Công ty xử lý chất thải nguy hại ở Đồng Nai bơm trộm nước bẩn ra môi trường
Công ty TNHH Cù Lao Xanh đã dùng máy bơm để bơm nước thải đặc quánh bùn thải từ hồ chứa thải nguy hại chưa qua xử lý xả ra khu vực ruộng đất rộng hàng ngàn m3 quanh nhà máy…
Sau nhiều ngày theo dõi, PV VOV đã phát hiện Công ty TNHH Cù Lao Xanh-chủ đầu tư nhà máy xử lý chất thải nguy hại tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) bơm trộm nước thải ô nhiễm ra môi trường. Theo ghi nhận của PV, hằng ngày có hàng ngàn m3 nước thải đen ngòm, hôi thối chưa qua xử lý được bơm trực tiếp ra môi trường, ruộng lúa của người dân.
Tổng quan nhìn từ trên cao nhà máy xử lý chất thải của Công ty TNHH Cù Lao Xanh.
Bơm trộm nước thải ô nhiễm ra môi trường
Nhận được tin báo của người dân, liên tiếp trong các ngày 30 và 31/12, PV VOV đã đi theo đường tắt, lội bộ hơn 1km qua nhiều nương rẫy mới vào khu vực phía sau của Công ty TNHH Cù Lao Xanh (tọa lạc tại Ấp 7, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai).
Tại hiện trường ngay dưới chân núi Le, đập vào mắt chúng tôi là cả núi rác thải cao sừng sững, rộng hàng ngàn mét vuông của Công ty TNHH Cù Lao Xanh bốc mùi hôi thối nồng nặc. Người đứng xa trong vòng bán kính hơn 3km vẫn bị mùi chất thải “tấn công” gây khó chịu.
Những núi rác cao sừng sững hàng ngàn m3 nằm phía dưới chân núi Le đang gây ô nhiễm.
Tại khu liên hợp xử lý chất thải của công ty này có tổng cộng 7 hồ chứa nước màu đen, đặc quánh, nằm lộ thiên rộng hàng chục ngàn m2, bốc mùi thối nồng nặc. Trong số 7 hồ chứa nước thải đen đặc chảy ra từ rác này có nhiều hồ chủ đầu tư không lót bạt dưới đáy hồ, nước thải có thể thấm sâu xuống lòng đất, gây ô nhiễm mạch nước ngầm.
Nằm kế bên hồ chứa nước thải số 1 đặc quánh bùn thải, xà bần là nhiều hố xử lý chất thải (như những hố ga-PV) nằm cạnh khu tiếp nhận, phân loại rác thải tập trung.
Video đang HOT
Điều đặc biệt nguy hiểm trong “quy trình xử lý rác” được chúng tôi ghi nhận tại đây là Công ty TNHH Cù Lao Xanh đã dùng máy bơm để bơm nước thải đặc quánh bùn thải từ hồ chứa thải chưa qua xử lý, xả ra khu vực ruộng đất rộng hàng ngàn m3 quanh nhà máy. Nước thải ô nhiễm chảy tràn lan trên mặt đất, chảy xuống phía dưới khu vực vườn tược của người dân đang sinh sống.
Mỗi ngày có hàng ngàn m3 nước ô nhiễm được bơm xả trực tiếp ra môi trường.
Theo quan sát, chỉ cần một trận mưa đủ lớn, nguồn nước thải ô nhiễm chảy lênh láng trên mặt đất này sẽ từ trên cao đổ ập vào 2 hồ nước nằm ở phía dưới, chỉ cách khoảng 2 km là hồ Núi Le và hồ Da Ui.
Hồ Núi Le cung cấp nguồn nước cho nhà máy nước Xuân Lộc, phục vụ nước sinh hoạt của hàng vạn dân ở thị Trấn Gia Ray; còn hồ nước Da Ui cung cấp nước cho người dân 3 xã trên địa bàn là Xuân Tâm, Xuân Hưng và Xuân Hòa.
Chị Hoàng Thị Hội (ấp 7, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc), cho biết tình trạng mùi hôi thối nồng nặc và nước thải ô nhiễm chảy từ khu xử lý chất thải của Công ty TNHH Cù Lao Xanh xuống phía dưới làm vườn tược, giếng nước của gia đình chị nhiều năm nay bị ô nhiễm không thể sử dụng.
Công nhân dùng máy bơm trực tiếp từ hồ chứa xả ra môi trường.
“Nhiều năm nay gia đình tôi và một số hộ dân quanh vùng lâm cảnh cùng đường, đi không được, ở cũng không xong với thực trạng ô nhiễm từ nhà máy xử lý chất thải của Công ty TNHH Cù Lao Xanh. Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng không được giải quyết”, chị Hội bức xúc.
Giám đốc công ty nói gì?
Khoảng 16 giờ 30 ngày 30/12, chúng tôi men theo lối mòn vào tận bãi đất trống nằm giáp ranh với khu xử lý chất thải của Công ty TNHH Cù Lao Xanh. Tại đây chúng tôi đã bắt gặp 2 công nhân (1 nam, 1 nữ) của công ty này đang cầm vòi máy bơm loại công suất lớn, xả nước thải ô nhiễm từ hồ chứa nước ra môi trường.
Trả lời câu hỏi tại sao lại bơm trực tiếp nguồn nước ô nhiễm từ hồ chứa ra môi trường, người đàn ông mặc áo sau lưng đề dòng chữ “Công ty TNHH Cù Lao Xanh” nói: “Đây là lệnh của cấp trên, không làm thì chúng tôi bị đuổi việc”.
Nguồn nước giếng của gia đình chị Hoàng Thị Hội (ấp 7, xã Xuân Tâm) bị ô nhiễm nặng không thể sử dụng do nước thải ô nhiễm từ nhà máy xử lý rác rỉ vào giếng.
Tuy nhiên, chiều 31/12, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Lân, Giám đốc Công ty TNHH Cù Lao Xanh lại cho rằng, ông chưa biết được vụ việc công nhân của công ty trực tiếp bơm nước thải ô nhiễm từ hồ chứa nước thải ra môi trường.
“Vấn đề hôi thối thì có. Tôi thừa nhận. Nhưng việc công nhân của công ty bơm nước thải ô nhiễm trong hồ chứa xả trực tiếp ra môi trường thì tôi chưa nắm được và tôi cũng không chỉ đạo công nhân làm vậy. Tôi sẽ cho kiểm tra lại”, ông Lân nói.
Ông Phạm Thanh Tùng, Trưởng công an xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) cho biết đơn vị này đã nhiều lần nhận được phản ánh của người dân về việc khu xử lý chất thải của Công ty TNHH Cù Lao Xanh bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Hiện các cơ quan chức năng liên quan đang tìm hiểu, giải quyết vấn đề này.
Còn việc Công ty TNHH Cù Lao Xanh bơm nước ô nhiễm từ hồ thải ra môi trường thì ông Tùng nói chưa nắm được, sẽ kiểm tra lại.
Việc Công ty TNHH Cù Lao Xanh bơm nước thải ô nhiễm từ khu vực hồ chứa nước thải xả trực tiếp ra môi trường là một thực tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đời sống của người dân địa phương. Rất cần sự vào cuộc kiểm tra của các cơ quan chức năng liên quan tỉnh Đồng Nai, nhằm chấn chỉnh nghiêm việc chấp hành pháp luật về môi trường của công ty này.
VOV sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin cụ thể về vụ việc./.
Đồng Nai: Trồng thanh long ruột đỏ, những ông nông dân trúng "vận đỏ"
Nhiều năm qua, nông dân một số xã trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, đã giàu lên nhờ đầu tư vào cây thanh long ruột đỏ. Do thấy hiệu quả kinh tế từ thanh long ruột đỏ, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng và bước đầu khá thành công.
Ông Thái Văn Nam (xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc) cho biết, gia đình ông trước đây sống dựa vào cây điều. Thời điểm này, giá điều rất bấp bênh. Năm 2010, sau khi tìm hiểu cách canh tác, ông Nam quyết định chặt bỏ toàn bộ 5 sào điều để trồng 500 trụ thanh long ruột đỏ. 3 năm sau, 500 trụ bắt đầu cho thu hoạch và... trúng lớn.
Từ 5 sào ban đầu, hiện vườn thanh long của ông Nam đã tăng lên 10ha. Theo ông Nam, thanh long ruột đỏ không quá khó chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế lại cao và cho thu hoạch quanh năm.
Nông dân ở Xuân Lộc chăm sóc vườn thanh long ruột đỏ. Ảnh: N.M
"Mấy năm trở lại đây, giá thanh long ruột đỏ giảm dần vì có nhiều người trồng hơn. Tuy nhiên, so với nhiều loại cây khác, với nguồn thu xấp xỉ 1 tỷ đồng/ha/năm, thanh long ruột đỏ vẫn là loại cây đem lại thu nhập cao cho nông dân. Ngoài ra, 10ha thanh long còn giúp giải quyết việc làm thường xuyên, ổn định cho 10 lao động tại địa phương với thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng" - ông Nam chia sẻ.
Ông Bùi Đình Anh - người tiên phong đưa cây thanh long ruột đỏ về Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) cho hay, giống thanh long này rất hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở Xuân Phú, kết hợp với cây giống tốt, kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác bài bản, nên cây thanh long nhanh ruột đỏ nhanh chóng cho kết quả khả tốt.
Còn ông Hoàng Minh Hưng - đang sở hữu diện tích thanh long ruột đỏ khá lớn tại Xuân Lộc, chia sẻ hiện nay với năng suất bình quân từ 40 - 50 tấn/ha, gia đình ông thu được lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng, cao gấp hàng chục lần so với trồng điều trước kia.
"Chi phí đầu tư cho 1ha thanh long trồng mới khoảng 500 triệu đồng, sau 18 tháng sẽ cho thu hoạch. Năng suất đạt mức 30 tấn/ha/năm, với giá bán trung bình khoảng 17.000-22.000 đồng/kg, người trồng cần khoảng 2 năm để thu hồi vốn" - ông Hưng nói thêm.
Các địa phương có nhiều diện tích thanh long ruột đỏ như Xuân Phú, Xuân Hưng đang cố gắng bố trí quỹ đất hợp lý, đồng thời thường xuyên tập huấn về thanh long để giúp bà con nông dân lựa chọn hướng đi phù hợp.
Đồng Nai: Nông dân thu tiền tỷ vì để du khách vào vườn tha hồ hái bưởi, chôm chôm Đồng Nai được biết đến là vùng đất trù phú với nhiều loại trái cây nổi tiếng. Nhiều nông dân trong vùng đã giàu lên nhờ biết cách tạo dựng tên tuổi của trái cây đặc sản. Đổi mới cách làm ăn Theo người trồng chôm chôm tại TP.Long Khánh và huyện Xuân Lộc, chôm chôm phù hợp với thổ nhưỡng của địa...