Công ty Thuốc lá Thăng Long tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2022
Ngày 19/4, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2022, đồng thời nhận khen thưởng của các cấp cho các cá nhân, tập thể của công ty đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và lao động năm 2021 như Bằng khen của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Cờ thi đua của Công đoàn Công Thương Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp…
Báo cáo và các ý kiến tại hội nghị nhấn mạnh, năm 2021 mặc dù còn khó khăn do dịch bệnh tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Giá cả nguyên phụ liệu tăng, vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, người lao động phải giãn cách, nghỉ làm, phát sinh các chi phí trong phòng chống dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu bị động, gián đoạn… nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm cao của toàn thể người lao động đã đồng hành cùng Ban lãnh đạo Công ty Thuốc lá Thăng Long hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, cũng như các chỉ tiêu trong Nghị quyết Hội nghị người lao động năm 2021 của công ty đã đề ra.
Theo đó, đối với công ty mẹ, sản lượng tiêu thụ của công ty đạt: 1.652 triệu bao, vượt 19% so với Nghị quyết người lao động. Nộp ngân sách trên 4.015 tỷ đồng, vượt 13,14% và tăng 11,25% so CKNT. Doanh thu đạt trên 6.103 tỷ đồng, vượt 12,5% và tăng 9,4% so cùng kỳ năm trước. Đối với toàn nhóm công ty sản lượng tiêu thụ đạt trên 1.862 triệu bao, vượt 4,67% và tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước. Tại hội nghị, các đại biểu cũng nghiêm túc kiểm điểm những vấn đề còn tồn tại như: Cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt hơn cho sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn nữa cho người lao động, thị phần của các sản phẩm cao cấp của công ty đã từng bước được cải thiện nhưng chưa đạt kỳ vọng đề ra, hệ thống máy móc, thiết bị cũ cần được đổi mới, nâng cấp…
Đồng thời, Ban lãnh đạo công ty cũng đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2022 với các tiêu chí cụ thể như: Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch SXKD chính trong toàn nhóm công ty với tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ là 1.784 triệu bao. Doanh thu thuần đạt 7.159 tỷ đồng. Tiền lương bình quân của CBCNV bằng hoặc cao hơn năm 2021.
Video đang HOT
Ngoài các chỉ tiêu về kế hoạch sản xuất kinh doanh, Ban lãnh đạo cũng đề ra một số giải pháp về công tác nguyên vật liệu; tiêu thụ và thị trường; tổ chức sản xuất; tài chính; tổ chức lao động và tái cơ cấu; công tác kỹ thuật, quản lý chất lượng; công tác đầu tư; công tác an toàn – vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; công tác đời sống và thực hiện các phong trào thi đua.
Với những định hướng, mục tiêu cụ thể đề ra, Ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể CBCNV Thuốc lá Thăng Long quyết tâm đoàn kết, đồng lòng khắc phục mọi khó khăn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị đại biểu người lao động công ty năm 2022.
Nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi
Bước sang tháng 4/2022, một số ngân hàng đã công bố biểu lãi suất huy động mới. Trong đó, lãi suất nhiều kỳ hạn tiếp tục được điều chỉnh tăng.
Hoạt động nghiệp vụ tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CBBank). Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) điều chỉnh tăng thêm từ 0,1-0,3%/năm lãi suất tiết kiệm ở nhiều kỳ hạn kể từ ngày 1/4. Cụ thể, NamABank tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng thêm 0,3%/năm lên mức 6,5%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng 0,1%/năm lên 6,6%/năm; kỳ hạn 10-11 tháng, lãi suất tăng 0,3%/năm lên 6,8%/năm.
Đây cũng là một trong những ngân hàng có mức lãi suất cao nhất nằm trong nhóm đầu hệ thống với lãi suất cao nhất lên tới 7,4%/năm cho tiền gửi online kỳ hạn từ 16 tháng trở lên khi gửi online và 7,2%/năm với kỳ hạn 12-15 tháng.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank) đã điều chỉnh lãi suất huy động cao nhất của ngân hàng này lên thành 7%/năm, tăng 0,2%/năm so với hồi đầu tháng 3/2022. Mức lãi suất này áp dụng cho tiền gửi tiết kiệm online kỳ hạn 24 tháng.
Lãi suất kỳ hạn 18 tháng tại VietCapitalBank cũng tăng 0,2%/năm lên 6,9%/năm trong khi lãi suất kỳ hạn 12 tháng vẫn giữ nguyên mức 6,6%/năm.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tăng lãi suất huy động cao nhất kỳ hạn 12 tháng lên tới 7,8%/năm. Đây cũng là mức lãi suất huy động cao nhất hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, để được hưởng mức lãi suất này, khách hàng cần đáp ứng điều kiện gửi tiền từ 999 tỷ đồng trở lên. Đối với khoản gửi dưới 999 tỷ đồng, lãi suất áp dụng từ 4,7-4,9%/năm.
Từ nửa cuối tháng 3, nhiều ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB)... cũng tăng lãi suất tiền gửi, phổ biến tăng từ 0,1-0,3%/năm.
Về lãi suất huy động cao nhất tại các ngân hàng, đứng ngay sau quán quân Techcombank với 7,8%/năm là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với lãi suất tiết kiệm cao nhất là 7,6%/năm, áp dụng cho tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 13 tháng; NamABank với 7,4%/năm. Tiếp đó là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) với lãi suất 7,1%/năm, gửi từ 100 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 13 tháng; Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) và VietCapitalBank với 7%/năm...
Về lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) có mức lãi suất cao nhất là 0,25%/năm áp dụng cho gửi tiền trực tuyến. Trong khi đó, lãi suất với loại tiền gửi này tại các ngân hàng hầu hết chỉ là 0,1-0,2%/năm.
Xu hướng nhích tăng lãi suất huy động đã được ghi nhận kể từ sau Tết Nguyên đán. Tuy vậy, với nhóm các ngân hàng lớn là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), lãi suất huy động vẫn giữ ổn định ở mức 5,5-5,6%/năm.
Theo Trung tâm phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, mặt bằng lãi suất hiện đã chạm đáy và khó có thể giảm thêm. Do đó, SSI dự báo từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ tăng dần và phụ thuộc nhiều vào khả năng hồi phục của nền kinh tế cũng như diễn biến của lạm phát. Cụ thể, mặt bằng lãi suất huy động dự kiến tăng nhẹ thêm từ 0,2-0,25% trong nửa cuối năm.
Tiêu thụ thép trong nước giảm, xuất khẩu tăng Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) tình hình sản xuất thép xây dựng tháng 11 đạt kết quả tốt so với tháng trước và cùng kỳ năm 2020, song sản lượng tiêu thụ lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trái với diễn biến trong nước, xuất khẩu thép lại có mức tăng trưởng mạnh cả về...