Công ty Việt sản xuất vaccine Covid-19 được định giá bao nhiêu?
Một nhà đầu tư nước ngoài của Nanogen định giá hơn 71.000 đồng/cổ phiếu khi rót vốn đầu tư vào năm 2019, tương ứng vốn hóa doanh nghiệp gần 5.100 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Công nghệ Sinh học Dược Nanogen là một trong những doanh nghiệp trong nước phát triển vaccine Covid-19 và đang dẫn đầu về tiến độ. Nagogen đang tiến tới giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vaccine trên người. Ngày 9/12, Hội đồng Đạo đức y sinh của Bộ Y tế sẽ họp lần cuối để xem xét, phê duyệt thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người ở Việt Nam của Nanogen.
Công ty Nanogen thành lập năm 1997, hiện có trụ sở ở Khu công nghệ cao, quận 9, TP.HCM. Theo dữ liệu từ Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệ hiện tại của Nanogen là 715 tỷ đồng.
Sau lần tăng vốn gần nhất từ 699 tỷ lên 715 tỷ vào tháng 5/2019, tổng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Nanogen là 25,7% cổ phần. Toàn bộ 9 cổ đông nước ngoài của Nanogen đều là nhà đầu tư tổ chức, cá nhân của Hàn Quốc. Còn các cổ đông trong nước sở hữu 74,3% vốn điều lệ Nanogen.
Trong đó, Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam đang sở hữu 162.500 cổ phiếu của Nanogen. Báo cáo tài chính bán niên của KIS cho biết công ty đầu tư 11,6 tỷ đồng để mua vào số lượng cổ phần trên của Nanogen, tương ứng 71.200 đồng/cổ phiếu. Như vậy, KIS định giá Nanogen ở mức 5.093 tỷ đồng, tương đương 220 triệu USD.
Tuy nhiên, KIS cũng lưu ý rằng chưa thể xác định giá trị hợp lý của Nanogen ở thời điểm hiện tại do công ty dược phẩm này chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong trường hợp phát triển thành công vaccine Covid-19, định giá của Nanogen nhiều khả năng sẽ tăng mạnh so với con số 220 triệu USD.
Tạm tính theo mức định giá của KIS với Nanogen, công ty đang phát triển vaccine Covid-19 có giá trị vốn hóa lớn hơn nhiều doanh nghiệp dược phẩm đang niêm yết trên sàn chứng khoán như OPC (1.500 tỷ), Domesco (1.950 tỷ), Traphaco (2.850 tỷ), Imexpham (3.670 tỷ). Vốn hóa của Nanogen gần bằng Pymepharco (5.630 tỷ) và thua xa Dược Hậu Giang (13.820 tỷ).
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Nanogen là ông Hồ Nhân. Ông Nhân sinh năm 1966. Trong lần chia sẻ với Forbes vào tháng 6/2019, ông Nhân cho biết mình lớn lên ở New York, lấy bằng tiến sĩ công nghệ sinh học tại Đại học Arizona, Mỹ.
Ông trở về Việt Nam định cư lâu dài vào năm 2008. Ngoài vai trò nhà khoa học, ông Nhân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, mua bán sáp nhập các doanh nghiệp dược phẩm, thiết bị y tế, bệnh viện tại Mỹ và Hong Kong.
Năm 2010, Nanogen bị tập đoàn Roche có trụ sở ở Thụy Sĩ tố cáo vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ với thuốc điều trị viêm gan siêu vi B, C. Tuy nhiên, Roche không đưa ra được bằng chứng. Thời điểm đó, thuốc điều trị viêm gan siêu vi B và C của Nanogen có giá chỉ bằng 1/3 sản phẩm cùng loại nhập khẩu của các công ty nước ngoài. Ông chủ Nanogen bác bỏ cáo cuộc vi phạm quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ của Roche.
UPCoM: Trong chán, ngoài có thèm?
Nhiều doanh nghiêp đang giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCoM gần đây liên tục tính chuyện chuyển sàn, hoặc chưa kịp thì cũng tuyên bố hoặc ám chỉ về động thái chuyển sàn sang HOSE hoặc HNX.
Video đang HOT
BSR, VEA, ACV... đang là những "khủng long" trên thị trường UPCoM. Xét về chất lượng, hàng hóa, những mã trên không thua kém gì VN30, nhưng vì sao chợ UPCoM èo uột và doanh nghiệp liên tục chuyển sàn là một câu hỏi lớn.
Các công ty chứng khoán trong những cuộc họp gần đây vẫn liên tục kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét cho triển khai dịch vụ cho vay ký quỹ với các mã đủ chuẩn trên UPCoM. Đây được coi là giải pháp mang tính thúc đẩy sự hấp dẫn của hàng hóa trên thị trường này.
Bản thân Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng kỳ vọng đây sẽ là giải pháp châm ngòi cho sự bùng nổ của thanh khoản trên UPCoM.
Tuy nhiên, vì những lý do nào đó mà đến nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn chốt lại là "chưa được". Thậm chí, một lãnh đạo của cơ quan này còn nói vui: "Các ông (các công ty chứng khoán và HNX - PV) muốn các mã tốt thì bảo họ niêm yết đi".
Đó có thể coi là một lý do giải thích cho việc vì sao UPCoM ở chừng mực nào đó vẫn chịu sự ghẻ lạnh của giới đầu tư so với HOSE và HNX.
Trong tháng 10, toàn thị trường UPCoM có hơn 813,8 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch 11.400 tỷ đồng, chỉ bằng 6,3% tổng giá trị giao dịch trên HOSE (khối lượng giao dịch 9,07 tỷ cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch 181.130 tỷ đồng); và 60,6% tổng giá trị giao dịch trên HNX.
Tính bình quân, giá trị giao dịch trên UPCoM đạt hơn 518,5 tỷ đồng/phiên trong tháng 10. Con số này đã tăng tới 19,59% so với tháng trước.
Tổng giám đốc một công ty chứng khoán lớn nhận xét, điều này là dễ hiểu vì trừ một số doanh nghiệp tốt đang tạm trú chân ở sàn này thì đa số hàng trên UPCoM là "dỏm". Có nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện trụ lại HOSE, HNX đã rớt xuống UPCoM, "thậm chí nhiều doanh nghiệp chết rồi".
Tính bình quân, giá trị giao dịch trên UPCoM đạt hơn 518,5 tỷ đồng/phiên trong tháng 10.
Đây cũng là lý do vì sao nhiều doanh nghiêp gần đây liên tục tính chuyện chuyển sàn, hoặc chưa kịp thì cũng tuyên bố hoặc ám chỉ về động thái chuyển sàn sang HOSE hoặc HNX. Dân môi giới, các "tay to" nhân đà này thổi phồng lên hoặc tạo câu chyện để đánh sóng cổ phiếu chuyển sàn.
Về mặt bản chất, nếu thực sự hoạt động của doanh nghiệp không có biến chuyển, dù doanh nghiệp chuyển đến sàn nào, giá cổ phiếu rồi cũng rớt xuống chân sóng. Trường hợp cổ phiếu POW của PV Power là một ví dụ. Khi cổ phiếu này có tin và những động thái chuyển sang HOSE, giá đã vọt lên xấp xỉ 17.000 đồng/cổ phần.
Những kịch bản sáng được đưa ra, đại loại như sau 6 tháng, POW sẽ lọt vào VN30, khi ấy các nhà đầu tư nước ngoài và các quỹ Việt Nam sẽ ào vào mua cổ phiếu để gia tăng tỷ trọng nắm giữ.
Chả thấy lực cầu mạnh lên bao nhiêu sau khi chuyển sang sàn mới, thị giá POW hiện cứ đì đẹt quanh mệnh giá. Mỗi kỳ họp đại hội đồng cổ đông, cổ đông đều bức xúc vì hiệu quả kinh doanh thấp, chi phí quản lý vận hành doanh nghiệp lớn, cổ tức hầu như không có...
Bản chất doanh nghiệp không có gì thay đổi, thậm chí hiệu quả sản xuất - kinh doanh còn đi xuống, thì chuyển sàn không thể trở thành "đũa thần" để bốc giá cổ phiếu đi lên, như nhận xét của dân môi giới các công ty chứng khoán.
Về các doanh nghiệp thì như vậy, còn với các cơ quan quản lý thì sao? Nếu nhìn thẳng vào mục tiêu của các nhà quản lý khi tạo lập thị trường này là thu hẹp thị trường tự do, đồng thời trở thành bệ đỡ cho các doanh nghiệp, là nơi tạo hàng chất lượng cho thị trường niêm yết, thì xem ra đến nay chưa hẳn đã hoàn thành tốt.
Trong hơn 10 năm vận hành thị trường này, HNX đã đề xuất và đưa ra các giải pháp linh hoạt để tăng tính hấp dẫn cho thị trường UPCoM như thay đổi cơ chế đăng ký giao dịch theo hướng đơn giản hóa thủ tục, thay đổi cơ chế giao dịch, bổ sung phương thức khớp lệnh liên tục trên UPCoM, triển khai giao dịch trực tuyến, tăng biên độ dao động giá từ 10 lên 15%.
Về mặt quy mô, UPCoM hiện quy tụ hơn 900 công ty, quy mô vốn hoá thị trường vượt gần 5 lần thị trường niêm yết HNX, tương đương gần 30% quy mô thị trường cổ phiếu niêm yết của cả 2 sở giao dịch chứng khoán.
Vốn hóa thị trường UPCoM tính đến cuối tháng 10 đạt 815.910 tỷ đồng, cũng là khá lớn. Tuy nhiên, như đã đề cập, chợ chứng khoán này dù đông người bán nhưng ít người mua, bởi chất lượng hàng hóa nhìn chung kém tích cực.
Không được phép margin là thiệt thòi cho cổ phiếu UPCoM
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS).
Sàn HNX, UPCoM cũng có những ưu điểm riêng như biên độ giao dịch lớn hơn, nhiều doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá... nên nếu có các biện pháp khắc phục điểm yếu cũng có thể thu hút dòng tiền.
Thực tế, trên UPCoM vẫn có nhiều cổ phiếu cơ bản tốt, hoạt động kinh doanh ổn định như Vissan, các công ty con của Masan, hay các cổ phiếu thuộc Tân Cảng... Những mã này nếu được cấp margin cũng sẽ thu hút dòng tiền.
Các nhà đầu tư lướt sóng có xu hướng sử dụng các công cụ đòn bẩy tài chính nhưng hiện các cổ phiếu trên UPCoM lại không được phép margin. Các công cụ phái sinh cũng chủ yếu áp dụng cho VN30. ó là thiệt thòi cho UPCoM, dù nhiều mã thanh khoản lớn, hoặc kết quả kinh doanh rất tốt.
Song song đó, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá nhanh chóng đăng ký giao dịch trên UPCoM, điều này cũng giúp việc thoái vốn dễ dàng hơn, tăng sức hút với nhà đầu tư hơn. Sau một khoảng thời gian nhất định thì khuyến khích niêm yết trên HNX.
Ngoài ra, cần tăng tính minh bạch thông tin hơn trên cả hai sàn, nhằm định vị rõ ràng hơn chất lượng niêm yết tốt. Hiện nay, các nhà đầu tư muốn tìm hiểu thông tin trên UPCoM khá khó khăn.
Cần tăng điều kiện đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM
Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam.
Thanh khoản trên UPCoM khiêm tốn, tập trung chủ yếu ở các nhóm cổ phiếu sắp chuyển sàn (gần đây là các cổ phiếu ngân hàng), hoặc các cổ phiếu có câu chuyện riêng (như họ cổ phiếu Viettel). Còn lại đa phần các cổ phiếu có thanh khoản thấp, dù số lượng cổ phiếu đăng ký giao dịch của doanh nghiệp có thể lớn.
UPCoM vốn được giới đầu tư nhìn nhận là sân chơi cho các cổ phiếu OTC chuyển lên, nhưng thực tế thanh khoản khá thấp, thậm chí còn yếu hơn cả ở thị trường OTC. Đây là điểm e ngại cho các nhà đầu tư khi muốn giao dịch trên sàn này. Ngoài ra, dù UPCoM có vai trò khá tốt trong việc thu hẹp thị trường xám, còn là kênh đầu tư và huy động vốn có vai trò quan trọng trong việc cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, nhưng ở góc độ nào đó, UPCoM đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như là nơi "quá cảnh" để sau này sẽ tiến tới niêm yết trên HNX, HOSE.
Để thu hút hơn dòng tiền vào UPCoM, cũng cần tăng các điều kiện đưa cổ phiếu lên giao dịch, nâng cao tiêu chuẩn về công bố thông tin để từ đó gia tăng niềm tin với các nhà đầu tư. Có thể xem xét gia tăng thanh khoản bằng cách có quy định về tạo lập thị trường như thị trường phái sinh, xem xét và có cơ chế cho vay margin có chọn lọc trên sàn này.
"F0" không thiếu tiền Ghi nhận từ các công ty chứng khoán cho thấy, kênh đầu tư chứng khoán tiếp tục thu hút dòng tiền, giao dịch diễn ra sôi động và tâm lý không ít nhà đầu tư mới (FO) vẫn rất "máu lửa". Nhiều nhóm ngành hút vốn Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao, Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam. Dòng tiền...