“Công ty Việt Á cho tôi dù một ly cà phê tôi đi tù cũng xứng đáng!”
Đó là khẳng định của ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thừa Thiên – Huế liên quan đến lùm xùm mua bán kit test Covid-19 với Công ty CP công nghệ Việt Á (gọi tắt là Công ty Việt Á).
- Phóng viên: Đến nay Bộ Công an có làm việc hay khám xét phục vụ điều tra tại CDC tỉnh Thừa Thiên – Huế liên quan đến mua bán kit test với Công ty Việt Á hay không, thưa ông?
Ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc CDC tỉnh Thừa Thiên – Huế: Tôi được biết lực lượng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (C03-Bộ Công an) có tới làm việc, khám xét gì đó tại một cơ sở trên đường Trần Phú, TP Huế liên quan đến Công ty Việt Á để phục vụ công tác điều tra. Đây là địa điểm nằm trong chuỗi cung ứng các mặt hàng của Công ty Việt Á, đại diện ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Riêng chúng tôi thì PC03 Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng có văn bản yêu cầu phối hợp, cung cấp các hồ sơ liên quan đến mua bán với Công ty Việt Á để phục vụ điều tra. Tỉnh thành nào có liên quan đến Việt Á thì cũng đều có yêu cầu như vậy cả.
Trụ sở CDC tỉnh Thừa Thiên – Huế
- CDC tỉnh Thừa Thiên – Huế đã mua bao nhiêu kit test của Công ty Việt Á, thưa ông?
Ông Hoàng Văn Đức: Từ năm 2020 Công ty Việt Á đã trúng thầu cung cấp cho chúng tôi nhiều rồi. Một bộ kit test của Công ty Việt Á gồm nhiều món, nghĩa là đảm bảo từ công đoạn từ lấy mẫu đến khi cho ra kết quả PCR. Kit test tại Thừa Thiên – Huế được sự hỗ trợ nhiều hơn là mua, cái nào được hỗ trợ rồi thì mua cái kia như có test định tính tài trợ mình mua test tách chiết chứ không phải mua hết. Vì vậy có thể sản phẩm của Công ty Việt Á tham gia 1, 2 loại mà chúng tôi thiếu.
Video đang HOT
Chúng tôi đang thống kê cung cấp PC03, họ đã có công văn nên mình đảm bảo bí mật điều tra. Các số liệu họ xác thực, thụ lý và phát ngôn. Các số liệu chúng tôi đấu thầu đều công khai trên cổng đấu thầu quốc gia.
- Quy trình mời thầu và giá trúng thầu của Việt Á tại CDC Thừa Thiên – Huế là bao nhiêu?
Ông Hoàng Văn Đức: Có những đợt mua sắm do CDC làm chủ đầu tư mời thầu, có đợt lại do Sở Y tế. Giai đoạn dịch mới bắt đầu (đầu năm 2020-PV) thì kit test của Công ty Việt Á hầu như độc quyền, tham gia đấu thầu chỉ mỗi doanh nghiệp này và trúng thầu. Thời điểm này phần lớn hóa chất phục vụ phòng chống dịch Covid-19 đều phải nhập khẩu nhưng phải đợi lâu nên không đáp ứng được nhu cầu, trong nước thì Công ty Việt Á là chính.
Những thứ chúng tôi cần mua đều căn cứ giá được công bố trên Cổng công khai trang thiết bị y tế của Bộ Y tế để xây dựng kế hoạch nhưng đây không phải giá quyết định trúng thầu. Chúng tôi chọn giá thấp nhất và căn cứ vào giá cơ quan thẩm định giá nhà nước để xem xét. Ví dụ mình mua bất cứ cái gì đều tham khảo giá trên cổng rồi chọn ra mặt hàng mình có nhu cầu, chọn giá thấp nhất để xây dựng kế hoạch mua sắm. Kế hoạch đó có thể được duyệt hoặc không nhưng mình phải xây dựng để có căn cứ trình kế hoạch của mình, minh chứng giá trong kế hoạch. Thời điểm đó giá thay đổi ghê lắm, mỗi lần xây dựng kế hoạch chúng tôi phải chụp ảnh màn hình lại, in ra để đưa vào hồ sơ gửi Sở Y tế thẩm định giá, sau đó gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét.
Thời điểm đấu thầu các thông tin của Công ty Việt Á như chất lượng sản phẩm, giấy chứng nhận lưu hành, ISO… đều đầy đủ, công khai.
Địa điểm tại Huế được cho là C03 đã tới kiểm tra, làm việc vì liên quan đến Công ty Việt Á
- Có bao giờ ông nhận hoa hồng hoặc thứ gì mà Công ty Việt Á “lại quả” nhằm cảm ơn vì trúng thầu hay không?
Ông Hoàng Văn Đức: Riêng tôi thì còn phải tốn tiền hơn nữa ấy vì nhiều khi nhân viên họ hay xin thuốc tôi hút (cười). Đời tôi biết những thứ đó nhạy cảm, xác định ngay từ khi dịch bệnh xảy ra rồi nên mình chẳng bao giờ nghĩ đến “hoa hồng”. Cơ quan công an làm việc mà các ông ở Việt Á khai dù chỉ mua một ly cà phê cho tôi thì tôi đi tù cũng xứng đáng. Đối với tôi cứ theo quy trình thủ tục, nếu đúng quy định thì làm không thôi. Tôi cũng nói nhân viên của mình không được quan tâm những thứ đó, đặc biệt nghiêm cấm, nếu phát hiện ra tôi sẽ xử lý nghiêm.
Xin cám ơn ông!
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các đơn vị báo cáo việc mua kit test của Công ty Việt Á
Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các bệnh viện công lập trực thuộc, trung tâm y tế quận, huyện và TP Thủ Đức báo cáo về việc mua sắm sinh phẩm, trang thiết bị xét nghiệm của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.
Nhân viên y tế thực hiện xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm trên xe xét nghiệm lưu động tại TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Văn bản do phó giám đốc sở Nguyễn Hoài Nam ký, nêu mục đích nhằm rà soát việc sử dụng sinh phẩm, trang thiết bị xét nghiệm SARS-CoV-2 của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á tại TP.HCM thời gian qua.
Theo đó, yêu cầu các đơn vị nêu trên khẩn trương rà soát, báo cáo chậm nhất ngày 22-12. Nội dung rà soát về tên sản phẩm, số lượng, đơn giá, thành tiền, hình thức mua sắm và thời gian thực hiện hợp đồng.
Đến thời điểm này, ngành y tế TP.HCM xác định có Bệnh viện TP Thủ Đức mua kit test (sinh phẩm) RT-PCR của Công ty Việt Á.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo bệnh viện xác nhận thông tin này và cho hay giá mua đúng theo giá giới thiệu của Bộ Y tế là 470.000 đồng/kit test. "Do thời gian kéo dài, hiện chưa biết được số lượng nhiều hay ít và chúng tôi đang thống kê để báo cáo Sở Y tế TP.HCM", lãnh đạo bệnh viện nói.
Được biết, Bệnh viện TP Thủ Đức là một trong các đơn vị có phòng chạy xét nghiệm RT-PCR.
Khảo sát của phóng viên cho thấy nhiều bệnh viện lớn đóng tại TP.HCM được Công ty Việt Á chào mời mua sinh phẩm xét nghiệm nhưng đều từ chối vì nhiều lý do.
Trước đó, trong cuộc họp báo chiều 20-12, ông Nguyễn Hồng Tâm - phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - cho biết thời gian qua, đơn vị không mua và sử dụng sinh phẩm xét nghiệm của Công ty Việt Á do giá quá cao.
Hoạt động mua sắm thời gian qua, HCDC đều tuân thủ nghiêm chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND TP và Sở Y tế. Khi nhập sinh phẩm xét nghiệm, đơn vị chọn giá thành thấp nhất.
Ngoài HCDC "không mua", TP.HCM có xác định được các đơn vị nào mua và sử dụng sinh phẩm của Công ty Việt Á, cụ thể về giá và số lượng (nếu có)? Thông tin vấn đề này, tại buổi họp báo ngày 20-12, ông Phạm Đức Hải - phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP.HCM - cho biết các đơn vị chuẩn bị để trả lời báo chí vào chiều 24-12.
Theo tìm hiểu, trong giai đoạn đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát kéo dài, nhu cầu về các bộ xét nghiệm COVID-19 tại TP.HCM rất lớn.
Ước tính thông qua việc đấu thầu mua sắm, tài trợ, đến nay TP.HCM đã và đang sử dụng khoảng 23 triệu kit test nhanh các loại (trong đó có 15 triệu kit test được tài trợ, 8 triệu kit test mua) với tổng số tiền trên 540 tỉ đồng. Số kit test nhanh này được mua từ 9 công ty, với giá từ 50.000 - 178.000 đồng/kit test.
Ngoài ra, từ tháng 1 đến tháng 9-2021, TP.HCM mua trên 23.000 hộp/bộ sinh phẩm xét nghiệm RT-PCR, với tổng số tiền trên 242 tỉ đồng. Các loại test này có giá thấp nhất là 49.000 đồng/kit test, cao nhất 217.000 đồng/test.
Giám đốc CDC Nghệ An nói gì về lời khai tiền "lại quả", "bôi trơn" từ phía Công ty Việt Á? Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Định - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nghệ An lên tiếng về lời khai tiền "lại quả", "bôi trơn" của phía Công ty Việt Á tại cơ quan điều tra Bộ Công an. Liên quan đến lời khai tại cơ quan điều tra Bộ Công an của phía Công...