Công ty TNHH Chứng khoán Shinhan Việt Nam phát hành thành công 700 tỷ đồng trái phiếu của Gelex quý II vừa qua
Nền kinh tế toàn cầu đang bị tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, trong đó, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán cũng đã trải qua sự biến động lớn. Các tổ chức tài chính, tín dụng trở nên thận trọng hơn trong việc đầu tư, cho vay và tập trung vào quản trị rủi ro.
Trong bối cảnh đó, Công ty TNHH Chứng khoán Shinhan Việt Nam ( SSV) phấn khởi khi thu xếp thành công 700 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 3 năm của Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam ( Gelex) trong đợt phát hành cuối tháng 5 vừa qua.
Đây là lần thứ 2 tiếp theo đợt phát hành 400 tỷ trái phiếu Gelex năm 2018, dựa trên niềm tin vững chắc giữa SSV và Gelex Group. Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam tham gia vào việc phát hành trái phiếu với vai trò là Ngân hàng Đại lý phụ trách đăng ký, lưu ký, chuyển nhượng và thanh toán của trái phiếu và đại lý quản lý tài sản đảm bảo.
Gelex là tập đoàn thiết bị điện số 1 tại Việt Nam với danh mục sản phẩm đa dạng. Tập đoàn có hai mảng kinh doanh chính bao gồm sản xuất công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Kinh doanh sản xuất công nghiệp bao gồm các ngành sản xuất thiết bị điện và vật liệu xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng bao gồm các ngành công nghiệp trọng điểm quốc gia như năng lượng tái tạo, tài nguyên nước và bất động sản khu công nghiệp.
Video đang HOT
SSV đến với thị trường Việt Nam từ năm 2016, được sở hữu 100% bởi Tập đoàn Đầu tư Shinhan (Shinhan Investment Corp – SHIC) tại Hàn Quốc. SHIC là tập đoàn chứng khoán hàng đầu tại thị trường vốn Hàn Quốc, có lịch sử thành lập từ năm 1973.
SHIC đang có tổng vốn cổ phần là 2,89 tỷ đô la và quản lý hơn 110 tỷ đô la tài sản cho khách hàng. SHIC được hai tổ chức xếp hạng tín dụng toàn cầu là S&P và Moody’s đánh giá rất cao với hệ số tín nhiệm là A- (S&P)và A3 (Moody).
Việc SSV tham gia thị trường vốn trong nước là một điểm nhấn mới và tích cực của thị trường. Với lợi thế am hiểu thị hiếu của các nhà đầu tư, SSV không những mở ra thêm một cánh cửa huy động vốn cho các tổ chức phát hành trong nước, mà còn giúp mang lại một nguồn vốn dồi dào chưa được khai thác cho thị trường.
Gelex phát hành 1.150 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, không chuyển đổi với lãi suất cố định 6.95%/năm
Mục đích của đợt phát hành trái phiếu này nhằm huy động vốn vay dài hạn và lãi suất cố định cho các dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo.
Tổng Công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (GELEX - mã chứng khoán GEX) đã phát hành riêng lẻ thành công 1.150 tỷ đồng trái phiếu. Đây là trái phiếu riêng lẻ, không chuyển đổ, có kỳ hạn 10 năm với lãi suất cố định 6,95%/năm.
Trái phiếu được bảo lãnh thanh toán bởi CGIF - Quỹ đầu tư và bảo lãnh tín dụng (Credit Guarantee anh Invest Facility) - một quỹ đầu tư tín thác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Toàn bộ số tiền thu được 1.150 tỷ đồng dự kiến dùng cho các dự án năng lượng tái tạo đã và đang được triển khai của Tông Công ty như nhà máy điện mặt trời Ninh Thuận (50Mwp), điện gió Hướng Phùng 2 và 3 (50 Mw). Định hướng của GELEX là huy động vốn vay dài hạn và lãi suất cố định cho các dự án cơ sở hạ tầng nhằm giảm thiểu rủi ro biến động lãi suất và cố định được hiệu quả của các dự án hạ tầng.
Tính đến ngày 30/9, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn của Gelex là 8.589 tỷ đồng, tăng 46% so với đầu kỳ. Trong đó, vay trái phiếu là 3.294 tỷ đồng, chiếm 38% nợ.
Tổng Công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (GELEX Holding) là công ty hoạt động theo mô hình Công ty Quản lý vốn đầu tư (công ty Holdings). Công ty mẹ sở hữu và quản lí vốn của các công ty thành viên. Công ty có hai mảng kinh doanh chính là sản xuất công nghiệp và cơ sở Hạ tầng.
Hiện mảng sản xuất công nghiệp (thiết bị điện) của Tổng công ty đang đứng đầu trong ngành sản xuất thiết bị điện tại Việt Nam. Các hoạt động kinh doanh Cơ sở hạ tầng còn lại gồm tiện ích điện nước, bất động sản và logistics. Trong đó, Gelex đang tập trung đầu tư và phát triển ngành sản xuất năng lượng tái tạo như điện mặt trời và điện gió với quy mô khoảng 550 MW trong vòng 3 năm tới.
Nói về CGIF - đây là quỹ được góp vốn chính từ chính phủ các nước ASEAN cộng 3 (gồm 10 thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và ADB, có quy mô hơn 1 tỷ USD. Tiêu chí để cấp bảo lãnh của CGIF là các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có năng lực phát triển trong tương lai đồng thời tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội của ADB.
Từ khi bắt đầu nghiệp vụ bảo lãnh vào cuối tháng 4/2013, CGIF đã bảo lãnh cho 31 đợt phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp ASEAN. Và CGIF cũng không còn xa lạ tại Việt Nam. Thương vụ bảo lãnh cho Gelex là thương vụ thứ 8 mà CGIF bảo lãnh bằng Việt Nam Đồng, nâng tổng giá trị bảo lãnh lên khoảng 532 triệu USD. Trước Gelex, tại Việt Nam CGIF từng bảo lãnh trái phiếu cho một số doanh nghiệp như Tập đoàn Vingroup (3.000 tỷ đồng), Masan Consumer (2.100 tỷ đồng), Cơ điện lạnh REE (2.318 tỷ đồng), Hoàn Mỹ (2.330 tỷ đồng), PAN Group (1.035 tỷ đồng) và Thế giới di động (1.335 tỷ đồng)...
Trái phiếu được Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam phát hành trong vai trò đại lý phát hành và phân phối trái phiếu tới các nhà đầu tư tổ chức trong nước và quốc tế.
Vân Thu
Theo Nhịp Sống Việt
Nóng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Trong bối cảnh ngân hàng hạn chế cho vay trung và dài hạn, rất nhiều doanh nghiệp (DN) đã chuyển sang kênh huy động vốn mới, đó là phát hành trái phiếu DN (TPDN). Thống kê từ Bộ Tài chính cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2020, thị trường TPDN phát triển nhanh, đạt trên 58.000 tỷ đồng. Hơn 49% trái phiếu...