Công ty WHA có kế hoạch đầu tư vào điện Mặt Trời và nước sạch ở Việt Nam
WHA Corporation (WHA), công ty hàng đầu trong lĩnh vực kho vận ( logistics) và các giải pháp tiện ích công nghiệp của Thái Lan, đang có kế hoạch mua một nhà máy điện Mặt Trời và một công ty kinh doanh nước sạch tại Việt Nam vào năm tới khi Chính phủ Thái Lan nới lỏng các hạn chế đi lại.
Tờ The Nation ngày 1/12 dẫn lời Giám đốc điều hành WHA Jareeporn Jarukornsakul cho biết hai thương vụ mua bán theo kế hoạch tại Việt Nam cùng với hoạt động kinh doanh nền tảng kỹ thuật số của WHA tại Thái Lan sẽ giúp công ty tạo ra doanh thu trong năm tới.
Bà Jareeporn nói công ty sẽ hoãn đầu tư vào đất cho các nhà máy và nhà kho trong năm nay do việc sử dụng đất không tăng và cho biết thêm rằng WHA sẽ công bố kế hoạch hoạt động vào đầu năm tới. Lợi nhuận của công ty năm nay thấp hơn năm 2019 vì các giao dịch đất đai ở Thái Lan và Việt Nam dự kiến sẽ giảm xuống 600-700 mẫu Thái (960.000-1,12 triệu m2) so với mục tiêu 900 mẫu Thái do các lệnh phong tỏa phòng chống COVID-19.
Theo bà Jareeporn, công ty đã cho thuê được 100.000m2 đất trong năm nay và hiện đang chờ xem liệu có thể cho thuê khoảng 200.000m2 đất trong năm nay hay không. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề đáng lo ngại vì công ty có thể đa dạng hóa rủi ro, đồng thời kỳ vọng thu được lợi nhuận từ việc bán các tài sản cho Quỹ tín thác đầu tư bất động sản tăng trưởng cao WHA và Quỹ tín thác đầu tư bất động sản thuê Hemraj với trị giá 4,6 tỷ baht (khoảng 152 triệu USD) trong năm nay.
Video đang HOT
Bà Jareeporn cho biết Goertek Precision Industry Vietnam (Goertek Vina) đã mua 253 mẫu Thái (404.800m2) tại Khu công nghiệp WHA 1 – Nghệ An và việc chuyển nhượng sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Bà Jareeporn nói thêm rằng công ty có kế hoạch phát triển khu công nghiệp này để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn.
Diễn đàn M&A Việt Nam 2020: Nhà đầu tư ẩn mình chờ thời
Theo các chuyên gia tại Diễn đàn M&A Việt Nam tổ chức ngày 24/11, thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) Việt Nam thời gian tới sẽ hồi phục mạnh mẽ do nhà đầu tư đang trong giai đoạn "ẩn mình" để chờ một số điều kiện và tiền đề cần thiết.
Triển vọng tích cực
Theo Báo cáo thị trường M&A Việt Nam 2019 - 2020, trong giai đoạn 6/2019 - 10/2020, các ngành chủ yếu thu hút thương vụ M&A là bất động sản, tài chính - ngân hàng, công nghiệp, bán lẻ, logistics, nông nghiệp, dược phẩm - y tế, xây dựng. Điểm sáng đáng chú ý trong thời gian qua là việc các tập đoàn kinh tế tư nhân của Việt Nam tiến hành tái cấu trúc, mở rộng hợp tác kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước. Hàng loạt thương vụ được thực hiện bởi các tập đoàn Việt Nam như: Masan, Vingroup, Vinamilk, Gelex, REE, Thaco, PAN Group... Tuy vậy, sự thiếu vắng các thương vụ đình đám khiến giá trị thị trường M&A Việt Nam năm 2020 đang giảm đáng kể so với năm trước. Theo dự báo của Diễn đàn M&A Việt Nam, năm nay thị trường M&A nội địa chỉ có thể đạt khoảng 3,5 tỷ USD.
Theo Tổng Biên tập báo Đầu tư Lê Trọng Minh - Trưởng ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2020, triển vọng của Việt Nam được đánh giá là rất tích cực, nhờ những nỗ lực cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hiệu quả kiểm soát dịch bệnh và khả năng tranh thủ thời cơ thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế đang dịch chuyển.
Dây chuyền sản xuất ghế ô tô tại nhà máy Thaco Chu Lai. Ảnh: Việt Dũng
Cùng chung nhận định trên, ông Đặng Xuân Minh - thành viên nhóm nghiên cứu Diễn đàn M&A dự báo, hoạt động M&A có thể tăng trở lại từ giữa năm 2021, khi kinh tế phục hồi và dòng vốn đầu tư toàn cầu dịch chuyển mạnh mẽ hơn. Quy mô thị trường có thể sớm trở lại mức 5 tỷ USD. Cũng theo ông Đặng Xuân Minh, Việt Nam đang nổi lên là một địa điểm được các tập đoàn DN ưu tiên lựa chọn để định vị lại chuỗi sản xuất của mình.
Khảo sát của Ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 ghi nhận, hiện rất nhiều tổ chức, cá nhân với tư cách là các nhà tư vấn, bên mua và bên bán đều đang trải qua thời gian khá bận rộn để đưa các thương vụ đến điểm chốt, bất chấp những bất tiện nhất định về giao tiếp và gặp gỡ. Vì vậy, một sự trỗi dậy về quy mô và giá trị thương vụ M&A tại thị trường Việt Nam dường như đang được rất nhiều người chờ đón trong thời gian tới, chỉ còn chờ một số điều kiện và tiền đề cần thiết.
Sự trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới
Cũng tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2020, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương nhận định, hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục từ giữa năm 2021 nhờ nhiều chính sách quan trọng của Chính phủ. Trong năm 2020, Bộ KH&ĐT đã chủ trì soạn thảo và trình Chính phủ, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với nhiều cải cách trong thủ tục gia nhập thị trường; tạo điều kiện thuận lợi cho DN đầu tư, kinh doanh, trong đó có hoạt động M&A.
Đáng chú ý, lần đầu tiên, danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ được Chính phủ ban hành theo nguyên tắc chọn - bỏ. Đây là cải cách quan trọng, giúp nhà đầu tư nước ngoài được quyền tiếp cận thị trường tương tự như nhà đầu tư trong nước đối với toàn bộ ngành nghề, lĩnh vực không có tên trong danh sách trên. Kỳ vọng vào các hiệp định thương mại mới được ký kết, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương nhìn nhận, RCEP cùng với EVFTA hay CPTPP chắc chắn sẽ tạo thêm động lực cho tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực cũng như toàn cầu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các hoạt động thương mại, đầu tư bị gián đoạn do đại dịch Covid-19.
Theo Viện Nghiên cứu đầu tư và mua bán sáp nhập (CMAC), thị trường M&A Việt Nam sẽ hồi phục theo mô hình chữ V trong giai đoạn 2021 - 2022. Các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ và bất động sản, công nghiệp vẫn sẽ là tâm điểm thu hút M&A trong năm 2021. Tuy vậy, cùng với các ngành truyền thống, dòng vốn M&A sẽ phân nhánh đổ vào các ngành, lĩnh vực mới nổi như viễn thông - công nghệ, hạ tầng, dược phẩm, giáo dục...
"Khoảng lặng" thu hút FDI Trước tác động của dịch Covid-19 trên toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam 10 tháng năm nay giảm mạnh cả về tổng vốn đăng ký mới, vốn điều chỉnh và hoạt động góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp (DN) trong nước. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đây là "khoảng...