Công ty Rạng Đông phải thông báo các loại chất độc bị phát tán
Chuyên gia cho rằng Công ty Rạng Đông phải thông báo ngay đến cơ quan chức năng những chất độc có thể phát tán trong không khí, trôi theo nước, thấm vào lòng đất sau vụ cháy.
Cip: Dân thiệt hại nặng vì nhà nằm sát Công ty bóng đèn Rạng Đông Đám cháy tối 28/8 tại Công ty bóng đèn Rạng Đông lan nhanh khiến nhiều gia đình không kịp di dời đồ đạc. Nhiều tài sản giá trị bị ngọn lửa thiêu rụi.
Trong khi TP Hà Nội chưa thông tin chính thức về mức độ rò rỉ thủy ngân sau vụ cháy Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, nhiều chuyên gia môi trường bày tỏ lo ngại về các hóa chất phát sinh từ vụ cháy tác động xấu đến môi trường và sức khỏe người dân.
Ảnh hưởng lâu dài
Ông Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế – Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết lớp tráng men bên trong bóng đèn, phích nước đều dùng thủy ngân. Dù hàm lượng thủy ngân trong bóng đèn thấp hơn nhiệt kế nhưng chúng vẫn ẩn chứa nhiều nguy hại.
Do đó, việc chính quyền khuyến cáo người dân trong bán kính 1 km là có cơ sở bởi những trường hợp tương tự, chất độc có thể phát tán 700 m theo chiều gió và 300 m chiều ngang.
Ông Thuận cho biết một phần thủy ngân đã bị hủy trong đám cháy, do đó, các triệu chứng ngộ độc cấp tính khó xảy ra. Tuy nhiên, về lâu dài hàm lượng hóa chất tồn dư có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh.
Bóng đèn nằm chất đống sau vụ cháy ở Công ty Rạng Đông. Ảnh: Việt Linh.
Bên cạnh đó, Viện trưởng Viện Kinh tế – Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho rằng khu xưởng bị cháy không có nhiều vật liệu nhựa nên vấn đề ô nhiễm khí dioxin không đáng lo ngại.
Nhiều năm nghiên cứu về độc học môi trường, GS.TSKH Lê Huy Bá đánh giá vụ cháy ở Công ty Rạng Đông là sự cố lớn về môi trường, chính quyền phải xử lý thận trọng.
Những hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất bóng đèn, phích nước có độc tính cao như thủy ngân, kali, kim loại nặng. Các chất độc này ảnh hưởng đến con người, gia súc, động vật thủy sinh.
“Thủy ngân là một trong những chất cực độc, có thể bay hơi trong điều kiện tự nhiên, phát tán trong bán kính khoảng 1 km. Chất độc này phá hoại tất cả bộ phận trong cơ thể, nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng đến mắt, mũi, da”, GS. Bá nhận định.
Cần xác định chất độc trong đất, nước và không khí
GS. Lê Huy Bá cho hay sau vụ cháy, Hà Nội có mưa lớn nên các loại hóa chất này bị rửa trôi, chảy theo dòng nước và tích tụ đến các khu vực trũng như ao hồ.
Cơ quan chức năng cần quan trắc nguồn nước để xác định tồn dư hóa chất trong nước. Trước mắt, người dân cần tránh dùng nguồn nước này làm nước uống, chế biến thức ăn trực tiếp cho con người, gia súc, gia cầm.
Vị chuyên gia về môi trường lo ngại tôm cá sinh sống trong ao hồ bị ô nhiễm, nếu con người ăn thực phẩm này thì sẽ bị tích tụ theo chuỗi thức ăn. Con người ăn thực phẩm này chưa có biểu hiện ngộ độc cấp tính để phòng tránh. Thế nhưng, các chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể rồi sinh bệnh, cuối cùng là mắc bệnh ung thư.
Các kỹ thuật viên quan trắc môi trường ở khu vực cháy nhà xưởng Công ty Rạng Đông. Ảnh: Hồng Quang.
Về vấn đề khắc phục sự cố, GS. Lê Huy Bá cho rằng sau khi xảy ra vụ cháy, Công ty Rạng Đông phải thông báo ngay đến cơ quan chức năng những chất độc có thể phát tán trong không khí, trôi theo dòng nước, thấm vào lòng đất từ các loại hóa chất mà họ sử dụng trong quá trình sản xuất.
Theo quy trình, các nhà chuyên môn tiến hành đánh giá mức độ gây độc của từng loại hóa chất. Với công nghệ quan trắc hiện nay, chỉ trong vòng vài giờ là có thể biết được mức độ nguy hại.
Sau khi có kết quả, chính quyền cảnh báo người dân phòng tránh, đặc biệt là các đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai.
Vị chuyên gia cho rằng ngoài các chất độc thông thường, nhà quản lý cần phải đo cả mức độ phóng xạ trong không khí để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân.
Theo Zing
Đã có 12 người đến xét nghiệm ngộ độc thuỷ ngân sau vụ cháy tại Công ty Rạng Đông
Theo Bệnh viện Bạch Mai, đến sáng 30/8, đã có 12 người đến xét nghiệm thuỷ ngân tại Bệnh viện; trong đó có 2 người dân sống gần đó và 10 phóng viên đã tác nghiệp tại đám cháy trong cự ly gần.
Chiều ngày 30/8, Bệnh viện Bạch Mai đã có buổi gặp mặt báo chí để thông tin về các nguy cơ nhiễm độc thủy ngân; chủ trì là Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc của Bệnh viện Bạch Mai.
Theo Bác sĩ Nguyên, vụ cháy nhà máy của Công ty Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông lần này có rất nhiều nguy cơ liên quan tới sức khỏe bởi lẽ khói từ đám cháy có thể chứa rất nhiều chất độc khác nhau như khí CO, xyanua, hơi nóng và đặc biệt là thủy ngân.
Điều kiện nhiệt độ cao, đám cháy lớn, không gian khép kín, thủy ngân dễ dàng đi vào không khí dưới dạng hơi nên sẽ dễ gây ngộ độc cho người hít phải khí.
"Nếu hít phải thuỷ ngân, trong vòng vài giờ, bệnh nhân có thể có triệu chứng khó thở, ho, khó chịu... Do đó, người dân có triệu chứng trên cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm thuỷ ngân ở trong máu, trong nước tiểu trong vòng 24 giờ", bác sĩ Nguyên cho biết.
Đối với trường hợp nhiễm độc thuỷ ngân, người dân sẽ không thể tự thải độc tại nhà mà cần tới các cơ sở y tế để điều trị bằng thuốc giải độc thuỷ ngân.
Tuy nhiên, bác sĩ Nguyên cũng lưu ý rằng trong môi trường đám cháy như tại nhà máy của Công ty Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông, người dân gần đó cũng có thể hít phải các khí độc khác gây ra triệu chứng tương tự nhưng không phải nhiễm độc thuỷ ngân. Vì vậy, chỉ khi có kết quả xét nghiệm mới có phán đoán chính xác.
Cũng theo bác sĩ Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc của Bệnh viện Bạch Mai, sáng ngày 30/8 đã có 12 người đến xét nghiệm thuỷ ngân tại Bệnh viên Bạch Mai, trong đó có 2 người dân sống gần đó và 10 phóng viên đã tác nghiệm tại đám cháy trong cự ly gần.
"Hiện nay vẫn chưa có kết quả xét nghiệm nên vẫn chưa thể kết luận chính xác những trường hợp này có nhiễm độc thủy ngân hay không. Chúng tôi sẽ cố gắng để muộn nhất là trong đêm nay sẽ có kết luận", ông Nguyên cho biết.
Trước đó, UBND phường Hạ Đình khuyến nghị người dân không sử dụng thực phẩm, hoa quả, trái cây, gia cầm, cá, lợn được nuôi trồng trong vòng bán kính 1km kể từ tâm đám cháy trong thời gian 21 ngày.
Các gia đình tự theo dõi sức khoẻ cho các thành viên nếu có biểu hiện ho, khó thở, đau ngực, sốt, co giật, nôn... thì phải đi khám tại các bệnh viện để xử ký kịp thời. Đồng thời tiến hành sơ tán người già, người ốm, bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của đám cháy, thời gian sơ tán từ 1- 10 ngày để hạn chế tác hại của khói bụi.
UBND Hạ Đình cũng khuyến nghị người dân rửa mắt, mũi, vệ sinh bằng dung dịch muối Natri Clorid từ 4-6 lần mỗi ngày trong thời gian từ 7-10 ngày xảy ra cháy. Mọi người cần đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, ăn uống đảm bảo sinh dưỡng, uống nước sạch, cũng như vệ sinh quần áo, ngoại cảnh do lo ngại nhiễm khói bụi.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyên, hầu hết thực phẩm hiện nay được cung cấp từ các khu vực khác, nguồn nước cũng là từ nhà máy nước cách xa vụ cháy của Công ty Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông nên người dân không nên quá lo lắng về vấn đề thực phẩm.
Đặc biệt, khi diễn ra đám cháy, nguy cơ phát tán thuỷ ngân trong không khí là cao nhất còn khi đã kết thúc đám cháy thì việc phát tán thuỷ ngân đã được giảm đi đáng kể.
"Vì vậy, cần chờ đến khi các cơ quan chức năng có kết quả đo lường về mức độ ô nhiễm thuỷ ngân và các chất khác trong không khí, nước, đất thì mới đánh giá được mức độ và cự ly bị ảnh hưởng của vụ cháy nhà máy của Công ty Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông", bác sĩ Nguyên cho hay.
Theo bizlive
Không ăn thực phẩm trong bán kính 1km từ vụ cháy Công ty Rạng Đông Công ty Bóng đèn và Phích nước Rạng Đông tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội vừa bị thiêu rụi vào chiều tối ngày 28/8. Sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, người dân xung quanh lo lắng vì nghi bị ngộ độc. Vụ cháy ở công ty Rạng Đông tối 28/8. Chị Vũ Thị Mai - làm việc tại 275...