Có thế lực nào trải đường cho Việt Á hay không?
Vì sao Công ty Việt Á được chỉ định thầu ở 62/63 tỉnh, thành? Năng lực thực sự của công ty này ra sao? Trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ KH&CN đến đâu trong đại án này? Đây là những câu hỏi dư luận đang đặt ra trong vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á.
1. Vì sao Công ty Việt Á được chọn cung cấp bộ kit xét nghiệm COVID-19 ở hầu hết các địa phương trên cả nước (62/63 tỉnh, thành – gần như độc quyền) khi áp dụng cơ chế chỉ định thầu? Việc chi hoa hồng khủng tới 20% đã được phát hiện ở CDC Hải Dương (giám đốc CDC Hải Dương nhận gần 30 tỉ đồng) liệu có phải là một trong những lý do?
Ai cũng biết việc một doanh nghiệp tạo dựng được vị thế “gần như là độc quyền” như Việt Á thật sự không dễ dàng. Liệu có thế lực nào đứng sau tiếp tay, trải đường cho Việt Á chiếm lĩnh vị thế “độc quyền” này để bắt tay nhau trục lợi trên tính mạng và tài sản của nhân dân hay không?
2. Năng lực sản xuất kit xét nghiệm của Công ty Việt Á thực sự ra sao? Theo điều tra ban đầu của Bộ Công an, Việt Á đã cung ứng các bộ kit xét nghiệm COVID-19 cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, TP trên cả nước với doanh thu khổng lồ: Gần 4.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, những ngày qua, nhiều cơ quan báo chí đã tìm đến nơi đặt nhà xưởng/văn phòng của công ty này thì thấy quy mô sản xuất không tương xứng, từ đó dấy lên nghi vấn về nguồn gốc/xuất xứ của những bộ kit xét nghiệm dán nhãn Công ty Việt Á sản xuất. Đây là điều mà cơ quan chức năng cần tiếp tục điều tra làm rõ để có câu trả lời minh bạch trước dư luận.
3. Trách nhiệm của Bộ Y tế đến đâu trong đại án này? Tháng 4-2020, Bộ Y tế với tư cách bộ quản lý chuyên ngành đã cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á – bộ kit made in Vietnam đầu tiên được cấp phép. Bộ Y tế cũng là cơ quan thực hiện việc công bố/cập nhật công khai giá bộ kit xét nghiệm (trong đó bộ kit của Việt Á được Bộ Y tế giới thiệu giá 470.000 đồng/kit). Đây là cơ sở để nhiều địa phương tham chiếu khi mua hàng của Việt Á.
Video đang HOT
Tuy nhiên đến nay, theo điều tra ban đầu của Bộ Công an, Việt Á đã có hành vi “nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit”. Vậy trách nhiệm của Bộ Y tế như thế nào trong vấn đề này khi chính bộ đã giới thiệu cho các địa phương cũng với mức giá này, hay cứ để mặc doanh nghiệp kê giá trên trời và “chúng tôi vô can”?
4. Bộ KH&CN chịu trách nhiệm gì khi cung cấp thông tin “WHO chấp thuận”?
Đối với Bộ KH&CN, tháng 4-2020, bộ này đã gửi thông cáo báo chí, phát ngôn chính thức tại các cuộc họp và đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của bộ về bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất (là bộ kit của Công ty Việt Á – NV) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận.
Tuy nhiên, thông tin đến thời điểm này cho biết WHO chưa từng chấp thuận bộ kit xét nghiệm của Việt Á như nội dung Bộ KH&CN công bố. Đường link chứa nội dung “WHO chấp thuận” cũng đã không tìm thấy trên website của Bộ KH&CN vào thời điểm này.
Như vậy, Bộ KH&CN sẽ trả lời trước dư luận ra sao về sự “nhầm lẫn” trên và chịu trách nhiệm gì khi cung cấp thông tin “WHO chấp thuận”? Những câu hỏi và nghi vấn này, dư luận trông chờ câu trả lời sẽ sớm được trả lời từ sự sáng suốt, công tâm và trách nhiệm của Bộ Công an!
Lạng Sơn dừng gói thầu mua kit test gần 2 tỷ đồng sau "b.ê bố.i" của Việt Á
Sau khi lãnh đạo Công ty Việt Á bị Bộ Công an khởi tố, điều tra, tỉnh Lạng Sơn đã quyết định dừng gói thầu mua hóa chất và vật tư trị giá gần 2 tỷ đồng để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Thông tin nêu trên được ông Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, trao đổi với PV Dân trí sau "b.ê bố.i" liên quan đến Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á).
Sau khi Công ty Việt Á xảy ra "b.ê bố.i", tỉnh Lạng Sơn đã quyết định dừng gói thầu trị giá 1,9 tỷ đồng liên quan công tác phòng, chống dịch (Ảnh minh họa).
Thông tin cụ thể hơn về gói thầu này, một lãnh đạo Sở Y tế Lạng Sơn cho biết, trước đó, để phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, Sở đã đứng ra tổ chức đấu thầu gói "Mua sắm hóa chất, vật tư phục vụ cho xét nghiệm diện rộng phát hiện virus SARS-CoV-2 trên địa bàn huyện Văn Lãng và phạm vi toàn tỉnh Lạng Sơn".
"Công tác đấu thầu mua sắm trang thiết bị vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn do Sở Y tế phụ trách trực tiếp. Theo quy trình, Sở sẽ xin thẩm định giá từ Hội đồng thẩm định giá của tỉnh" - vị này cho hay.
Sau đó, một công ty đã đến chào gói thầu hóa chất LightPower iVASARS-CoV-2 1stRT-rPCR Kit hoặc tương đương, có thông số kỹ thuật phát hiện SARS-CoV-2 bằng phương pháp Taqman Real-time OneStep RT-PCR với số lượng 5.390 test. Sở Y tế đang chuẩn bị phê duyệt gói thầu này.
"Tổng giá trị gói thầu này là 1,98 tỷ đồng với giá bán lẻ là 367.500 đồng/bộ kit test Covid-19. Khi Sở đang thực hiện các bước tiếp theo thì xảy ra vụ việc lãnh đạo Công ty Việt Á bị khởi tố nên hợp đồng chưa được ký kết. Bên cạnh đó, công ty này chỉ chào bán hàng hóa của Công ty Việt Á, không phải là Công ty Việt Á trực tiếp chào thầu" - vị lãnh đạo Sở Y tế Lạng Sơn thông tin thêm.
Đáng chú ý, cũng theo vị lãnh đạo Sở Y tế Lạng Sơn, vào năm 2020, tỉnh Lạng Sơn cũng đã mua vật tư, sản phẩm của Công ty Việt Á để phục vụ công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
"Thời điểm đó chỉ có mỗi Công ty Việt Á bán kit test Covid-19, không ở đâu có mặt hàng này. Sau khi được Hội đồng thẩm định giá tỉnh thông qua, Sở đã mua vật tư. Do lâu rồi nên bản thân tôi không nhớ được số lượng đã mua ở thời điểm đó" - vị này nói.
Như Dân trí đã thông tin, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tổ chức đấu tranh chuyên án với đường dây vi phạm pháp luật trong việc sản xuất, kinh doanh kit xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương có liên quan.
Kết quả điều tra và đấu tranh với các đối tượng thể hiện, Công ty Việt Á do Phan Quốc Việt thành lập, giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật. Tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit test Covid-19.
Đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng kit test Covid-19 cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu khoảng gần 4.000 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định, để thu lợi nhuận bất chính và chi tiề.n ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các đối tượng liên quan Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiề.n phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC nhiều tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.
Đặc biệt, Cơ quan công an đã làm rõ sai phạm trong việc Công ty Việt Á bán kit test Covid cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng, Phan Quốc Việt đã chi tiề.n % ngoài hợp đồng cho Phạm Duy Tuyến - Giám đốc CDC Hải Dương số tiề.n gần 30 tỷ đồng.
Lợi dụng đại dịch để "thổi giá" kit test - Hành vi không còn tình người! Theo ông Lê Như Tiến, các đối tượng phải rất nhẫn tâm mới lợi dụng dịch bệnh để "thổi giá" kit test Covid-19. Bởi việc làm này đổ dồn chi phí lên đầu người bệnh, làm cho người bệnh càng khốn khó hơn. Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Như Tiến - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa,...