Công ty sa thải bố bé gái, mẹ kế được đưa vào làm cùng nhưng không qua nổi kì thử việc
Trong thông cáo báo chí được phát đi sáng nay, công ty này thông báo đã chấm dứt hợp đồng với bố bé gái 8 tuổi từ ngày 28/12.
Bé A. chụp cùng bố và dì ghẻ.
Theo xác minh của PV, bố cháu bé 8 tuổi bị “dì ghẻ” bạo hành đến tử vong là ông N.K.T.Th (36 tuổi). Ông Th. hiện đang là nhân viên của công ty bất động sản E. ( quận 1, TP.HCM). Sau khi sự việc xảy ra, công ty này đã quyết định cho thôi việc đối với ông Th.
Theo thông báo từ công ty, ông Th. đã làm việc ở đây từ tháng 5/2021. Tuy nhiên vào ngày 28/12, công ty đã chấm dứt hợp đồng với ông Th.
Trước đó, vào tháng 4/2021, bà Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi, ngụ Gia Lai – người đã bạo hành cháu V.A) cũng đã được ông Th. giới thiệu vào công ty làm việc.
Thông cáo báo chí của công ty.
Tuy nhiên, bà Quỳnh Trang đã không vượt qua được thời gian thử việc nên bà Trang không phải là nhân viên chính của công ty này. Bên cạnh quyết định thôi việc, công ty E. cũng đã gửi lời chia buồn đến gia đình, người thân của bé V.A trước mất mát to lớn này.
Trước đó, vào ngày 28/12, Công an quận Bình Thạnh (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố, tạm giam Võ Nguyễn Quỳnh Trang về tội “ Hành hạ người khác”. Nạn nhân tử vong là N.T.V.A. (SN 2013, ngụ quận 1, tạm trú quận Bình Thạnh).
Bé A. là con riêng của ông Th. Còn ông Th. đang chung sống như vợ chồng với Trang.
Video đang HOT
Bà Quỳnh Trang tại hiện trường vụ án.
Trang thừa nhận là có mối quan hệ tình cảm với ông Th. khi ông này có vợ con. Giai đoạn tháng 8/2020, ông Th. ly hôn với vợ thì chưa đầy một tháng sau, ông Th. và Trang dọn đến cùng sống như vợ chồng tại căn hộ chung cư cao cấp Saigon Pearl (ở phường 22, quận Bình Thạnh).
Tại đây, Trang đã hành hạ bé A. trong thời gian dài. Ban đầu, Trang mua một đoạn roi mây dùng để đánh bé A. Một thời gian sau đoạn roi mây bị gãy thì Trang đánh cháu bé bằng những đoạn gỗ và các vật dụng có sẵn trong nhà như: cây lau nhà, chổi…
Về ngày xảy ra sự việc, Trang khai chi tiết, hôm đó sáng 22/12, Trang có dạy cho cháu A. học online. Đến trưa, Trang vẫn cho cháu A. ăn phở, uống sữa như bình thường.
Đầu giờ chiều, Trang tiếp tục dạy cháu A. học. Tuy nhiên do A. làm bài sai nên Trang đánh bé gái này. Khi cháu A. ngồi học ngoan, thì bà Trang dừng đánh.
Nhưng chỉ một lúc sau, cháu A. than mệt, vào phòng nằm và nôn ói. Sau đó, Trang đã gọi Th. về nhà để đưa cháu V.A đi bệnh viện nhưng cháu không qua khỏi. Hiện tại, công an vẫn tiếp tục điều tra, làm rõ sự việc.
Giải mã loạt hành vi tàn nhẫn của "dì ghẻ" xuống tay với bé 8 tuổi: Điển hình của "hội chứng Cinderella"
Tâm lý của Trang có thể rất ghét những gì còn sót lại của người vợ cũ.
Chiều 29/12, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP.HCM cho biết đã gửi công văn đến HĐND TP.HCM, UBND TP.HCM, Cục trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) và các đơn vị có liên quan; yêu cầu làm rõ vai trò, trách nhiệm của cha ruột trong vụ bé gái 8 tuổi bị "dì ghẻ" ra tay. Theo đó, Hội đã gửi đến các cơ quan chức năng nêu trên nhằm tăng cường các hoạt động can thiệp và bảo vệ quyền trẻ em, nhất là trong bối cảnh dư luận cả nước đang phẫn nộ trước hành vi của người dì ghẻ đối với cháu N.T.V.A.
UBND TP.HCM đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành tập trung nỗ lực giải quyết; đồng thời ngày 28/12, Công an quận Bình Thạnh đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Nguyễn Võ Quỳnh Trang (vợ sắp cưới của ông N.K.T.Th - cha ruột cháu A.) về hành vi "Hành hạ người khác".
Liên quan đến vụ việc, chị Lê Bảo Ngọc - Chuyên viên nghiên cứu tâm lý tội phạm từ Công ty luật Multi Law cho biết, có lẽ nhiều người đã biết đến câu chuyện cổ tích "Cinderella" - Cô bé Lọ Lem, kể về một cô gái bị dì ghẻ ngược đãi sau khi người cha tái hôn.
Câu chuyện trên được tâm lý học tội phạm đặt tên cho hiện tượng người mẹ kế/cha dượng hành hạ con riêng dưới sự phớt lờ hoặc bao che của cha mẹ ruột đứa trẻ. Vụ việc bé gái 8 tuổi bị mẹ kế hành hạ, chính là điển hình của "hội chứng Cinderella".
Võ Nguyễn Quỳnh Trang và anh Th. (bố bé A.) đã qua lại suốt thời gian dài. Theo chia sẻ của anh trai mẹ bé A. trên báo chí, trong thời gian này, Trang đã liên tục nhắn tin thách thức, đe dọa mẹ của bé A. khiến mẹ bé nghĩ quẩn rồi uống thuốc ngủ.
Ngay sau đó, vợ chồng anh Th. ly hôn, trong chưa đầy một tháng, Trang đã đàng hoàng về sống chung nhà với bé A. với tư cách là "mẹ kế" dù chưa đăng ký kết hôn. Theo chuyên viên nghiên cứu tâm lý tội phạm, có thể Trang rất ghét những gì còn sót lại của người vợ cũ.
Bởi vậy, cô ta đã đuổi việc người bảo mẫu lâu năm của gia đình vì bà ấy đã từng giúp việc nữ chủ nhân trước đây. Có thể thấy tất cả đồ đạc có liên quan đến vợ cũ của anh Th. đều bị Trang vứt bỏ. Duy thứ Trang không thể vứt bỏ được đó là bé A.
Tâm lý học tiến hóa giải thích hiện tượng mẹ kế ghét bỏ con riêng của chồng vì đứa trẻ không mang gene của cô ấy. Nhưng trong trường hợp này, Trang ghét bé A. còn vì trong mắt Trang, bé chính là hiện thân của mẹ bé.
Sự tồn tại của A. luôn khiến Trang liên tưởng về mẹ ruột của bé và tội lỗi của mình. Dù đã giành được anh Th. nhưng chắc chắn Trang từng bị nhiều người - trong đó có gia đình vợ cũ của anh ta mắng là "kẻ giật chồng, phá hoại gia đình người khác".
Tâm lý con người luôn nhạy cảm với sự kết tội của xung quanh. Để củng cố bản thân, Trang sẽ luôn tỏ ra bên ngoài là mình ổn, nhưng sâu bên trong vẫn tồn tại những xung động tiêu cực. Những xung động này sẽ được Trang trút ra bên ngoài bằng cách bắt nạt bé A. và mẹ của bé để chứng minh mình là "kẻ thắng cuộc".
Theo như chia sẻ của bác V.A, trong suốt 2 năm trời, người mẹ ruột chỉ tìm được duy nhất cơ hội cuối cùng lén gặp con khi tan trường. Biết được điều này, Trang tức giận trách mắng bảo mẫu, một thời gian sau thì đuổi việc bà ấy. Đó là do tính hiếu thắng và sĩ diện.
Trang luôn ngăn cấm, tước đi quyền gặp con của mẹ bé A. Cô ta biết rằng mẹ của A. tha thiết muốn được ở bên con, nên phải ngăn cấm để mẹ cô bé phải đau khổ.
Tuy chẳng hề yêu thương A. nhưng Trang buộc phải chăm sóc và dạy học cho cháu bé theo yêu cầu của Th. Đây là cơ hội để cô ta trút giận và chứng tỏ vị thế của mình. Trong lời khai của mình, Trang nói rằng đánh bé A. vì bé làm sai bài tập. Thực chất đây chỉ là cái cớ.
Lý do ẩn sâu phía sau những đòn roi này là: "Tại sao tôi phải chăm sóc một đứa trẻ xa lạ? Sự có mặt của đứa con gái riêng này phá hỏng cuộc sống vui vẻ của tôi và chồng, nó là người thừa trong gia đình tôi".
Bên cạnh sự ích kỷ của Trang, sự lạnh nhạt của người cha ruột càng khiến người ta bức xúc hơn. Theo các nghiên cứu tâm lý tội phạm, trong những vụ mẹ kế bạo hành con riêng của chồng, sự im lặng đồng tình của người chồng đóng vai trò rất lớn trong việc tạo điều kiện thúc đẩy hành vi tội phạm diễn ra thuận lợi.
Mặc dù cảm thấy thật khó chịu với việc phải chăm sóc đứa con của người vợ cũ nhưng Trang sẽ không lập tức đánh đứa trẻ một trận thừa sống thiếu chết ngay khi vừa tới chung sống, vì còn sợ cha ruột của bé. Do đó, điều đầu tiên cô ta làm là lặng lẽ theo dõi tình hình, bắt đầu với những gây sự nhỏ với đứa trẻ.
Nếu phát hiện ra rằng người cha chẳng hề quan tâm khi cô ta đánh mắng đứa trẻ - thậm chí anh ta còn đồng tình và bao che cho mình, thì Trang sẽ chẳng phải ngại ngần gì nữa. Mức độ bạo lực của cô ta sẽ ngày càng tăng.
Theo phân tâm học, bản chất con người có xu hướng muốn tấn công, lý do tại sao chúng ta có thể kìm ném bạo lực là nhờ các cơ chế ức chế và tự kiểm soát giúp con người điều chỉnh cảm xúc. Một khi có vấn đề trong quá trình kiềm chế và tự chủ, xu hướng tấn công sẽ trở nên rất mạnh mẽ.
Môi trường lý tưởng để "hội chứng Cinderella" tồn tại chính là một mối quan hệ khép kín, nơi chỉ có mẹ kế - cha ruột - con riêng (hoặc cha dượng - mẹ ruột - con riêng). Nếu có bất kỳ tác nhân ngoài xã hội nào phá vỡ môi trường này, ví dụ như họ hàng/giáo viên/hàng xóm/cảnh sát/các nhà hoạt động xã hội... phát hiện và can thiệp kịp thời, hành vi bạo lực sẽ bị ngăn chặn hoặc giảm thiểu.
UNICEF lên tiếng vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong Trước sự việc bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong ở TP HCM, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cho rằng cần một hệ thống bảo vệ mạnh mẽ hơn và sự không khoan nhượng với bạo lực để bảo vệ trẻ em tốt hơn. Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên...