Công ty NEVS vừa thâu tóm hãng xe phá sản Saab
Ngày 13/6, công ty National Electric Vehicle Sweden AB ( NEVS) cho biết đã mua lại Saab – hãng sản xuất xe hơi đã phá sản của Thụy Điển.
Một dòng xe của hãng Sabb trước đây. (Nguồn” Internet)
Trong tuyên bố chung, các nhà quản lý Saab và NEVS cho hay: “NEVS và những nhà tiếp nhận tài sản phá sản của Saab đã ký thỏa thuận mua bán liên quan tới các khối tài sản chính của Saab Automobile AB, Saab Automobile Powertrain AB và Saab Automobile Tools AB.”
Tuy nhiên, tuyên bố này không nêu rõ số tiền NEVS bỏ ra cho thương vụ này.
NEVS, do công ty chuyên về năng lượng thay thế National Modern Energy Holdings (có trụ sở đặt ở Hong Kong) nắm giữ 51% cổ phần và công ty đầu tư Sun Investment LLC của Nhật Bản nắm giữ 49% cổ phần, “được thành lập để phục vụ mục tiêu mua lại các tài sản của hãng Saab Automobile đã phá sản.”
Công ty trên tiết lộ họ có kế hoạch chế tạo một mẫu xe mới dựa trên mẫu Saab 9-3 hiện nay và mẫu xe này có phiên bản động cơ điện sử dụng công nghệ xe điện tiên tiến của Nhật Bản. Mẫu Saab 9-3 sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm 2013 hoặc đầu năm 2014.
Tuyên bố chung còn cho hay, “NEVS đặt mục tiêu trở thành hãng sản xuất xe điện hàng đầu” trong thời gian tới và hoạt động sản xuất xe sẽ tiếp tục được duy trì tại nhà máy của Saab đặt ở Trollhaettan ở miền Tây Nam Thụy Điển.
Video đang HOT
Saab đã nộp đơn xin phá sản hôm 19/12/2011. Bảng tổng kết tài sản của Saab công bố trong tháng 4 năm nay cho thấy tổng số nợ của hãng này đã lên tới 13 tỷ kronor (1,2 tỷ bảng Anh) với số tài sản khoảng 3,6 tỷ kronor, trong đó nợ nhà nước là 2,2 tỷ kronor nợ chủ sở hữu cũ, hãng General Motors (GM) 606 triệu kronor và nợ các nhân viên cũ 513 triệu kronor./.
Theo XaLuan
Lợi nhuận của Ford, Honda và Mazda giảm mạnh
Thua lỗ trong hoạt động kinh doanh tại nước ngoài và gánh nặng thuế đã khiến lợi nhuận trong quý I của hãng sản xuất xe hơi Mỹ Ford sụt giảm song hãng xe này vẫn dự báo về mức tăng trưởng vững mạnh hơn trong nửa cuối năm nay.
Lợi nhuận trong quý I của Ford sụt giảm mạnh. (Nguồn: Internet)
Hiện Ford đang mở rộng hoạt động ở châu Á và việc xây dựng tám nhà máy mới trong vài năm tới sẽ cho phép hãng nâng khối lượng xe bán ra tại khu vực đang tăng trưởng nhanh chóng này, theo đó số xe bán ra tại đây sẽ chiếm một phần ba doanh số của hãng so với mức 15% như hiện nay.
Trong khi đó, hãng sản xuất xe hơi Honda của Nhật Bản cũng vừa công bố mức lợi nhuận của cả tài khóa 2011, theo đó, mức lợi nhuận của hãng này đã giảm 60,4% do tác động của thiên tai ở Nhật Bản và Thái Lan dù hãng đã có dấu hiệu phục hồi trong quý cuối cùng của tài khóa này.
Lợi nhuận ròng của hãng trong thời gian 12 tháng qua đạt 211,5 tỷ yen (2,6 tỷ USD), giảm so với mức 534,1 tỷ yen cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu cả tài khóa của Honda giảm 11,1%, đạt 7.950 tỷ yen trong khi lợi nhuận kinh doanh của hãng giảm 59,4%, đạt 231,4 tỷ yen.
Sự sụt giảm này chủ yếu là "do việc phải tạm ngừng sản xuất cũng như điều chỉnh sản xuất sau trận động đất kèm sóng thần kinh hoàng hồi năm ngoái ở Nhật Bản cũng như trận lũ lụt ở Thái Lan cộng với tác động của tỷ giá hối đoái."
Trong tài khóa hiện nay kết thúc vào tháng 3/2013, Honda dự báo hãng sẽ hồi phục mạnh, theo đó mức lợi nhuận ròng được dự báo là 470 tỷ yen trong khi lợi nhuận kinh doanh là 620 tỷ yen còn doanh thu là 10.300 tỷ yen. Honda cũng đã nối lại hoạt động của nhà máy lắp ráp ở Thái Lan hồi tháng trước, gần sáu tháng sau khi nhà máy này buộc phải đóng cửa do trận lũ lụt ở đất nước vùng Đông Nam Á này.
Một hãng xe khác của Nhật Bản là Mazda cũng vừa công bố hãng này đã bị thua lỗ 1,3 tỷ USD trong tài khóa vừa qua do bị tác động kép của đồng yen mạnh và nhu cầu tại các thị trường phát triển then chốt sụt giảm.
Mazda, hãng sản xuất xe hơi lớn thứ năm của Nhật Bản xét về mặt số lượng, đã công bố mức thua lỗ ròng là 107,7 tỷ yen trong tài khóa kết thúc hồi tháng Ba vừa qua, cao hơn mức dự báo trước đây là thua lỗ 60 tỷ yen. Trên khía cạnh kinh doanh, hãng đã thua lỗ 38,7 tỷ yen so với mức lợi nhuận là 23,8 tỷ yen của tài khóa trước. Doanh thu của hãng cũng giảm 12,6%, đạt 2.030 tỷ yen.
Hãng xe của Nhật Bản này cho hay thua lỗ của hãng chủ yếu là do đồng yen mạnh, sự sụt giảm doanh số tại các thị trường nước ngoài, chủ yếu là ở châu Âu, cũng như tác động của trận động đất-sóng thần ở Nhật Bản, rồi nạn lũ lụt ở Thái Lan.
Trong tài khóa hiện nay kết thúc vào tháng 3/2013, Mazda dự báo sẽ tăng trưởng trở lại với mức lợi nhuận ròng dự kiến là 10 tỷ yen, lợi nhuận kinh doanh là 30 tỷ yen và doanh số là 2.200 tỷ yen.
Không chỉ có Ford, Honda và Mazda công bố kết quả làm ăn yếu kém mà ngay cả hãng sản xuất xe hơi lớn nhất của Ấn Độ là Maruti Suzuki cũng vừa tuyên bố mức lợi nhuận ròng trong quý IV tài khóa vừa qua của hãng này đã giảm 3% song con số này vẫn còn thấp hơn mức dự báo của các nhà phân tích nhờ sự phục hồi doanh số của hãng tại thị trường nội địa.
Maruti cho hay lợi nhuận ròng của hãng chỉ đạt mức 6,4 triệu rupee (122 triệu USD) trong ba tháng vừa qua. Tuy nhiên, Dipen Shah, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu cơ bản tại Sàn chứng khoán Kotak của Ấn Độ, cho rằng "mức lợi nhuận này vẫn còn cao hơn dự kiến."
Ấn Độ, một trong những thị trường xe hơi tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây, đã có mức nhu cầu xe trong năm 2011 sụt giảm song người mua xe đã bắt đầu trở lại các đại lý xe trong những tháng vừa qua do tâm lý khách hàng đã trở nên bớt dè dặt hơn.
Theo Vietnamplus
Đơn đặt hàng mẫu Mazda RX-8 cao hơn dự kiến Tháng 11/2011, hãng sản xuất xe hơi Nhật Bản Mazda tuyên bố họ sẽ chấm dứt việc sản xuất mẫu RX-8 thể thao bằng việc giới thiệu 1.000 chiếc thuộc phiên bản đặc biệt của mẫu xe này. Phiên bản đặc biệt này có tên gọi là Spirit R và tất cả đều được giao tại thị trường Nhật Bản. Mazda RX-8 SPIRIT...