Công ty tài chính Mỹ tìm cách giảm thiểu rủi ro ở Trung Quốc sau chiến thắng của ông Trump
Dưới thời Chính quyền Trump 2.0, nhiều công ty tài chính Mỹ được cho là sẽ tìm cách “bỏ chạy” hoặc tách rời với các cơ sở kinh doanh hoặc tạm dừng kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro vì lo ngại về căng thẳng địa chính trị giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Giao dịch viên làm việc tại sàn chứng khoán New York, Mỹ ngày 31/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trung Quốc là thị trường “béo bở” cho các ngân hàng đầu tư Phố Wall và các công ty quản lý tài sản lớn của Mỹ mở rộng trong thập kỷ trước đại dịch COVID-19. Đây cũng là giai đoạn mà Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới – ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế tới 2 con số.
Tuy nhiên, với việc ông Trump quay trở lại nắm quyền, các công ty trên sẽ phải đối mặt với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington. Khi đó, các chi nhánh, văn phòng kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp sẽ phải vật lộn trong tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc và những thay đổi về quy định liên quan sẽ ảnh hưởng đến doanh thu trong tương lai. Bên cạnh đó, trong các cuộc vận động tranh cử trước đây, ông Trump cũng đề xuất áp thuế nhập khẩu lên tới 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, dự báo sẽ gây khó khăn hơn cho nền kinh tế này.
Các nhà phân tích lo ngại về các biện pháp mà ông Trump có thể thực hiện để từng bước hạn chế, ngăn chặn dòng vốn của Mỹ chảy vào Trung Quốc và khiến các công ty tài chính Mỹ khó khăn hơn khi hợp tác với đối tác Trung Quốc.
Video đang HOT
Giám đốc nghiên cứu Joe Jelinek của công ty tư vấn Kapronasia có trụ sở tại Singapore cho biết ông Trump có thể sẽ áp dụng lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, làm tăng rủi ro về mặt pháp lý đối với các công ty tài chính Mỹ đang hoạt động tại đây.
Theo ông Jelinek, với việc tăng cao hoặc thiết lập mới các mức thuế quan và kiểm soát vốn có thể sẽ khiến nhiều công ty Phố Wall không còn muốn mở rộng sang thị trường Trung Quốc do lo ngại đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn và các những quy định khác. Ông Jelinek cho biết: “Nhiều khả năng các công ty Mỹ sẽ xem xét lại các chiến lược của mình tại Trung Quốc để giảm thiểu những rủi ro này” và điều đó có thể dẫn đến việc rút lui hoặc trì hoãn đầu tư.
Theo một giám đốc điều hành cấp cao của một công ty tài chính lớn của Mỹ đã được cấp phép tại Trung Quốc, công ty của ông đã phải đắn đo và trải qua một vài vòng thảo luận về “vấn đề quản lý rủi ro” trong nhiều tháng trước thời điểm bầu cử Mỹ. Vị giám đốc này cho biết sau khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, công ty hiện tập trung vào việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc thành một đơn vị hoạt động độc lập “tự duy trì”. “Sẽ là một chặng đường rất gập ghềnh đối với các công ty tài chính Mỹ đang kinh doanh tại Trung Quốc”, vị giám đốc điều hành trên đã cho biết.
Ông Donald Trump phát biểu trước những người ủng hộ tại Trung tâm Hội nghị Palm Beach, bang Florida. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Một số công ty Phố Wall đã thu hẹp hoạt động tại Trung Quốc do nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại và đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý nước này trong hoạt động giao dịch và huy động vốn vài năm qua. Điều này cũng đã làm giảm tiềm năng doanh thu đến từ thị trường Trung Quốc.
Theo dữ liệu của Dealogic, trong năm 2024, doanh thu của 5 ngân hàng đầu tư hàng đầu của Mỹ tại Trung Quốc gồm Goldman Sachs, Morgan Stanley, JPMorgan, Bank of America và Citigroup đạt mức 454 triệu USD. Mức doanh thu này tăng so với năm 2023 (276 triệu USD), nhưng giảm đáng kể so với mức đỉnh điểm 1,6 tỷ USD vào năm 2020. Ngay cả vấn đề căng thẳng địa chính trị Mỹ – Trung dưới thời Tổng thống Joe Biden cũng đã khiến một số công ty phải xem xét lại chiến lược kinh doanh tại Trung Quốc.
Một số nguồn tin cho biết công ty quản lý tài sản của Mỹ Van Eck đã hủy bỏ kế hoạch thành lập chi nhánh tại Trung Quốc vào năm 2023 do căng thẳng Trung-Mỹ. Cùng năm này, tập đoàn Vanguard cũng đã rút khỏi liên doanh tại Trung Quốc.
Theo truyền thông, hơn 10 công ty luật của Mỹ đã đóng cửa một phần hoặc toàn bộ các văn phòng tại Trung Quốc kể từ năm ngoái. Công ty luật Mayer Brown cho biết họ sẽ tách riêng các hoạt động tại Hồng Công trong năm nay, trong khi công ty Dentons cũng đã tách khỏi Trung Quốc đại lục vào năm ngoái.
Ông Christopher Beddor, Phó giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics, cho biết các công ty tài chính Mỹ sẽ đang tập trung dõi theo chính sách thuế quan của Tổng thống đắc cử Trump và cách Bắc Kinh phản ứng với động thái này. Ông Beddor nói: “Tôi nghĩ chúng ta đang phải đối mặt với sự bất ổn nhất trong quan hệ Mỹ-Trung trong nhiều năm”.
Tuy nhiên, giám đốc điều hành cấp cao của một công ty tài chính Mỹ khác tại Trung Quốc lại cho biết một số doanh nghiệp Phố Wall có thể sẽ tận dụng được cơ hội khi Bắc Kinh có thể “trao tặng” quyền tiếp cận thị trường tài chính mức cao hơn.
PBoC nghiên cứu các chính sách mới để thúc đẩy kinh tế
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) ngày 29/8 cho biết sẽ duy trì lập trường chính sách tiề.n tệ hỗ trợ và nghiên cứu các biện pháp chính sách mới để hỗ trợ và củng cố động lực phục hồi kinh tế tích cực.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống đốc PBoC, ông Phan Công Thắng cho biết ngân hàng sẽ tăng cường hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế thực và đẩy mạnh các điều chỉnh phản chu kỳ.
Ông đưa ra bình luận này trong một hội thảo chuyên đề vào ngày 26/8 với các chuyên gia kinh tế và quản lý từ các công ty tài chính.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã có khởi đầu không đồng đều trong nửa cuối năm, với sự sụt giảm của thị trường bất động sản cùng các chỉ số xuất khẩu, giá cả được công bố vào đầu tháng này đều ảm đạm.
Đáng chú ý, hoạt động cho vay của ngân hàng giảm mạnh hơn dự kiến vào tháng Bảy và xuống mức thấp nhất trong gần 15 năm bởi nhu cầu tín dụng yếu. Diễn biến này đã làm gia tăng kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc có thể đưa ra nhiều biện pháp nới lỏng hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế.
Trước đó, Trung Quốc đã khiến thị trường bất ngờ khi cắt giảm lãi suất ngắn hạn và dài hạn lớn vào tháng Bảy, động thái đầu tiên như vậy trong gần một năm và báo hiệu ý định của các nhà hoạch định chính sách nhằm củng cố đà tăng trưởng kinh tế.
Sau đó, Trung Quốc đã giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn ở mức cố định hàng tháng vào ngày 20/8, phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Theo đó, lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn 1 năm được giữ nguyên ở mức 3,35%. LPR kỳ hạn 5 năm cũng không đổi ở mức 3,85%.
Trong một cuộc khảo sát của Reuters với 37 người tham gia thị trường, tất cả những người được hỏi đều dự kiến cả hai mức lãi suất trên sẽ không đổi.
Hầu hết các khoản vay mới và chưa thanh toán ở Trung Quốc đều dựa trên LPR kỳ hạn 1 năm, trong khi lãi suất 5 năm ảnh hưởng đến chi phí thế chấp.
Hoạt động cho vay của các ngân hàng Trung Quốc đã giảm mạnh hơn dự kiến vào tháng trước và xuống mức thấp nhất trong gần 15 năm. Diễn biến này chủ yếu do nhu cầu tín dụng yếu và các yếu tố theo mùa, đồng thời làm tăng kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương có thể đưa ra nhiều bước nới lỏng chính sách tiề.n tệ hơn.
Các nhà kinh tế tại ngân hàng Goldman Sachs nhận định chính sách tài khóa mở rộng cùng với các biện pháp hỗ trợ khác (bao gồm tiếp tục nới lỏng chính sách tiề.n tệ) là cần thiết để ngăn chặn nhu cầu trong nước suy yếu hơn nữa và đảm bảo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực duy trì ở mức gần 5% trong nửa cuối năm nay.
Goldman Sachs cũng dự báo Trung Quốc sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) thêm 25 điểm cơ bản trong quý III/2024, tiếp theo là cắt giảm lãi suất chính sách 10 điểm cơ bản nữa vào quý IV năm nay.
Trong khi đó, theo số liệu của Cục Thống kê Trung Quốc (NBS), kinh tế nước này cho thấy động lực tăng trưởng mạnh hơn trong tháng 7/2024, dù đối mặt với những rủi ro, khi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng được đẩy mạnh.
Trong tháng trước, một loạt số liệu kinh tế chủ chốt vẫn tăng ổn định, với sản xuất và nhu cầu khởi sắc, việc làm ổn định và các động lực tăng trưởng mới đang hình thành.
Người phát ngôn của NBS, Liu Aihua, cho rằng nền kinh tế nhìn chung ổn định và sự phát triển chất lượng cao đạt tiến triển vững chắc. Tuy nhiên, bà nói thêm rằng những sức ép bên ngoài, việc thiếu nhu cầu thực tế và những tác động trong ngắn hạn do sự chuyển đổi giữa động lực tăng trưởng cũ và mới đưa đến những thách thức cho sự phục hồi kinh tế bền vững. Bà tin rằng kinh tế Trung Quốc vẫn có những điều kiện thuận lợi để có thể duy trì đà phục hồi và tăng trưởng, dù có những rủi ro và thách thức.
Doanh số bán lẻ, số liệu chủ chốt về tiêu dùng, tăng trưởng ấn tượng trong tháng 7/2024, cho thấy sự phục hồi nhu cầu trong nước khi sự hỗ trợ chính sách có mục tiêu được thực hiện.
Trong tháng 7/2024, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, lên gần 3.780 tỷ nhân dân tệ (528,82 tỷ USD), sau khi tăng 2% trong tháng 6/2024.
Tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nổi trội với doanh số bán lẻ tăng 7,2% trong 7 tháng (1-7/2024), nhờ hoạt động đi lại trong kỳ nghỉ mùa Hè, kéo theo nhu cầu với các dịch vụ liên quan đến giao thông, du lịch cũng như các hoạt động văn hóa và thể thao. Lượng hành khách trong 7 tháng tính từ đầu năm phá kỷ lục.
Cũng trong tháng 7/2024, giá tiêu dùng tại Trung Quốc tăng nhanh hơn dự kiến, còn giá của nhà sản xuất vẫn tiếp tục giảm, khi nước này tăng cường hỗ trợ lĩnh vực tiêu dùng hiện đang yếu .
Theo NBS, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 7/2024 tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 0,2% trong tháng 6/2024, trong khi các nhà kinh tế tham gia một khảo sát của Reuters dự báo tăng 0,3%.
Lạm phát lõi, không bao gồm giá thực phẩm và nhiên liệu dễ biến động, ở mức 0,4% trong tháng 7/2024, giảm so với mức 0,6% trong tháng 6/2024. So với tháng trước, CPI tăng 0,5% trong tháng 7/2024, so với mức giảm 0,2% trong tháng 6/2024 và mức tăng dự báo 0,3%.
Nhà thống kê của NBS, Dong Lijuan, cho biết thời tiết nóng và mưa rào ở một số khu vực trong tháng trước đã làm tăng giá thực phẩm, góp phần khiến CPI so với tháng trước tăng trở lại.
Trong khi đó, chỉ số giá của nhà sản xuất giảm 0,8% trong tháng 7/2024, không đổi so với tháng trước đó, trong khi được dự báo giảm 0,9%.
Số liệu lạm phát được công bố sau khi hoạt động chế tạo giảm sút, gây lo ngại về triển vọng xuất khẩu trong thời điểm nhu cầu trong nước thấp.
Nhu cầu trong nước yếu là vấn đề lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc, trong khi hy vọng về sự phục hồi của nền kinh tế dựa vào xuất khẩu vấp phải trở ngại do căng thẳng thương mại với phương Tây gia tăng, thuế đán.h vào hàng hóa của Trung Quốc và lo ngại về nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ.
Người tiêu dùng không hưởng ứng các sáng kiến nhằm hồi phục tiêu dùng, khi các vấn đề của thị trường bất động sản kéo dài, việc làm không đảm bảo và nợ của các chính quyền địa phương khiến họ thận trọng trong việc mua những hàng hóa giá trị lớn.
Vì sao ngày càng nhiều sinh viên Trung Quốc để mắt đến Đông Nam Á? Quy định thị thực chặt chẽ hơn, căng thẳng địa chính trị gia tăng, chi phí cao hơn ở phương Tây cùng với áp lực trong nước đang hướng một số sinh viên đến những bờ biển thân thiện hơn ở Đông Nam Á. Ngày càng nhiều sinh viên Trung Quốc đến Đông Nam Á để học tập. (Nguồn: Sixthtone) Khoảng một năm...