Công ty Tiến Nông và câu chuyện 365 ngày cùng nông dân xuống đồng
Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông ( Công ty Tiến Nông) coi người nông dân là trọng tâm trong chiến lược phát triển.
Trung tâm Chăm sóc phục vụ nông dân Việt Nam (thuộc Công ty Tiến Nông) tổ chức Chương trình “365 ngày cùng nông dân xuống đồng”. Ảnh: Công ty Tiến Nông.
Công ty Tiến Nông phụng sự lợi ích của nhà nông
Với sứ mệnh phụng sự “giúp nông dân giàu có, cùng Việt Nam thịnh vượng”, trải qua hơn 1/4 thế kỷ (1995-2021), Công ty Tiến Nông đã khẳng định được sự thành công của thương hiệu luôn đồng hành, gắn bó với Nông nghiệp – Nông dân Việt Nam.
Trong năm 2020, Công ty Tiến Nông đã cho ra đời Trung tâm chăm sóc phục vụ Nông dân Việt Nam kết hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ Tiến Nông.
Đây sẽ là cơ sở để Công ty Tiến Nông đưa những tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến nhất, những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất để cùng tổ chức sản xuất nông nghiệp với bà con nông dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bước tiến này sẽ hiện thực hóa giấc mơ trở thành “đơn vị phục vụ nông dân tốt nhất Việt Nam” của Công ty Tiến Nông trong năm 2021.
Trên cơ sở đặc thù về địa hình, đất đai, khí hậu của từng vùng miền khác nhau, Trung tâm chăm sóc phục vụ Nông dân Việt Nam đã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai chương trình “365 ngày cùng nông dân xuống đồng”. Mục đích của chương trình là tư vấn, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật đến từng hộ nông dân.
Video đang HOT
Cán bộ Trung tâm Chăm sóc phục vụ nông dân Việt Nam hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật canh tác cây lạc trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Công ty Tiến Nông.
Nội dung của chương trình là những buổi tập huấn, hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp cho bà con nông dân kỹ thuật canh tác cây trồng phù hợp với từng vùng đất, khí hậu, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, sử dụng phân bón đúng cách. Thông qua chương trình, nông dân sẽ giảm chi phí sản xuất, năng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản và tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích.
Tiến Nông – tiếng nói của nhà nông
Trong không khí của những ngày đầu Xuân Tân Sửu, bà con nông dân các tỉnh miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… phấn khởi xuống đồng tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ mùa chiêm xuân.
Nắm bắt khung lịch thời vụ ở các địa phương này, các cán bộ thuộc Trung tâm Chăm sóc phục vụ nông dân Việt Nam đã thực hiện hàng loạt chương trình cùng nông dân xuống đồng, gieo mùa vàng bội thu với mục tiêu giúp nông dân gặt hái được nhiều thắng lợi trong năm mới.
Trên cánh đồng lạc tại huyện Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, nông dân Lê Văn Bốn không dấu được niềm vui được mùa: “Mấy năm trở lại đây, mọi người cứ than thở việc nhiều nông dân bỏ ruộng không gieo trồng. Tuy nhiên những người nông dân như chúng tôi vẫn sống dựa vào cây lúa, cây màu là chính nên tôi đã mượn lại những mảnh ruộng của một số gia đình không làm, mạnh dạn đầu tư canh tác cây trồng trên diện tích lớn.
Thời gian vừa rồi chúng tôi được cán bộ Công ty Tiến Nông đến tận nhà, ra tận đồng để hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp kỹ thuật chăm sóc cây trồng sao cho vừa tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh tế cao lại an toàn cho chính mình và người tiêu dùng. Nhờ có sự “tiếp sức” của cán bộ Công ty Tiến Nông, nhiều hộ gia đình như chúng tôi yên tâm sản xuất và đầu tư mô hình canh tác lớn”.
Các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao do Công ty Tiến Nông phối hợp cùng bà con nông dân thực hiện như mô hình thâm canh lúa, ngô; mô hình trồng lạc, củ đậu; mô hình trồng rau xanh an toàn; mô hình trồng cây ăn quả. Ảnh: Công ty Tiến Nông.
Kể về mối “nhân duyên” này, ông Bốn cho biết thêm, sau khi tích tụ được hơn một ha đất ruộng, gia đình anh đầu tư cả vào trồng lạc. Được cán bộ Công ty Tiến Nông hướng dẫn, gia đình ông sử sử dụng phân bón Tiến Nông chuyên dùng cho cây lạc; tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất. Cây lạc sinh trưởng tốt, không bị đổ ngã, tỷ lệ hạt chắc, củ to. Sau hơn 90 ngày gieo trồng, cây lạc cho thu hoạch năng suất ước đạt khoảng 3 tạ/sào (500 m2). Tuỳ theo mức giá thị trường dao động, trừ chi phí gia đình ông Bốn lãi khoảng 2 – 3 triệu đồng/sào.
Bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp nông dân, Trung tâm chăm sóc phục vụ nông dân Việt Nam phối hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ Tiến Nông xây dựng các mô hình điểm gắn với công tác hỗ trợ cây giống, phân bón cho người nông dân.
Với sự đồng hành thường xuyên của cán bộ trung tâm chăm sóc phục vụ nông dân Việt Nam và sức lan tỏa từ hiệu quả của các mô hình thí điểm, nhiều hộ nông dân đã chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Ngày càng xuất hiện nhiều các điển hình nông dân Tiến Nông thân thiết làm kinh tế giỏi với thu nhập mỗi năm lên tới hàng trăm triệu đồng .
Với việc đẩy mạnh chuyển giao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, Trung tâm chăm sóc phục vụ nông dân Việt Nam đã thực sự đồng hành cùng người nông dân, tạo cơ hội cho các nông hộ có điều kiện nâng cao trình độ thâm canh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Phát triển bền vững ĐBSCL: Thích ứng với biến đổi khí hậu
Chiều 30/3, Trường ĐH Cần Thơ tổ chức Hội nghị quốc tế Phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long với chủ đề: "Nông nghiệp, Thủy sản và Môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu".
Quang cảnh hội nghị.
Tham dự Hội nghị có đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Văn phòng JICA Việt Nam); đại diện lãnh đạo các địa phương ĐBSCL; các nhà khoa học và doanh nghiệp.
Hội nghị quốc tế Phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long nằm trong sự kiện kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Trường ĐH Cần Thơ (31/3/1966 - 31/3/2021).
Hội nghị nhằm trình bày các kết quả nghiên cứu của Dự án nâng cấp Trường ĐH Cần Thơ. Tăng cường hợp tác giữa Trường ĐH Cần Thơ, công ty và chính quyền địa phương. Thảo luận các nghiên cứu, hướng tiếp cận trong tương lai để áp dụng cho các cộng đồng địa phương.
Phát biểu khai mạc hội nghị, GS Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho biết: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, triển khai nhiều giải pháp để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho vùng ĐBSCL.
Tuy nhiên, có những thách thức mà vùng ĐBSCL phải đối mặt do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân.
Bên cạnh đó, việc huy động, sử dụng nguồn lực cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Mặt bằng học vấn và tỷ lệ ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến của vùng thấp hơn mức bình quân chung của cả nước; chất lượng giáo dục, y tế vẫn còn thấp so với yêu cầu, nhân lực chất lượng cao đang có xu hướng dịch chuyển sang các địa phương khác...
Theo GS Hà Thanh Toàn, để giải quyết những thách thức nêu trên, góp phần giúp vùng ĐBSCL phát triển bền vững, thịnh vượng, trên cơ sở chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển. Bảo đảm được cuộc sống ổn định, khá giả của người dân cũng như bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của vùng.
Việc đầu tư, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Dự án Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ sử dụng vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) được thực hiện trong 7 năm (từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2022) với tổng kinh phí 2.250 tỷ đồng.
Mục tiêu tổng thể của Dự án là "Nâng cấp Trường ĐH Cần Thơ thành trường đại học xuất sắc, đạt chuẩn quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và quản trị đại học". Trong đó, tập trung vào 3 lĩnh vực Nông nghiệp, Thủy sản, Môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, gia tăng giá trị nông nghiệp và thủy sản ở vùng ĐBSCL.
Dự án này có 5 hợp phần chính: Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển cơ sở vật chất; Đầu tư thiết bị nghiên cứu; Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học; Dịch vụ tư vấn.
Trong đó, hợp phần nghiên cứu khoa học gồm 36 chương trình, được chia thành 3 đợt, mỗi chương trình kéo dài 3 năm, được đầu tư tổng kinh phí vay lại là 81,72 tỷ đồng (do Trường ĐH Cần Thơ chi trả vốn và lãi). Từ khi bắt đầu thực hiện vào tháng 5/2017 đến nay, các chương trình nghiên cứu đã đạt được những kết quả nhất định.
Dư nợ cho vay trong nhiều lĩnh vực ưu tiên tăng Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, tính đến cuối tháng 2-2021, dư nợ cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên như: cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho vay đối với hoạt động xuất nhập khẩu... tăng so với cuối năm 2020....