Công ty vốn nghìn tỷ “dưới trướng” doanh nhân 9x huy động thành công 1.050 tỷ đồng trái phiếu
Công ty Danh Việt là chủ đầu tư dự án Lạc Việt quy mô 73 ha bao gồm các sản phẩm villa, shophouse, chung cư nghỉ dưỡng, biệt thự biển tại tỉnh Bình Thuận.
Ảnh minh họa.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Thương mại và Dịch vụ Danh Việt vừa công bố phát hành thành công 400 tỷ trái phiếu, kỳ hạn 48 tháng dự kiến đáo hạn vào ngày 29/8/2024. Lãi sẽ được thanh toán sau, định kỳ 6 tháng, tuy nhiên công ty không công bố con số cụ thể, trái chủ cũng không được đề cập.
Trước đó, Danh Việt cũng 3 lần huy động tổng 650 tỷ qua trái phiếu vào ngày 28/8. Các trái phiếu có kì hạn 46 tháng, dự kiến đáo hạn vào ngày 28/9/2024. Như vậy, tính đến hiện tại doanh nghiệp này đã huy động 1.050 tỷ đồng thông qua kênh trái phiếu.
Các lô trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản là các quyền tài sản và các quyền, lợi ích hiện hữu và phát sinh trong tương lai từ việc đầu tư, máy móc không gắn liền với đất, quyền đòi nợ, yêu cầu thanh toán… liên quan đến Dự án Khu du lịch sinh thái biển cao cấp Lạc Việt có quy mô 73 ha bao gồm các sản phẩm villa, shophouse, chung cư nghỉ dưỡng, biệt thự biển tại Xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Công ty Danh Việt được thành lập từ năm 2007, hiện người đại diện theo pháp luật là ông Lại Minh Hậu, Chủ tịch HĐQT, sinh năm 1990. Trước đây, Danh Việt từng là công ty liên kết do CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (mã NVT) nắm 29,15% vốn.
Video đang HOT
Ông Hậu tham gia vào Danh Việt từ tháng 7/2017, thời điểm công ty thực hiện tăng vốn lên 236 tỷ đồng sau khi “chia tay” Ninh Vân Bay. Mới đây nhất, Danh Việt tiếp tục tăng vốn điều lệ thêm hơn 800 tỷ đồng lên mức 1.053 tỷ đồng.
Thực tế, doanh nghiệp này chỉ thực sự được chú ý khi được một công ty đang niêm yết trên HNX nhắm tới. Cụ thể, vào tháng 4 năm nay, CTCP In sách giáo khoa Hòa Phát (mã HTP) với số vốn điều lệ vỏn vẹn 18 tỷ đồng đã thông qua chủ trương tăng vốn thêm 900 tỷ để mua lại 56% cổ phần CTCP Hưng Vượng Developer – công ty mẹ sở hữu 60% cổ phần của Danh Việt.
Không loại trừ khả năng mục tiêu chi phối Hưng Vượng Developer của HTP là nhắm tới sở hữu gián tiếp Danh Việt mà cụ thể là dự án Lạc Việt.
Được biết, dự án Lạc Việt ban đầu do Danh Việt và CTCP DRH Holdings (mã DRH) hợp tác đầu tư, trong đó DRH là chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, giữa năm 2020, DRH tuyên bố rút khỏi những dự án bất động sản có thời gian hoàn thiện pháp lý lâu, kém hiệu quả như dự án khu du lịch Lạc Việt tại tỉnh Bình Thuận.
Tại thời điểm ngày 30/6, DRH có 2 khoản phải thu với tổng số tiền 195 tỷ đồng của Danh Việt. Chính ông Lại Minh Hậu lại là người chuyển nhượng dự án khu căn hộ tại 227 Bến Bình Đông (quận 8) với diện tích 5.500 m2 cho DRH vào năm 2017. Doanh nhân sinh năm 1990 thành lập Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Bình Đông năm 2016 với số vốn góp 198 tỷ đồng, tương ứng 99% vốn điều lệ rồi chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho DRH.
Công ty chứng khoán chờ nới không gian kinh doanh
Cho rằng quy định pháp lý hiện hành giống như "chiếc áo chật", nhiều công ty chứng khoán mong muốn Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) có quy định pháp lý theo hướng mở rộng không gian hoạt động nhằm giúp họ thuận lợi trong kinh doanh.
Theo quy định, công ty chứng khoán được triển khai một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ, gồm môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán.
Công ty chứng khoán mong nới "chiếc áo pháp lý"
Theo UBCK, đến cuối năm 2019, trong tổng số 83 công ty chứng khoán có giấy phép hoạt động, thì 74 công ty là thành viên của các sở giao dịch chứng khoán.
Với 4 nghiệp vụ được phép triển khai gồm môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán, hiện các công ty chứng khoán cảm thấy sự "chật chội" của quy định pháp lý.
Thực tế trên khiến các công ty chứng khoán gặp khó khăn trong mở rộng phạm vi kinh doanh, đa dạng hóa hoạt động để thích nghi tốt hơn với môi trường kinh doanh có nhiều biến động khó lường. ây là lý do nhân dịp Bộ Tài chính, UBCK soạn thảo hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán, nhiều công ty chứng khoán đề xuất xây dựng hành lang pháp lý mới theo hướng mở rộng không gian hoạt động cho công ty chứng khoán, sau hai thập kỷ phát triển bị giới hạn trong phạm vi 4 nghiệp vụ kinh doanh.
Theo nhìn nhận của ông iêu Ngọc Tuấn, Giám đốc pháp chế, Công ty Chứng khoán VNDirect, từ thực tế hoạt động của Công ty cho thấy, việc mở rộng hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn do quy định pháp lý không có sự đổi mới.
Ông Tuấn bày tỏ mong muốn trong lần làm mới hệ thống pháp lý này, Bộ Tài chính, UBCK sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động cho các công ty chứng khoán, qua đó giúp tổ chức kinh doanh chứng khoán có thêm quyền tự do kinh doanh...
"Mong muốn là vậy, nhưng với những nội dung thể hiện tại dự thảo nghị định hướng dẫn Luật
Chứng khoán mà Bộ Tài chính vừa công khai lấy ý kiến các thành viên thị trường vẫn giữ nguyên phạm vi được phép kinh doanh của công ty chứng khoán như quy định hiện hành", ông Tuấn nói.
Cùng chung quan điểm, đại diện Công ty Chứng khoán Bảo Việt đưa ra một hướng đề xuất táo tạo khi đặt câu hỏi trực diện với lãnh đạo UBCK: Khi xin cấp đổi giấy phép kinh doanh trong thời gian tới theo quy định của Luật Chứng khoán mới, Công ty muốn bổ sung các ngành nghề kinh doanh mới không phải trong phạm vi của lĩnh vực chứng khoán có được không?
Không chỉ đưa ra các kiến nghị mở rộng phạm vi kinh doanh sang những lĩnh vực mới, ý kiến từ công ty chứng khoán còn đề xuất mở rộng dư địa hoạt động cho họ trong chính phạm vi những nghiệp vụ đang được phép triển khai theo quy định của pháp luật hiện hành, cũng như Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
ưa ra kiến nghị cụ thể về mở rộng không gian kinh doanh cho công ty chứng khoán trong mảng trái phiếu doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kỹ thương đề xuất, với các công ty chứng khoán đã là thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký chứng khoán thì cơ chế pháp lý nên cho phép họ có chức năng đại diện sở hữu trái phiếu cũng như quản lý tài sản đảm bảo.
Từ đó, công ty chứng khoán sẽ chủ động triển khai các bước trong xử lý tài sản đảm bảo khi phát sinh tình huống rủi ro. ây là những nội dung cần bổ sung vào dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán...
Lãnh đạo UBCK nói gì?
Một mặt cho biết quy định pháp lý mới sẽ tạo sự thông thoáng cho các công ty chứng khoán trong hoạt động, nhưng ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBCK cho rằng, do chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, nên không có chuyện quy định pháp lý cởi mở theo hướng cho phép công ty chứng khoán được bổ sung vào giấy phép kinh doanh những ngành nghề không thuộc phạm vi của lĩnh vực chứng khoán.
"Theo quy định của Luật Chứng khoán mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 thì công ty chứng khoán được triển khai một, một số, hoặc toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán. Cơ quan quản lý chưa mở cho các công ty chứng khoán triển khai thêm các nghiệp vụ kinh doanh mới...", ông Sơn cho hay.
Chứng khoán ngày 18/6: Thị trường rung lắc nên mua cổ phiếu nào? Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 18/6. Khuyến nghị MSH quanh vùng 34.000-35.000 đồng/cp CTCK Ngân hàng BIDV (BSC): Cổ phiếu MSH của CTCP May Sông Hồng đang hình hành nhịp hồi phục sau khi chạm lại ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 32.300 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình...