Công ty Thủy điện Sơn La sắp cán mốc sản lượng phát điện 100 tỷ kWh
Sau 10 năm vận hành Nhà máy Thủy điện Sơn La và 4 năm đối với Nhà máy Thủy điện Lai Châu, Công ty Thủy điện Sơn La sẽ cán mốc sản lượng phát điện 100 tỷ KWh vào ngày 11/10 này.
Nhà máy Thủy điện Sơn La. (Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN)
Thông tin từ Công ty Thủy điện Sơn La cho biết ngày 11/10/2020, sau 10 năm vận hành Nhà máy Thủy điện Sơn La và 4 năm đối với Nhà máy Thủy điện Lai Châu, Công ty Thủy điện Sơn La sẽ cán mốc sản lượng phát điện 100 tỷ KWh.
Công ty Thủy điện Sơn La (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) thành lập ngày 14/2/2011, được giao nhiệm vụ quản lý và vận hành hai nhà máy thủy điện. Đó là Nhà máy Thủy điện Sơn La với công suất 2.400 MW gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy 400 MW và Nhà máy Thủy điện Lai Châu với công suất 1.200 MW gồm 3 tổ máy, mỗi tổ máy 400 MW nằm trên bậc thang sông Đà.
Video đang HOT
Mỗi năm, hai nhà máy này cung cấp lên hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 12 tỷ kWh, chiếm khoảng 7% tổng sản lượng hệ thống điện quốc gia.
Đây là hai nhà máy thủy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế- xã hội, quốc phòng-an ninh nên đều được đưa vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty Thủy điện Sơn La luôn là đơn vị dẫn đầu về giá trị, tỷ trọng đóng góp vào ngân sách tại địa phương các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh Tây Bắc.
Tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước của công ty từ khi thành lập đến nay xấp xỉ 17.000 tỷ đồng; trong đó, nộp ngân sách nhà nước từ Nhà máy Thủy điện Sơn La xấp xỉ 13.400 tỷ đồng và Nhà máy Thủy điện Lai Châu xấp xỉ 3.600 tỷ đồng.
Đặc biệt, việc đưa công trình Thủy điện Sơn La vào vận hành không những làm tăng điện lượng sản xuất hàng năm cho Thủy điện Hòa Bình trung bình 1,2 tỷ kWh, mà còn điều tiết lũ cho hồ thủy điện Hòa Bình, hạ du Đồng bằng Bắc Bộ và cung cấp nước cho hạ lưu vào mùa khô./.
PVN ước doanh thu 9 tháng đạt 423.200 tỷ đồng
PVN ghi nhận tổng doanh thu đạt 423.200 tỷ đồng, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hai đơn vị Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau đã xuất khẩu kỷ lục 320.000 tấn phân bón trong tháng 9.
Theo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ghi nhận trữ lượng dầu khí đạt 15 triệu tấn quy dầu. Tổng sản lượng khai thác đạt 15,71 triệu tấn quy dầu, vượt 4% kế hoạch 9 tháng. Sản xuất đạm đạt 1,34 triệu tấn, vượt 9% kế hoạch 9 tháng.
Về tài chính, PVN ghi nhận tổng doanh thu đạt 423.200 tỷ đồng, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm trước và nộp ngân sách Nhà nước đạt 50.200 tỷ đồng. Tập đoàn cho biết vẫn cơ bản duy trì tình hình tài chính ở mức độ ổn định, tích cực.
Cuộc họp trực tuyến về tình hình sản xuất, kinh doanh tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2020 của PVN.
Tập đoàn đã tiết giảm 636 tỷ đồng trong tháng 9 và lũy kế từ đầu năm thực hiện tiết giảm 7.170 tỷ đồng. Một số đơn vị có thành tích nổi bật trong tháng 9 như Vietsovpetro đã đưa giàn BK 21 vào hoạt động vượt tiến độ 1 tháng, đón dòng dầu đầu tiên ngày 2/10; Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) đã hoàn thành đợt bảo dưỡng tổng thể lần 4. Hai đơn vị khác là Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau đã xuất khẩu được 320.000 tấn phân bón, đạt kỷ lục.
Với những kết quả khả quan, PVN vẫn được Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm độc lập tích cực ở mức BB . Trong khi đó các ông lớn dầu khí trên thế giới đang lâm cảnh thua lỗ, cắt giảm nhân sự, rao bán tài sản. Exxon Mobil thông báo sẽ cắt giảm 1.600 việc làm ở châu Âu đến cuối năm 2021, Royal Dutch Shell thông báo cắt giảm 7.000 - 9.000 việc làm, Schlumberger có kế hoạch cắt giảm 21.000 việc làm...
Giá xăng dầu hôm nay (9/10): Giá dầu tăng nhẹ khi đón nhiều thông tin tích cực Giá xăng dầu thế giới trong phiên giao dịch sáng sớm nay đồng loạt đi lên so với giao dịch cùng giờ hôm qua. Nhà đầu tư đang hy vọng rằng Quốc hội Mỹ có thể thông qua ít nhất một gói kích thích từng phần. Giá xăng dầu thế giới Trong phiên sáng nay, giá dầu thô WTI giao ngay không biến...