Công ty Vietnam Finance làm ăn thế nào sau 40 năm có mặt tại Hồng Kông?
Kể từ khi thành lập đến nay, hầu hết các năm VFC đều có lãi, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của VFC tăng trưởng đều qua các năm. Tính đến 31/12/2017, tổng tài sản của công ty đạt 997.440.029 HKD, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 101.667.858 HKD.
Ban Lãnh đạo Vietcombank cùng Lãnh đạo VFC và nguyên Lãnh đạo Vietcombank qua các thời kỳ chụp ảnh kỷ niệm tại buổi lễ. Ảnh: VCB
Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Công ty tài chính Việt Nam ( Vietnam Finance Company Limited/VFC) tại khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) – công ty 100% vốn trực thuộc Vietcombank mới đây đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập (1978 – 2018).
Cũng theo Vietcombank, kể từ khi thành lập đến nay, hầu hết các năm VFC đều có lãi, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của VFC tăng trưởng đều qua các năm. Tính đến 31/12/2017, tổng tài sản của Công ty đạt 997.440.029 HKD, vốn chủ sở hữu của Công ty đạt 101.667.858 HKD. Công ty không có nợ xấu và nợ quá hạn.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành đã đánh giá cao đóng góp của VFC trong việc thực hiện tầm nhìn và mục tiêu chiến lược chung của Vietcombank là trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á và một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất trên thế giới, quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất vào năm 2020.
VFC là tổ chức tài chính đầu tiên của Việt Nam ở hải ngoại, được thành lập tại Hồng Kông theo Luật Công ty Hồng Kông. Công ty được Cơ quan đăng ký công ty Hồng Kông cấp giấy chứng nhận thành lập công ty ngày 10/02/1978 với số vốn đăng ký ban đầu là 5 triệu HKD.
Cổ đông sáng lập của VFC là 2 công ty của Chính phủ Việt Nam thành lập và hoạt động tại Hồng Kông thời điểm đó là Golden Star Shipping Limited (chuyên doanh về vận tải tàu biển) và Vietnam Import and Export Limited (chuyên doanh về xuất nhập khẩu hàng hóa).
Ngày 7/3/1978, công ty được cơ quan quản lý ngân hàng Hồng Kông cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo Luật Công ty nhận tiền gửi Hồng Kông.
Ngày 17/7/1978, Vietcombank trở thành cổ đông lớn của công ty sau khi nhận phân bổ cổ phiếu phát hành tăng vốn của công ty (Vietcombank sở hữu 60% vốn điều lệ). Ngày 3/4/1998, Vietcombank trở thành cổ đông duy nhất của công ty sau khi nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phiếu từ 2 cổ đông sáng lập.
Video đang HOT
VFC ra đời trong bối cảnh việc thanh toán bằng ngoại tệ của Việt Nam với các nước đặc biệt khó khăn do Việt Nam chưa có nhiều quan hệ với các ngân hàng quốc tế và chính sách cấm vận gắt gao của Mỹ.
Khi đó, VFC có vai trò như một trung gian tài chính giữa Việt Nam và quốc tế, hỗ trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, các dịch vụ bảo hiểm, vận tải đường biển và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác của Việt Nam.
Ngoài ra, VFC còn là kênh huy động vốn ngoại tệ, nhận chuyển tiền kiều hối, thực hiện cấp tín dụng và tài trợ cho các hoạt động phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế.
VFC hiện có trụ sở chính tại Tầng 16 Tòa nhà Golden Star Building, 20 đường Lockhart Road, quận Wan Chai, Hồng Kông. Công ty có các mảng hoạt động chính là nhận tiền gửi và gửi tiền liên ngân hàng, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, cấp tín dụng, chuyển tiền kiều hối.
Được biết, trong số các tổ chức tín dụng Việt Nam, hiện chỉ duy nhất Vietcombank có sự hiện diện tại Hồng Kông.
Duy Phan
Theo vietnamfinance.vn
Ngại công khai minh bạch, doanh nghiệp vẫn chấp nhận chi phí vốn cao
Với nhiều điều kiện chặt chẽ và phải công khai, minh bạch thông tin nên đa số DN chấp nhận chi phí vốn cao chứ không chọn cách phát hành trái phiếu.
Không phát hành trái phiếu vì... ngại công khai
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, chi phí vốn cho khu vực doanh nghiệp (DN) đang rất cao. Cộng đồng DN còn cơ bản dựa vào tín dụng ngân hàng.
Theo ông Tuấn, khi DN huy động vốn dài hạn trên thị trường trái phiếu sẽ thấp hơn rất nhiều việc vay tín dụng ngân hàng: "Đấu giá trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm, lãi suất là 4,12%/năm nhưng hiện doanh nghiệp phải vay vốn trung, dài hạn tại các ngân hàng thương mại thì chi phí vốn lên tới 9,6%/năm".
Người Việt vẫn thiên về gửi tiết kiệm và đi vay ngân hàng nhiều hơn là đầu tư cổ phiếu (Ảnh minh họa: KT)
Đồng tình với Thứ trưởng Bộ Tài chính, PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, với 85% vốn cung cấp cho nền kinh tế là tín dụng ngân hàng, như vậy với chênh lệch gấp đôi giữa tín dụng ngân hàng là 9,6% và lãi suất phải trả nếu DN phát hành trái phiếu chỉ 4,12% như thế chi phí vốn của DN sẽ bị đẩy cao lên và tính tổng thể cả nền kinh tế thì sẽ không có lợi bao nhiêu.
"DN dựa quá nhiều vào tín dụng ngân hàng và khi cung tín dụng nhiều lại chiếm tỷ trọng lớn sẽ dễ có rủi ro về kỳ hạn, rủi ro hệ thống. Muốn chi phí vốn của DN giảm, từ đó, giảm chi phí chung cho cả nền kinh tế thì phải phát triển trái phiếu DN", bà Mùi nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chưa phát triển và đang rất nhỏ bé so với kênh tín dụng ngân hàng và so với quy mô thị trường TPDN của các nước trong khu vực. Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, dư nợ thị trường TPDN Việt Nam chỉ ở mức 6,1% GDP, trong khi mức bình quân ở các nước trong khu vực là 20-50% GDP.
Mặc dù khối lượng phát hành trái phiếu DN ở năm 2017 gấp hơn 10 lần so với năm 2011 nhưng cả giai đoạn 2011 - 2017 mới phát hành được 49.000 tỷ đồng. Quy mô thị trường trái phiếu DN năm 2017 đã tăng gấp đôi so với năm 2011 nhưng vẫn chỉ bằng 6,19% GDP, trong khi dư nợ tín dụng ngân hàng bằng 130% GDP.
Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và Tổ chức tài chính, Bộ Tài chính, trong tổng dự nợ trái phiếu bằng 6,1% GDP nhưng nếu trừ đi phần do các ngân hàng thương mại huy động vốn cấp hai thì quy mô trái phiếu do DN phát hành chỉ bằng 1,7% GDP.
"Như thế có thể nói hầu như chưa có gì cả", ông Dương nhận định.
TS.Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước cho rằng, TPDN thiếu phát triển, trước hết là do văn hóa Việt Nam thiên về gửi tiết kiệm và đi vay ngân hàng nhiều hơn là đầu tư cổ phiếu hay huy động vốn trên TTCK bằng việc phát hành trái phiếu.
Thói quen này trước hết là do "yếu tố lịch sử". Hệ thống ngân hàng đã hoạt động được 70 năm và mạng lưới ngày càng mở rộng, trong khi đó thị trường trái phiếu mới hình thành từ năm 2.000, tức là chưa được 20 năm. Bên cạnh đó, thủ tục vay ngân hàng đơn giản hơn và chi phí thủ tục thấp hơn và không phải công khai thông tin. Nhưng để phát hành được trái phiếu thì DN phải đáp ứng nhiều điều kiện chặt chẽ và tuân thủ quy trình thủ tục theo chuẩn mực thị trường và phải công khai minh bạch thông tin vì thế DN, nhất là DN nhỏ và vừa e ngại không chọn cách phát hành trái phiếu.
Trái phiếu phải hấp dẫn hơn tiết kiệm
Thị trường trái phiếu thiếu hấp dẫn còn do cơ sở hạ tầng cũng đang yếu, chưa có hệ thống thông tin tập trung về TPDN, lại thiếu vắng các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nên nhà đầu tư thiếu thông tin, thiếu kênh đánh giá để ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trái phiếu DN. Quy định về phát hành quá chặt chẽ. Thiếu vắng các nhà đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư có tổ chức, các quỹ đầu tư mục tiêu, quỹ hưu trí nên nhu cầu đầu tư trên thị trường thiếu bền vững.
Bà Phan Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và Tổ chức tài chính, Bộ Tài chính
Để tạo điều kiện cho DN phát hành trái phiếu, bà Phan Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và Tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cho biết, Nghị định 90/NĐ-CP về phát hành TPDN riêng lẻ sẽ được sửa đổi, trong đó, nới lỏng điều kiện phát hành gắn với việc tập trung vào nhà đầu tư có tổ chức, tăng cường cơ chế công bố công khai thông tin của DN phát hành để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
"Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ 2, trong đó, đánh giá khả năng gắn xếp hạng tín nhiệm vào phát hành TPDN ra công chúng. Các cơ chế chính sách về đầu tư và nắm giữ TPDN sẽ được hoàn thiện đồng bộ với các cơ chế chính sách trên thị trường tiền tệ, tín dụng nhằm tạo sự liên thông, giữa phát triển thị trường TPDN và thị trường tiền tệ - tín dụng", bà Phan Thu Hiền cho biết thêm.
Tuy nhiên, theo bà Hiền, việc phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm phụ thuộc cả vào yếu tố cung và cầu, phụ thuộc vào nhu cầu muốn xếp hạng, cần xếp hạng của DN. DN cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm phải có kinh nghiệm và uy tín cung cấp dịch vụ chất lượng.
"Bộ Tài chính dự kiến sẽ nghiên cứu yêu cầu TPDN phát hành ra công chúng thực hiện xếp hạng tín nhiệm khi điều kiện thị trường cho phép. Còn đối với trái phiếu riêng lẻ sẽ khuyến khích các DN xếp hạng tín nhiệm để tăng cường công khai, minh bạch về thông tin", bà Hiền nói.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để giải bài toán giảm chi vốn cho DN, phải phối hợp làm sao để DN cần vốn là huy động trên thị trường chứng khoán và phải để người dân thấy rằng nên mua trái phiếu hơn là đi gửi tiết kiệm.
"Đừng quá lo về rủi ro mà đưa ra quy định pháp lý chặt quá. Chặt quá sẽ không khơi thông được thị trường trái phiếu", TS Vũ Bằng nêu ý kiến./.
Cẩm Tú/VOV.VN
AAM tăng cao, Thủy sản Mekong vẫn muốn mua 2,4 triệu cổ phiếu quỹ để bình ổn giá Trước đó Thủy sản Mekong vừa hủy 2,7 triệu cổ phiếu quỹ giảm vốn điều lệ. AAM tăng cao, Thủy sản Mekong vẫn muốn mua 2,4 triệu cổ phiếu quỹ để bình ổn giá CTCP Thủy sản Mekong (mã chứng khoán AAM) vừa thông qua phương án mua lại 2,4 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ nhằm bình ổn giá cổ phiếu...