Công ty Trung Quốc ‘đánh cược’ lớn vào các mỏ đồng Congo
Các công ty Trung Quốc đang đặt cược lớn vào ngành khai thác mỏ tại Cộng hòa Dân chủ Congo, khi giá đồng tăng lên mức cao nhất trong 7 năm.
Công ty chuyên về khai thác và thăm dò khoáng sản của Trung Quốc, China Molybdenum (CMOC), tiếp tục củng cố vị trí của mình đối với ngành khai thác mỏ Congo sau khi mua lại 95% cổ phần dự án mỏ đồng-coban tại Kisanfu, Congo từ công ty Mỹ Freeport-McMoRan với giá 550 triệu USD.
Công ty Trung Quốc cho biết Kisanfu, nằm ở tỉnh Lualaba, là một trong những dự án đồng và coban chưa phát triển cao cấp, lớn nhất thế giới, chứa khoảng 6,3 triệu tấn đồng và 3,1 triệu tấn coban.
Mỏ Tenke-Fungurume. (Ảnh: Reuters)
Kisanfu nằm cách 33km về phía Tây Nam một dự án khai thác đồng-coban khác, mỏ Tenke-Fungurume, và mỏ này cũng được công ty Trung Quốc mua từ Freeport-McMoRan vào năm 2016.
Steele Li, phó chủ tịch kiêm giám đốc đầu tư của CMOC, cho biết việc mua lại Kisanfu “dự kiến sẽ củng cố thêm vị thế của công ty trong lĩnh vực vật liệu coban và xe điện”. Ông cho biết thêm giao dịch thể hiện “cam kết lâu dài” của công ty tại Congo.
Mark Bohlund, một nhà phân tích nghiên cứu tín dụng tại công ty tư vấn REDD Intelligence, cho biết đồng được Trung Quốc coi là tài sản chiến lược. Sự quan tâm của các công ty Trung Quốc đến lĩnh vực khai thác đồng tại Congo đã có từ lâu.
Video đang HOT
Thương vụ Kisanfu đã khiến tổng đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực khai thác mỏ Congo đạt gần 10 tỷ USD kể từ năm 2012. Trong khi đó, giá đồng bắt đầu “phất lên” 8.000 USD/tấn vào tuần trước lần đầu tiên trong hơn 7 năm.
Tuy nhiên, Samuel Burman, trợ lý kinh tế hàng hóa tại công ty tư vấn Capital Economics có trụ sở tại London, cho biết mức tăng là do đồng USD giảm giá và nhu cầu mạnh ở Trung Quốc và “đã bị phóng đại bởi sự đầu cơ của nhà đầu tư”.
“Chúng tôi cho rằng giá đồng sẽ giảm trong năm tới do việc Trung Quốc rút dần các biện pháp kích thích tài khóa, ảnh hưởng đến nhu cầu” , ông nói.
Charles Robertson, nhà kinh tế trưởng tại Renaissance Capital, cũng đồng tình cho rằng giá đồng tăng là do “sự phục hồi mạnh mẽ của Đông Á (cụ thể là Trung Quốc) và có lẽ là do đồng nhân dân tệ tăng giá khuyến khích các công ty Trung Quốc mua đồng ngay bây giờ khi giá rẻ”.
Trong khi đó nhu cầu về coban tăng đáng kể trong những năm gần đây vì nó được sử dụng trong sản xuất pin xe điện, lĩnh vực mà Trung Quốc đang đầu tư mạnh.
Bên cạnh CMOC, một số công ty Trung Quốc khác, bao gồm Tập đoàn khai thác kim loại màu Trung Quốc (CNMC) thuộc sở hữu nhà nước, và Tập đoàn Khoáng sản và Kim loại cũng sở hữu cổ phần đáng kể về dự trữ đồng và coban ở Congo.
Vào năm 2015, CNMC đã ký một thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD với Gécamines, công ty khai thác mỏ quốc doanh của Congo, cho mỏ đồng và coban Deziwa. Mỏ ước tính có 4,6 triệu tấn đồng và 420.000 tấn coban.
Congo là nhà sản xuất coban lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 60% sản lượng, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Như vậy, lĩnh vực trước đây nằm trong tay các công ty châu Âu và Mỹ, cũng dần nhường chỗ cho các công ty Trung Quốc.
John Kanyoni, phó chủ tịch Phòng khai thác mỏ Congo, cho biết vào tháng trước rằng các công ty Trung Quốc kiểm soát khoảng 70% ngành khai thác mỏ nước này.
Chuyên gia Bohlund nhận định các rủi ro là đáng kể nhưng đang trên đà cải thiện và Tổng thống Congo Felix Tshisekedi cần các đối tác bên ngoài.
“Trung Quốc có thể sẽ chú ý đến những lời chỉ trích đối với thỏa thuận hợp tác Trung Quốc-Congo năm 2007 và tìm cách tham gia một cách minh bạch hơn với Congo, kết hợp với các đối tác khác như IMF và Ngân hàng Thế giới”, ông nói.
Với động lực từ ngành khai thác mỏ, các công ty Trung Quốc có thể tiếp tục đẩy mạnh “lấn sân” sang thủy điện tại Congo. Hiện 6 công ty Trung Quốc do Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc đứng đầu đã thành lập một liên doanh với công ty Tây Ban Nha AEE Power Holdings để xây dựng dự án 11.050 megawatt khổng lồ trên sông Congo.
Trung Quốc chuẩn bị xuất khẩu 400 triệu liều vaccine COVID-19
Các công ty phát triển vaccine của Trung Quốc chuẩn bị cung cấp gần 400 triệu liều vaccine COVID-19 cho các quốc gia khác theo thỏa thuận đã ký kết.
Dữ liệu từ công ty phân tích Airfinity của Anh và Trung tâm Đổi mới Y tế toàn cầu Duke ở Mỹ cho biết, ba công ty hàng đầu của Trung Quốc - Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm), Sinovac Biotech và CanSino Biologics, đẫ đạt được các thỏa thuận để cung cấp 400 triệu liều vaccine COVID-19 cho các quốc gia ở Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Á.
Các thỏa thuận đi kèm với cam kết ngoại giao của Bắc Kinh về việc vaccine COVID-19 do Trung Quốc sản xuất sẽ trở thành "hàng hóa công cộng toàn cầu" cho các nước đang phát triển.
Các công ty Trung Quốc chuẩn bị xuất khẩu 400 triệu liều vaccine COVID-19 cho các nước. (Ảnh: Reuters)
Các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn cung vaccine COVID - 19 hạn chế trên toàn cầu. Thế nhưng, hiệu quả và tính minh bạch của dữ liệu các loại vaccine do Trung Quốc phát triển vẫn còn để ngõ. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng phải điều tiết sự cân bằng giữa nguồn cung bên ngoài với đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho 1,4 tỉ dân trong nước.
Trong một cuộc họp ngắn vào cuối tuần, các quan chức y tế Trung Quốc cho biết, nước này vẫn chưa chấp thuận bất kỳ ứng cử viên vaccine nào tự phát triển. Một số ứng viên đã thu thập đủ dữ liệu để phân tích tạm thời các thử nghiệm giai đoạn 3 và đang được các cơ quan quản lý xem xét, đánh giá để phê duyệt.
Tuy nhiên, các liều vaccine do Trung Quốc phát triển đã bắt đầu được chuyển đi khắp thế giới, trong đó các quốc gia giúp công ty Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng các vaccine sẽ được tiếp cận sớm.
Trong những tuần gần đây, Brazil và Indonesia đều đã nhận được lô hàng vaccine của Sinovac. Cả hai quốc gia này đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn 3 và vẫn chưa phê duyệt vaccine. Dữ liệu về kết quả thử nghiệm sẽ được công bố trong vòng vài ngày tới.
Trong tháng này, Ai Cập đã chấp nhận lô vaccine COVID-19 đầu tiên được phát triển bởi công ty nhà nước Sinopharm, được vận chuyển từ Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) - nơi tiến hành thử nghiệm lâm sàng và phê duyệt vaccine này vào ngày 9/12.
Các cơ quan y tế UAE đã trích dẫn kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vaccine, cho kết quả 86% hiệu quả, mặc dù dữ liệu vẫn chưa được công ty công bố.
Các quốc gia khác có thỏa thuận nhận vaccine COVID-19 do các công ty Trung Quốc phát triển gồm Mexico, Morocco, Chile, Indonesia, Singapore và Thổ Nhĩ Kỳ. Indonesia dẫn đầu về số lượng, với 125,5 triệu liều từ Sinovac, 60 triệu từ Sinopharm và 20 triệu từ CanSino.
Mỹ tung danh sách công ty Trung Quốc và Nga cáo buộc có quan hệ quân sự Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã soạn thảo danh sách các công ty mà họ cho là có liên hệ với quân đội Trung Quốc hoặc Nga. Reuters lần đầu tiên đưa tin vào tháng trước rằng Bộ Thương mại Mỹ đã soạn thảo danh sách các công ty mà họ cho là có liên hệ với quân đội Trung Quốc hoặc Nga,...