Công ty Pháp lên tiếng về nguy cơ rò rỉ phóng xạ ở Trung Quốc
Công ty Pháp Framatome đang giải quyết “vấn đề hiệu suất” tại nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc, sau khi báo chí Mỹ đưa tin nguy cơ rò rỉ phóng xạ.
Công ty hạt nhân Pháp Framatome hôm 14/6 cho biết nhà máy điện hạt nhân Taishan, ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, do công ty này sở hữu một phần, đã ghi nhận “nồng độ khí hiếm trong mạch sơ cấp của lò phán ứng số một gia tăng”.
Khí hiếm là các nguyên tố như argon, heli và neon, với khả năng tham gia phản ứng hóa học thấp. Tập đoàn năng lượng Pháp EDF, công ty mẹ của Framatome, sau đó cho biết sự hiện diện của các loại khí này trong hệ thống “đã được thông báo, nghiên cứu và cung cấp cho các bên chịu trách nhiệm vận hành lò phản ứng hạt nhân”.
EDF nói thêm tập đoàn đã yêu cầu một cuộc họp bất thường của hội đồng quản trị nhà máy Taishan để “ban lãnh đạo trình bày tất cả các dữ liệu và các quyết định cần thiết”.
Nhà máy điện hạt nhân Taishan ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hồi tháng 12/2013. Ảnh: AFP.
CNN trước đó đưa tin chính phủ Mỹ đang đánh giá thông tin về sự cố rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Taishan ở Quảng Đông, sau khi công ty Framatome cảnh báo với Bộ Năng lượng Mỹ về “mối đe dọa phóng xạ sắp xảy ra”. Tuy nhiên, một quan chức tiết lộ sau nhiều cuộc thảo luận, chính quyền Tổng thống Joe Biden đánh giá tình hình ở Taishan vẫn “chưa tới mức khủng hoảng”.
Nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân Taishan, Tập đoàn năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGN), hôm 13/6 cũng ra tuyên bố khẳng định “các chỉ số môi trường của Taishan và môi trường xung quanh hoàn toàn bình thường”.
Video đang HOT
CGN không đề cập tới rò rỉ hay sự cố nào tại Taishan, chỉ khẳng định nhà máy điện hạt nhân này đáp ứng “các yêu cầu về an toàn hạt nhân và các thông số kỹ thuật của nhà máy điện”.
Taishan được khởi động vào năm 2018 và là nhà máy đầu tiên trên thế giới vận hành lò phản ứng hạt nhân EPR thế hệ tiếp theo. Lò phản ứng hạt nhân EPR được giới thiệu đầy hứa hẹn về tính an toàn và hiệu quả so với các lò phản ứng thông thường trong khi tạo ít chất thải hơn.
Theo Cơ quan Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, các nhà máy hạt nhân cung cấp khoảng 5% nhu cầu điện hàng năm của nước này hồi năm 2019, song tỷ lệ này dự kiến tăng lên vào năm 2060. Trung Quốc có 47 nhà máy điện hạt nhân với tổng công suất phát điện là 48,75 triệu kilowatt, cao thứ ba thế giới sau Mỹ và Pháp.
Những con số đáng kinh ngạc về lịch sử dùng Twitter của Tổng thống Trump
Nhìn những con số liên quan tới lịch sử sử dụng Twitter của Tổng thống Mỹ Donald Trump mới thấy mạng xã hội này đã trở thành công cụ quan trọng như thế nào với ông khi muốn truyền tải thông điệp.
Tài khoản Twitter của ông Trump đã bị khóa vĩnh viễn. Ảnh: AFP
Theo công cụ theo dõi mạng xã hội tweetbinder.com, ngày 8/1, Twitter đã quyết định đình chỉ vĩnh viễn tài khoản Twitter của Tổng thống Trump. Trước đó vài ngày, Twitter chỉ khóa tài khoản của ông Trump trong 12 tiếng sau khi ông đăng vài dòng tweet được cho là đã dẫn tới vụ tấn công Quốc hội Mỹ.
Trước khi bị đình chỉ, ông Trump đã viết và đăng lại nội dung tweet của người khác lên Twitter 59.553 lần, trong đó số lần ông tự viết là 46.919 lần.
Kể từ khi mở tài khoản Twitter ngày 18/3/2009, ông Trump có trên 88,9 triệu người theo dõi tới nay và tổng số lượt thích các dòng tweet của ông là trên 1,65 tỷ.
Trước khi bị khóa tài khoản, dòng tweet cuối cùng ông Trump đăng là: "Trả lời tất cả những ai đã hỏi, tôi sẽ không tới dự lễ nhậm chức của ông Joe Biden ngày 20/1".
Theo tweetbinder.com, chỉ cần theo dõi những gì ông Trump đăng lên Twitter là có thể biết được ông đang nghĩ gì, làm gì hoặc nghĩ tới chuyện làm gì. Cứ khi nào ông Trump đăng gì đó lên Twitter là các tờ báo lại có một tin, bài nói về việc đó.
Báo chí Mỹ nói riêng và thế giới nói chung phân tích mọi thứ mà ông Trump đăng lên Twitter kể từ khi ông là Tổng thống Mỹ (và cả trước đó) để xem ông đang thế nào.
Trong những ngày trước khi bị cấm, Tổng thống Trump tăng cường hoạt động trên Twitter. Ông đã chia sẻ gần 150 dòng tweet từ đầu năm 2021. Phần lớn các dòng tweet đều là tweet gốc của ông và đều được gửi từ iPhone.
Twitter là công cụ truyền tải thông điệp quan trọng của ông Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Dòng tweet được đăng lại nhiều nhất năm 2021 của ông Trump được đăng vào ngày 6/1 - ngày xảy ra vụ tấn công nghiêm trọng nhất vào Quốc hội Mỹ do người biểu tình ủng hộ ông thực hiện: "Tôi đang đề nghị tất cả mọi người ở Điện Capitol hòa bình. Không bạo lực! Hãy nhớ chúng ta là đảng luật pháp và trật tự. Hãy tôn trong luật và những con người vĩ đại thuộc phe màu xanh. Cám ơn!".
Ông Trump luôn sử dụng tài khoản Twitter cá nhân @realDonaldTrump để đăng tweet thay vì tài khoản chính thức dành cho tổng thống Mỹ @Potus.
Cựu Tổng thống Barack Obama từng có cả một đội ngũ điều hành các tài khoản của ông. Mỗi khi ông tự mình đăng lên Twitter, ông thêm chữ ký để người theo dõi biết.
Trong khi đó, mọi dòng tweet của ông Trump đều là do chính ông đăng và gửi lên, trở thành nguồn tin lớn với báo chí và dư luận.
Trong năm 2020, dòng tweet nhận nhiều lượt thích nhất và được tweet lại nhiều nhất là thông báo vợ chồng ông mắc COVID-19: "Tối nay, Đệ nhất Phu nhân và tôi đã có xét nghiệm dương tính với COVID-19. Chúng tôi sẽ bắt đầu cách ly và hồi phục ngay. Chúng tôi sẽ cùng nhau vượt qua".
Truyền thông thường xuyên đưa tin về dòng tweet của ông Trump và ông Trump cũng thường xuyên nhắc tới truyền thông. Kênh yêu thích của ông là Fox News là kênh này được ông nhắc tới nhiều nhất. 2% tổng số tweet của ông là nói về Fox News. 519 tweet (7%) nói về tin giả.
Năm 2017, ông có dòng tweet được đăng lại nhiều thứ hai tính tới nay. Đó là khi ông đăng video chế nhạo CNN. Video này được tweet lại 324.000 lần và nhận 529.000 lượt thích.
Năm 2016, ông có dòng tweet được đăng lại nhiều thứ ba: "Hôm nay chúng ta làm nước Mỹ vĩ đại trở lại". Dòng tweet này được đăng lại 302.432 lần và nhận 491.000 lượt thích.
Theo thống kê, chỉ trong vòng 20 phút, ông Trump được nhắc tới 10.000 lần trên Twitter. Có tới hàng nghìn tài khoản giả có tên Donald Trump.
Trong khi đó, ông Trump chỉ theo dõi khoảng 50 người và phần lớn là bạn bè, gia đình.
Có thể nói Twitter là nơi ông Trump cảm thấy an toàn, độc lập và là nơi ông có thể nói bất kỳ điều gì ông muốn. Ông dùng Twitter hàng ngày và nhiều lần ông đăng tweet đã gây xôn xao. Còn lại, phần lớn những gì ông đăng là các dòng tweet trung lập và tích cực.
Ngày 8/1, Tổng thống Trump cáo buộc mạng xã hội Twitter đã câu kết với các đối thủ chính trị để "bịt miệng ông". Ông Trump đưa ra tuyên bố trên sau khi Twitter thông báo khóa vĩnh viễn tài khoản cá nhân của ông. Trong một loạt dòng trạng thái được đăng tải trên tài khoản chính thức @ Potus của chính quyền Mỹ, hiện có khoảng 33,4 triệu người theo dõi, Tổng thống Trump đã chỉ trích "hành vi cấm đoán tự do ngôn luận" của Twitter. Twitter ngay sau đó đã xóa các đoạn tweet trên của ông Trump.
Sau khi bị Twitter và một số mạng xã hội khác cấm, Tổng thống Trump cho biết có thể thiết lập mạng xã hội riêng.
'Chính tổng thống Trump khuyến khích những người gây rối' Giáo sư Melissa Miller nói với Zing rằng ông Trump là nguyên nhân sâu xa dẫn đến vụ bạo loạn chiều 6/1 ở trụ sở quốc hội Mỹ, và thái độ sau đó của ông không giúp xoa dịu tình hình. "Điều gây sốc của các diễn biến hôm nay ở Washington là chính tổng thống khuyến khích những người gây rối", giáo...