viên". - Ông Trần Tuấn Khanh chia sẻ.
2 chứng chỉ quan trọng
Ông Lê Xuân Hòa, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên cho biết: Theo quy định tại Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên, giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phải tham gia bồi dưỡng thường xuyên và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng. Với giáo viên, Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT quy định rõ 3 nội dung bồi dưỡng thường xuyên. Thời gian bồi dưỡng mỗi nội dung khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học).
Cụ thể, chương trình bồi dưỡng 1: Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của giáo dục phổ thông. Với chương trình này, Bộ GD&ĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục phổ thông.
Chương trình bồi dưỡng 2: Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương. Với chương trình này, Sở GD&ĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục phổ thông của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
Chương trình bồi dưỡng 3: Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm. Với chương trình này, giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.
Với cán bộ quản lý giáo dục, Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT quy định rõ 3 nội dung bồi dưỡng thường xuyên. Thời gian bồi dưỡng mỗi nội dung cũng khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học).
Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo đúng quy định thì được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
Ngoài chứng chỉ trên, cán bộ quản lý giáo dục khi được bổ nhiệm thì phải bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
Ông Lê Xuân Hòa thông tin thêm: Với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trước đây có yêu cầu, nay không quy định trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng tại các Thông tư 01, 02, 03, 04 của Bộ GD&ĐT.
Riêng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.
Tái bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng, hiệu phó: Hàng chục cán bộ quản lý bị... quên Trong số 67 cán bộ quản lý (CBQL) trường học bị "quên" bổ nhiệm lại ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), có người quá thời hạn hơn chục năm, có người kéo dài so với nhiệm kỳ 3 - 4 năm. Ngày hội "Mừng vui 8/3 - Giao lưu mẹ và bé" do Trường Mầm non Ninh Hưng tổ chức. "Tại anh,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng ở Sơn La

Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ
Có thể bạn quan tâm

'Bạn trai' Mỹ Tâm khoe body săn chắc, NSND Mỹ Uyên trẻ đẹp tuổi U50
Sao việt
23:57:41 22/02/2025
Trung Tâm Chăm Sóc Chấn Thương: Phim y khoa Hàn Quốc một lần nữa thắng lớn!
Phim châu á
23:50:58 22/02/2025
Đây là Lan Ngọc hay Bạch Lộc?
Hậu trường phim
23:42:16 22/02/2025
G-Dragon phát hành teaser MV mới gây phấn khích
Nhạc quốc tế
23:35:35 22/02/2025
Tân Sơn Nhất chật kín fan vì cặp đôi bách hợp hot nhất Thái Lan, nhìn đến nhan sắc mà "sốc visual"!
Sao châu á
23:29:46 22/02/2025
Hồ Quang Hiếu tiết lộ cuộc sống sau khi lấy vợ, có con
Tv show
22:47:26 22/02/2025
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?
Netizen
22:23:09 22/02/2025
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza
Thế giới
22:14:27 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025