Công ty Trung Quốc cho phép nhân viên “nghỉ phép theo tâm trạng” khiến dân mạng không khỏi ghen tị
Sau khi được công ty phê duyệt, cô gái chụp ảnh lá đơn, đăng trên mạng xã hội và thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, đa số bày tỏ sự ngạc nhiên.
Nhiều người bình luận nói ghen tị.
Người phụ nữ đến từ Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, phía đông nam Trung Quốc, đã kể về quá trình xin nghỉ phép bất thường của cô trong một clip lan truyền trực tuyến.
Cô nộp đơn xin nghỉ phép với lý do: “Ở Hàng Châu không có tuyết và tôi cảm thấy rất buồn”. Sau khi được công ty phê duyệt, cô gái chụp ảnh lá đơn, đăng trên mạng xã hội và thu hút hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, đa số bày tỏ sự ngạc nhiên.
Người phụ nữ nói với Riverside Video: “Công ty chúng tôi luôn đề xuất ‘nghỉ phép theo tâm trạng’. Sếp của chúng tôi đã nói rõ rằng, họ có thể yêu cầu nghỉ phép kiểu này bất cứ lúc nào mà không ảnh hưởng đến lương hoặc tiền thưởng hiệu suất”.
Công ty này còn cung cấp nhiều hình thức nghỉ phép độc đáo khác như Ngày Phụ nữ và thậm chí cả Ngày Trẻ em, bên cạnh các kỳ nghỉ truyền thống dành cho đám cưới và tang lễ.
Trong một tin nhắn trước đó, CEO của công ty cho biết: “Nhân viên có quyền nói không với sếp của mình. Ở đây nếu nhân viên không hài lòng có thể trực tiếp nghỉ phép”.
Công ty Trung Quốc cho phép nhân viên “nghỉ phép theo tâm trạng”. Ảnh: Znews.
Video đang HOT
Chính sách này đã khiến nhiều người trên mạng xã hội thích thú, thậm chí một số còn bày tỏ sự ghen tỵ.
Một người bình luận: “Người sếp này thực sự rất khôn ngoan. Để nhân viên làm việc với tâm trạng không tốt có thể dễ dẫn đến sai sót, tổn thất cho công ty”.
“Hãy trân trọng công ty và ông chủ như vậy. Trên đời này không thiếu lý do để nghỉ phép, nhưng lại thiếu một người sếp hiểu và cho phép quyền tự do đó”, người khác nhận xét.
Ở Trung Quốc, văn hóa làm việc 996 (từ 9h sáng đến 9h tối, 6 ngày mỗi tuần) khá phổ biến. Đây là cường độ làm việc cao so với chuẩn thông thường, khiến người lao động cảm thấy căng thẳng, thậm chí kiệt sức.
Sức khỏe tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của người lao động. Đã xuất hiện những trào lưu “phản công việc” trong giới trẻ nước này, điển hình nhất là “nằm thẳng” hay “nằm yên, kệ đời” xuất hiện từ sau đại dịch COVID-19.
Trong bối cảnh đó, các công ty có phúc lợi tốt được chú ý nhiều hơn.
Tháng 3/2023, Pang Donglai, một nhà bán lẻ, tuyên bố sẽ tặng thưởng 5.000-8.000 nhân dân tệ (700-1.100 USD) cho những nhân viên khiếu nại khi cảm thấy bị đối xử bất công trong quá trình làm việc.
Họ được phép làm việc dưới 40 giờ một tuần và có ít nhất 30 ngày phép trong năm, gấp ba lần so với chuẩn trung bình của Trung Quốc.
Chính sách trên khiến nhiều người cảm thấy phấn khởi, đặc biệt khi nó được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Chê đồ ăn không ngon, một reviewer bị chủ nhà hàng đánh đến chảy máu đầu
Chỉ vì nhận xét món cơm cuốn của nhà hàng không ngon, không xứng đáng với giá tiền, người đàn ông đã bị chủ nhà hàng đánh đến chảy máu đầu, phải vào bệnh viện cấp cứu, khâu 5 mũi.
Anh Lưu Vĩ Kiện (nickname là Toyz), người Đài Loan (Trung Quốc) là một reviewer khá nổi tiếng trên mạng xã hội. Mới đây đã tới nhà hàng hải sản theo phong cách Nhật Bản của một ngôi sao mạng xã hội khác có tên Siêu Ca để ăn tối.
Trong bữa ăn này, Lưu Vĩ Kiện đã phát sóng trực tiếp và đánh giá các món ăn mà mình đã gọi. Nào ngờ, chỉ vì nhận xét món cơm cuốn của nhà hàng không ngon, không xứng đáng với giá tiền, Lưu Vĩ Kiện đã bị Siêu Ca đánh đến chảy máu đầu, phải vào bệnh viện cấp cứu, khâu 5 mũi.
Lưu Vĩ Kiện (nickname là Toyz) là một reviewer khá nổi tiếng trên mạng xã hội. Ảnh: CNT
Sau khi bị bắt, Siêu Ca thừa nhận việc đánh người là sai nhưng khẳng định, nếu có thời gian quay lại, anh vẫn sẽ đánh reviewer Lưu Vĩ Kiện vì đã phản ánh tiêu cực, không chân thực về các món ăn của nhà hàng. Hiện, Siêu Ca đã nộp bảo lãnh và được tại ngoại.
Bài đăng này nhanh chóng thu hút sự thảo luận từ cộng đồng mạng, một số người cho rằng reviewer Lưu Vĩ Kiện cố ý nhắm đến Siêu Ca, ẩm thực là trải nghiệm chủ quan, không nên nhận xét bừa. Tuy nhiên phần đông lại nhận xét rằng reviewer Lưu Vĩ Kiện là một người khá công bằng, anh chấm điểm món ăn không chỉ vì độ ngon mà còn phụ thuộc vào giá trị.
Dưới đây là một số bình luận của cư dân mạng.
"Anh ấy hiếm khi chê những món ăn có giá phải chăng";
"Tiêu chí của Lưu Vĩ Kiện có liên quan đến giá trị sản phẩm, nghĩa là đã đắt tiền thì phải xứng đáng";
"Theo Lưu Vĩ Kiện, bạn bỏ ra nhiều tiền thì nên nhận được chất lượng tương xứng";
"Thành thật mà nói, những gì Lưu Vĩ Kiện nói không ngon thì gần như là không ngon thật"...
Trước đó, một chủ nhà hàng ở huyện An Cát, thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã khiến dân mạng phẫn nộ vì lăng mạ thực khách bằng những lời lẽ tục tĩu rồi dùng ghế ném, đuổi khách chỉ vì người này chê quán lên đồ quá ít, không bõ ăn.
Chủ nhà hàng dùng ghế ném, đuổi khách chỉ vì người này chê quán lên đồ quá ít, không bõ ăn. Ảnh: Sina.
Không còn cách nào khác, nhóm thực khách đã phải gọi cảnh sát. Khi tất cả về đồn, chủ nhà hàng vẫn không xin lỗi, nỗ lực hòa giải của cảnh sát không có kết quả. Đến đây thì nhóm khách du lịch đã quá mệt mỏi, chỉ muốn quay về Thượng Hải thật nhanh. Cuối cùng, hai bên đều bỏ về.
Sau khi vụ việc xảy ra, những thực khách đã lên mạng bình luận dưới phần đánh giá nhà hàng: "Chủ nhà hàng đã đánh người!".
Đến tận lúc bị bình luận, đánh giá xấu, chủ nhà hàng mới hạ giọng: "Lần này chúng tôi đã xử lý không tốt. Tôi thực sự xin lỗi". Tuy nhiên, nhóm thực khách không chịu xóa bình luận, không đánh giá lại.
Đại diện cảnh sát cho biết, toàn bộ sự việc vẫn đang được điều tra, xử lý để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh địa phương.
Đi hàng trăm kilomet đến đón dâu, chú rể bị từ chối vì quên mang một thứ TRUNG QUỐC - Giờ đẹp đón dâu đã đến nhưng cô dâu nhất định không chịu ra xe hoa vì chú rể đã quên mang một thứ được cô dặn dò từ trước đó. Đám cưới là ngày trọng đại của đời người, thế nhưng không ít sự cố nhỏ xảy ra lại khiến ngày vui trở thành nỗi buồn của nhân vật...