Công ty quản lý quỹ: Tên mới, hiệu quả có mới?
Nhiều công ty quản lý quỹ đổi tên những mong xóa đi quá khứ thua lỗ, thế nhưng đường về của các công ty này vẫn lắm gian nan.
Ảnh Shutterstock.
Hàng loạt cái tên mới trong ngành quỹ
Bên cạnh những trường hợp bị thu hồi giấy phép, bị xóa sổ hoạt động như Công ty TNHH Quản lý Quỹ ầu tư chứng khoán ông Á, thời gian gần đây, khối công ty quản lý quỹ chứng kiến nhiều công ty “thay tên đổi họ”.
Cụ thể, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư An Phát được đổi tên thành Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Merlin; Công ty Quản lý quỹ Thăng Long có tên mới là Công ty Quản lý Quỹ FIDES (Việt Nam) và Công ty Quản lý Quỹ Hùng Việt được đổi thành Công ty Quản lý Quỹ KIM Việt Nam…
Có một điểm chung của các công ty quản lý quỹ đổi tên thời gian qua là thua lỗ triền miên. Chẳng hạn, tại Công ty Quản lý Quỹ Hùng Việt, sau khi chủ ngoại (Hàn Quốc) lên nắm quyền và khoác tên mới là Công ty Quản lý quỹ KIM Việt Nam, trong quý I/2020, Công ty vẫn chưa thoát dớp làm ăn thua lỗ.
Quý đầu năm nay, Công ty lỗ 440 triệu đồng, nâng lỗ lũy kế lên hơn 8,6 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu càng thêm hẻo, chỉ đạt 28,3 tỷ đồng.
Việc đổi tên, bên cạnh lý do đổi chủ như Hùng Việt hay Công ty Quản lý quỹ Genesis, thì có trường hợp chủ cũ tìm cách đổi tên như muốn thị trường quên đi quá khứ kinh doanh thua lỗ.
Ngày 26/5 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn chấp thuận việc đổi tên của Công ty Quản lý Quỹ An Phát thành Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Merlin.
Video đang HOT
Trước đó, tại ại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Công ty, 4 cổ đông đại diện cho 100% cổ phiếu có quyền biểu quyết gồm: Hồ Bửu Phương, Thân Ngọc Minh, Nguyễn Tiến Thành và Huỳnh Tấn Hiệp đã thông qua phương án đổi tên Công ty, cũng như định hướng hoạt động năm 2020.
Trong đó, ông Phương nắm giữ 2 vị trí quan trọng là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, 3 nhân sự còn lại đều là thành viên Hội đồng quản trị…
Cửa nào xoay chuyển?
Cách nào giúp các công ty quản lý quỹ sau đổi tên sẽ có được hình ảnh mới, với kết quả kinh doanh khởi sắc là bài toán không hề đơn giản với các ông chủ. Bởi thực tế chứng minh, có trường hợp sau đổi tên thua lỗ vẫn hoàn thua lỗ.
Trước lần thay tên gần nhất, Công ty Merlin từng được đổi tên từ Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Anpha thành An Phát, nhưng tình trạng thua lỗ chẳng vì thế được cải thiện. Quý I/2020, Công ty Merlin vẫn lỗ.
Chia sẻ với ầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Genesis cho biết, đầu năm nay, Công ty đã phần nào định hình hướng đi mới là huy động vốn để thành lập quỹ.
Tuy nhiên, do nguồn vốn mà Công ty dự định huy động là từ nhà đầu tư nước ngoài (là đối tác của các cổ đông lớn của Công ty), trong khi diễn biến dịch bệnh Covid-19 ở các nước tiếp tục phức tạp, nên việc lập quỹ bị trì hoãn.
Cũng theo vị “thuyền trưởng” của Genesis, cái may là dịch bệnh ở Việt Nam sớm qua đi, nên Việt Nam có lợi thế trong thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Nhiều ngành như du lịch, hàng không, dầu khí chịu ảnh hưởng của dịch bệnh được dự báo kết quả kinh doanh quý II/2020 sẽ suy giảm mạnh so với cùng kỳ, nhưng một số ngành như tiêu dùng, thực phẩm, điện, nước… nhiều khả năng vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh tích cực.
Bối cảnh này cùng với kinh tế vĩ mô ổn định, dự báo VN-Index trong quý III sẽ vận động trong khoảng từ 850 – 930 điểm.
“Nếu kịch bản trên diễn ra, cùng với dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu được kiểm soát, dự kiến trong 6 tháng cuối năm nay, hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ dần khả quan, đồng thời giúp Công ty hiện thực hóa mục tiêu huy động vốn để lập quỹ…”, ông Việt chia sẻ.
Ngành quỹ được nhìn nhận có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng thực tế cho thấy, “miếng bánh” tiềm năng đó không chia đều cho các công ty quản lý quỹ, cơ hội vẫn tập trung vào các công ty lớn.
iều này càng đặt ra thách thức với những công ty có tiềm lực tài chính yếu, khả năng phát triển sản phẩm mới hạn chế. Bởi vậy, nếu chỉ “thay tên đổi họ” thì các công ty này khó kỳ vọng đổi vận.
MECO đối mặt với nguy cơ mất vốn
Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MECO, mã MCG - sàn HOSE) đang phải đối mặt nguy cơ mất vốn, với hàng trăm tỷ đồng được ghi nhận nợ xấu, trích lập dự phòng. Kiểm toán cũng đưa ra cảnh báo về khả năng hoạt động liên tục của công ty này.
MECO vẫn đang ghi nhận lỗ lũy kế 316,6 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2019, trong khi vốn góp của chủ sở hữu chỉ có 575,1 tỷ đồng.
Nguy cơ mất vốn
Báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán vừa được MECO công bố cho thấy, kết quả kinh doanh năm 2019 của doanh nghiệp này có độ "vênh" lớn so với kết quả do Công ty tự lập trước đó. Cụ thể, doanh thu thuần giảm 19%, xuống còn 119 tỷ đồng, nhưng do giá vốn hàng bán được điều chỉnh giảm 24%, nên lợi nhuận gộp của MECO không có nhiều biến động, giảm 1%.
Đáng chú ý, trước khi kiểm toán, MECO không ghi nhận khoản phát sinh từ công ty liên doanh, liên kết và hoạt động khác có lãi hơn 8 tỷ đồng, thì sau kiểm toán, MECO lại chịu lỗ từ công ty liên doanh, liên kết hơn 1 tỷ đồng và hoạt động khác gần 2 tỷ đồng. Dù chi phí quản lý doanh nghiệp sau kiểm toán giảm 25,6%, nhưng vẫn khiến kết quả kinh doanh giảm mạnh, lợi nhuận trước thuế đạt 4,42 tỷ đồng, giảm 67% so với báo cáo tự tập.
Trong biên bản giải trình, Chủ tịch HĐQT của MECO, ông Nguyễn Ngọc Bình cho biết, nguyên nhân chênh lệch lợi nhuận hợp nhất trước và sau kiểm toán là kiểm toán điều chỉnh giảm doanh thu thanh lý tài sản của Công ty mẹ do chưa đủ hồ sơ thanh lý, nên không được hạch toán vào kết quả kinh doanh năm 2019.
Mặc dù kết quả kinh doanh còn cách khá xa so với mục tiêu đề ra, nhưng kết quả trong năm 2019 của MECO có thể xem là khởi sắc so với năm 2018 (ghi nhận lỗ ròng hơn 154 tỷ đồng). Và dù kinh doanh có lãi, song MECO vẫn đang ghi nhận lỗ lũy kế 316,6 tỷ đồng vào thời điểm 31/12/2019, trong khi vốn góp của chủ sở hữu chỉ có 575,1 tỷ đồng.
Điểm đáng chú ý nhất trên bảng cân đối kế toán nằm ở các khoản được hạch toán vào dự phòng. Cụ thể, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi là 309,8 tỷ đồng, tăng gần 1 tỷ đồng so với cuối năm 2018; dự phòng giảm giá hàng tồn kho 87,9 tỷ đồng, tăng 1,2 tỷ đồng; dự phòng đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 3,6 tỷ đồng.
"Đặt cược" vào Chủ tịch HĐQT?
Trong phần ý kiến của kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C nhấn mạnh khoản lỗ lũy kế của Công ty mẹ tại ngày 31/12/2019 là 316,6 tỷ đồng. Đồng thời, Công ty mẹ đang bị cơ quan cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng và cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của MECO tại ngân hàng để thi hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp thuế.
Với tổng số tiền bị cưỡng chế hơn 35 tỷ đồng, đơn vị kiểm toán nhận thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hoạt động liên tục của MECO.
Giải trình vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Bình (cũng là cổ đông lớn của MECO) cam kết tiếp tục hỗ trợ tài chính cho MECO bằng cách cho vay tài chính để Công ty có thể tiếp tục hoạt động.
Báo cáo tài chính cho thấy, năm 2018, ông Bình cho MECO vay 15,4 tỷ đồng, năm 2019 nâng số tiền cho vay lên hơn 71 tỷ đồng và Công ty ghi nhận phần lãi vay phải trả cho Chủ tịch HĐQT là 3,1 tỷ đồng.
MECO cũng có khoản vay dài hạn 420,4 tỷ đồng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn La để phục vụ xây dựng Nhà máy Thủy điện Nậm Hóa 1 và Nậm Hóa 2. Tài sản thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai. Các khoản vay dài hạn này được MECO khẳng định nằm trong khả năng trả được.
Đáng chú ý, MECO có ghi nhận một khoản phải trả cho Công ty cổ phần Quản lý và Khai thác tài sản Thiên Nam trị giá 215 tỷ đồng. Đây là khoản góp vốn liên doanh giữa hai bên để đồng kiểm soát khối đế trung tâm thương mại tòa nhà HH1 và HH2, Văn phòng Meco Complex (Đống Đa, Hà Nội) diện tích 7.000 m2 và các tầng hầm có tổng diện tích 5.000 m2.
Theo thỏa thuận, MECO được quyền nắm giữ số tiền trên để Thiên Nam khai thác các mặt bằng. MECO còn được hưởng khoản cố định 2,85 tỷ đồng/quý mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Như vậy, ngoài cam kết từ Chủ tịch HĐQT, MECO đang hưởng lợi lớn từ hợp đồng kinh doanh nói trên.
Kỳ Thành
Quý I: Dược Hậu Giang báo lãi tăng 31% Dược Hậu Giang (HoSE: DHG) vừa công bố doanh thu quý I đạt 858 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp tăng 26% lên 423 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp tăng từ 44% lên 49%. Ảnh Internet Trong kỳ các khoản chi phí hoạt động của Dược Hậu Giang đều tăng so với cùng kỳ, ngoài...