Công ty Trung Quốc thử vaccine Covid-19 tại Brazil
Công ty dược phẩm Trung Quốc Sinopharm và bang Parana của Brazil đã đồng ý triển khai cuộc thử nghiệm lớn thứ 4 đối với vaccine Covid-19 tại Brazil, đồng thời sẽ xin phê duyệt theo quy định trong 2 tuần tới – phía Brazil cho biết hôm 29/7.
Nhân viên y tế Brazil khám bệnh.
Một thử nghiệm của công ty Sinopharm sẽ tham gia các giai đoạn thử nghiệm thứ 3 ở Brazil mà các công ty AstraZeneca, Sinovac Biotech và một đối tác Pfizer của BioNTech đã tuyên bố.
Jorge Callado, người đứng đầu Viện công nghệ Parana (Tecpar) nói rằng họ sẽ sớm hoàn tất đề xuất của mình và gửi để phê chuẩn với nhà quản lý y tế liên bang Anvisa.
Video đang HOT
Brazil bị Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Nước này đã trở thành nơi thử nghiệm toàn cầu cho các loại vaccine tiềm năng.
Ứng cử viên vaccine Covid-19 của Sinopharm đã được thử tại Các tiểu vương quốc Ả rập với 15.000 tình nguyện viên.
Trong khi đó Parana cũng đang đàm phán với các nhà nghiên cứu Nga về việc tạo ra vaccine tiềm năng – chính quyền bang nói trong một tuyên bố và cho biết Thống đốc Ratinho Junior sắp gặp đại sứ Nga tại Brazil.
Nga cũng đã liên hệ với Viện Butantan của Sao Paulo của Brazil để thảo luận về việc thử vaccine của mình – giám đốc Viện này cho biết.
Bất chấp quan hệ thân thiết với Trung Quốc, Pakistan sắp cấm TikTok
Pakistan đã phát đi "cảnh báo cuối cùng" với ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok của Trung Quốc bất chấp quan hệ thân thiết giữa 2 nước.
Trong một động thái bất ngờ, chính phủ Pakistan vừa ra lệnh chặn với ứng dụng phát trực tuyến (streaming) Bigo Live của Trung Quốc và phát đi "cảnh báo cuối cùng" với ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok. Hành động này diễn ra bất chấp quan hệ gần gũi giữa Pakistan và Trung Quốc.
Trong thông báo, nhà chức trách Pakistan cho rằng ứng dụng di động có liên quan tới Trung Quốc này chứa những nội dung tục tĩu và trái luân thường đạo lý. Pakistan được cho là không hài lòng với các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc. Tuy nhiên, quyết định này không liên quan tới lý do an ninh hay căng thẳng địa chính trị như hành động cấm 59 ứng dụng di động của Trung Quốc mà Ấn Độ mới ban hành tháng trước. Đây được coi là cú sốc lớn với các doanh nghiệp và chính phủ Trung Quốc bởi Pakistan được coi là đối tác thân thiết với Trung Quốc tại Nam Á. Bắc Kinh cũng đầu tư nhiều tỷ USD tại địa bàn này trong những năm qua.
Không chỉ bị chặn tại Ấn Độ, TikTok cũng đang trở thành mục tiêu bị tấn công tại Mỹ. Chính phủ Mỹ đang cân nhắc lệnh cấm với ứng dụng di động này, cho rằng đây là trận tuyến để thu thập thông tin và chia sẻ tất cả các dữ liệu người dùng với Chính phủ Trung Quốc. TikTok hiện cũng đang vấp phải cuộc điều tra tại Australia với các lý do tương tự. Bởi vậy, ngay cả khi có những quan ngại về an ninh và quyền riêng tư liên quan tới các ứng dụng của Trung Quốc ở Pakistan, Islamabad sẽ không bao giờ thừa nhận công khai thông tin này. Thay vào đó, Pakistan tỏ ra quan ngại về nội dung trên các ứng dụng này, cho rằng chúng ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ.
Hôm 2/7, Cơ quan Quản lý Viễn thông Pakistan (PTA) cho biết đã nhận được một số phản ánh từ nhiều thành phần trong xã hội về các nội dung trên các ứng dụng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, Bigo. Các ý kiến này tỏ ra lo ngại về ảnh hưởng rất tiêu cực với xã hội nói chung và giới trẻ nói riêng. Đây là lý do mà PTA quyết định chặn Bigo Live và ra cảnh báo lần cuối với TikTok. Các động thái chống lại TikTok gia tăng liên tục trong thời gian qua ở Pakistan. Hồi đầu tháng này, một hồ sơ đề nghị cấm lập tức với ứng dụng TikTok được trình lên Tòa án Tối cao thành phố Lahore. Những người đứng tên hồ sơ này cho rằng, ứng dụng có liên quan tới Trung Quốc là "mối nguy hại trong xã hội hiện đại" và đã trở thành nguồn phát tán thông tin khiêu dâm để lấy danh tiếng và thứ hạng trên mạng xã hội.
Tiếp đó, hôm 6/7, nhiều nghị sỹ đã trình lên Quốc hội bang Punjab một nghị quyết kêu gọi cấm TikTok ở Pakistan. Cùng với đó, đã có cả một thỉnh nguyện thư trên trang Change.org nhằm kêu gọi ban hành lệnh cấm ứng dụng này.
TikTok, thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance, hiện là một trong những ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới. Ứng dụng này có hơn 2 tỷ lượt tải xuống trên toàn cầu. Tại Pakistan, TikTok hiện đã có khoảng 39 triệu lượt tải xuống và là ứng dụng di động phổ biến thứ 3 tại nước này sau WhatsApp và Facebook. Trong khi đó, Bigo Live được đăng ký tại Singapore nhưng thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc YY Inc. Ứng dụng này đã có khoảng 17 triệu lượt tải xuống ở Pakistan và đứng thứ 19 trong danh sách ứng dụng phổ biến nhất./.
Mỹ trừng phạt 11 công ty Trung Quốc vì người Duy Ngô Nhĩ Bộ Thương mại Mỹ thông báo đưa 11 doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách trừng phạt vì cáo buộc vi phạm nhân quyền với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Trong thông cáo ngày 20/7, Bộ Thương mại Mỹ cho biết 11 công ty Trung Quốc trên đã tham gia sử dụng các lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ...