Công ty phải bồi thường 738 triệu vì cho nghỉ việc sai
Một cựu giám đốc được tòa tuyên buộc công ty cũ bồi thường hơn 700 triệu đồng vị bị đơn phương cho nghỉ việc.
TAND quận 1, TP.HCM vừa xử sơ thẩm vụ tranh chấp về trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa ông Phan Ngọc Minh (ngụ quận Gò Vấp) với Công ty TNHH MTV Du lịch Lữ hành Cuộc Sống Việt (viết tắt là công ty), có trụ sở tại quận 1, TP.HCM.
Bị miễn nhiệm chức giám đốc
Theo nội dung đơn khởi kiện, ngày 31-7-2017, ông Minh và công ty có ký HĐLĐ, thời hạn ba năm.
Theo hợp đồng, ông Minh làm việc tại công ty với chức danh giám đốc, mức lương 15,4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương ông Minh thực lãnh là 22 triệu đồng, vì ngoài lương cứng có thêm 6 triệu đồng tiền hoàn thành nhiệm vụ. Quá trình làm việc, ông Minh luôn hoàn thành nhiệm vụ.
Ngày 1-1-2018, công ty có quyết định miễn nhiệm chức vụ giám đốc đối với ông Minh. Năm ngày sau, công ty thông báo chấm dứt HĐLĐ đối với ông kể từ ngày 15-2-2018 với lý do xét thấy nhu cầu hoạt động kinh doanh không cần nữa.
Ông Minh có đơn khởi kiện yêu cầu hủy quyết định chấm dứt HĐLĐ giữa công ty với ông. Ông Minh yêu cầu công ty phải trả lương cho những ngày ông không được làm việc (từ ngày ông bị nghỉ việc đến ngày tòa xét xử 29-9-2020) với mức lương 22 triệu đồng/tháng.
Ông Minh còn yêu cầu công ty bồi thường bốn tháng tiền lương, tương đương với 88 triệu đồng. Ông cũng yêu cầu công ty phải thanh toán gần 150 triệu đồng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày ông không làm việc.
Ông Phan Ngọc Minh tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: CÙ HIỀN
Video đang HOT
Công ty phải bồi thường
Tại tòa, ông Minh trình bày: Phía công ty lấy lý do ông thường xuyên không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và làm thất thoát của công ty gần 60 triệu đồng để chấm dứt HĐLĐ với ông là không đúng. Theo ông, trong HĐLĐ, bị đơn không có chỉ tiêu cụ thể để đánh giá việc hoàn thành công việc của ông.
Cạnh đó, trong các cuộc họp, công ty chưa bao giờ xem xét việc kỷ luật ông vì lý do thường xuyên không hoàn thành công việc. Trong biên bản các cuộc họp có mặt ông, bị đơn cũng chỉ xác định các công việc, công nợ cần thu hồi và bàn giao khi chấm dứt HĐLĐ.
Bị đơn không có căn cứ nào khác ngoài lý do xét nhu cầu của công ty để chấm dứt HĐLĐ với nguyên đơn. Do đó, theo ông Minh, cơ sở để xác định việc chấm dứt HĐLĐ của công ty đối với ông là trái pháp luật. Từ đó, ông đề nghị HĐXX chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của mình.
Trình bày trước tòa, phía công ty cho rằng đã thực hiện các bước theo quy định để chấm dứt HĐLĐ đối với ông Minh, đã thông báo trước cho người lao động nghỉ việc. Công ty cũng đã hoàn tất các thủ tục tất toán lương và các khoản bảo hiểm theo quy định chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho ông Minh.
Theo bị đơn, trong quá trình công tác, ông Minh có chỉ đạo kế toán chuyển gần 60 triệu đồng tiền thừa cho đối tác. Mục đích nhằm thêm chi phí giúp khách hàng mua tour một cách hợp lệ. Ông Minh hứa trong thời gian công tác cho đến khi kết thúc tour, ông sẽ thu hồi số tiền trên về hoàn nhập lại cho công ty.
Tuy nhiên, cho đến nay ông Minh vẫn chưa hoàn thành trách nhiệm thu hồi, hoàn nộp lại cho công ty như đã trao đổi với kế toán trước đó. Việc này đã gây thiếu hụt số tiền trên trong năm 2017. Từ đó, phía công ty đề nghị tòa không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Minh.
Cuối cùng, HĐXX quyết định chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Minh, tuyên bố công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ với ông Minh là trái pháp luật.
HĐXX tuyên hủy quyết định chấm dứt HĐLĐ giữa công ty với ông Minh. Buộc công ty phải bồi thường cho ông Minh gần 738,5 triệu đồng. Công ty và ông Minh phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp số tiền 15,4 triệu đồng/tháng trong thời gian từ ngày 15-2-2018 đến ngày 31-7.
VKS: Công ty chấm dứt hợp đồng trái luật
Tại tòa, đại diện VKSND quận 1 nhận định công ty đã ký HĐLĐ với ông Minh, sau đó chấm dứt HĐLĐ với lý do do nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, phía công ty không cung cấp được tài liệu chứng cứ, chứng minh cho ý kiến này.
Vì vậy, việc công ty cho ông Minh thôi việc là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Xem xét tài liệu và quy định tại Bộ luật Lao động thì VKS thấy có cơ sở chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
VKS đề nghị tòa hủy quyết định chấm dứt HĐLĐ giữa công ty với ông Minh. Công ty phải trả lương cho ông Minh trong những ngày ông không làm việc (từ ngày 15-2-2018 đến ngày xét xử). Công ty phải bồi thường hai tháng lương và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp những ngày ông Minh không làm việc tại công ty này.
Đánh nữ sinh chấn thương cột sống cổ: Ngã giá bồi thường?
Gia đình hai bên nữ sinh nhiều lần thỏa thuận bồi thường nhưng bất thành vì không tìm được tiếng nói chung về số tiền đền bù.
Ngày 10/10/2020, liên quan đến vụ việc nữ sinh P.Đ.T. (học sinh lớp 7A, Trường THCS Trung Mầu, Gia Lâm, Hà Nội) bị bạn T.H.A đánh chấn thương đốt sống cổ, gia đình của A. đã đưa ra thông tin về việc nhiều lần 2 bên gia đình bàn chuyện bồi thường nhưng bất thành.
Theo gia đình nữ sinh A. ngay sau khi sự việc xảy ra, người thân của A. đã có mặt gặp gỡ gia đình T. bày tỏ sự xin lỗi, nhận trách nhiệm và mong muốn được bồi thường thiệt hại để hai bên gia đình tự hòa giải với nhau.
T. nằm điều trị tại cơ quan chức năng.
Cụ thể, ngày 21/9/2020, gia đình A. đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang bày tỏ mong muốn được chi trả viện phí cho T. nhưng người thân của T. không đồng ý.
Chiều ngày 22/9/2020, trong buổi làm việc có mặt của Ban giám hiệu trường THCS Trung Mầu, gia đình T. đề nghị bồi thường 50 triệu đồng nhưng sau đó 2 bên thỏa thuận mức bồi thường 35 triệu đồng.
Tuy nhiên, sau đó gia đình T. không gặp người thân của A. Đến ngày 25/9, bố mẹ A. có đến nhà T. để đưa tiền bồi thường nhưng phía bên gia đình T. từ chối.
Gia đình cháu T. đổi ý, yêu cầu bồi thường 50 triệu đồng mới đồng ý giải quyết tiếp.
Theo thông tin từ lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm, nguyên nhân khiến A. và T. mâu thuẫn với nhau là do bạn này thích bạn kia, bạn kia lại thích bạn khác rồi xảy ra lời qua tiếng lại, dẫn đến đánh nhau.
Theo vị đại diện này, sự việc xảy ra ở bên ngoài nhà trường, người đưa clip này lên mạng là người lớn, không phải học sinh.
"Sự việc này xảy ra còn liên quan đến mâu thuẫn giữa 2 gia đình với nhau. Việc người nhà của em học sinh bị đánh đưa clip lên mạng với mục đích gì thì tôi không rõ. Hiện công an đang điều tra xác minh cụ thể", đại diện lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Gia Lâm cho biết thêm.
Trước đó, nhiều người chia sẻ bài viết kèm hình ảnh, clip với nội dung một nữ sinh bị bạn đánh đập, hành hung giữa đường. Nạn nhân trong vụ việc là một nữ sinh lớp 8, Trường THCS Trung Mầu, huyện Gia Lâm.
Trong đoạn clip, nạn nhân bị một bạn nữ mặc áo màu xanh túm tóc, dùng tay, chân đạp, đánh liên tiếp vào đầu và người. Toàn bộ hành động trên được chính nhóm bạn của người đánh nữ sinh quay lại. Thời điểm nạn nhân bị đánh, rất đông học sinh đứng xung quanh xem, một số người cổ vũ và không ai có động thái can ngăn.
Người thân nạn nhân đã chia sẻ đoạn clip nữ sinh bị đánh lên mạng xã hội và cho biết, nữ sinh này đã phải nhập viện trong tình trạng chấn thương cột sống cổ.
Sau hục hặc, chia tay nhau trong êm đẹp Được HĐXX nêu hướng giải quyết bằng cách thỏa thuận, công ty xin hòa giải, chấp nhận yêu cầu của người lao động và chia tay nhau trong nhẹ nhàng. TAND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ xét xử một vụ tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà tòa...