Công ty năng lượng Anh gây tranh cãi với 10 ‘chiêu’ tiết kiệm điện
Một trong những công ty năng lượng lớn nhất của Anh đã phải lên tiếng xin lỗi sau khi gửi khách hàng hướng dẫn tiết kiệm hóa đơn dành cho sưởi ấm với những phương pháp như ôm thú cưng hoặc làm vài bước nhảy.
Kênh RT (Nga) đưa tin nhà cung cấp năng lượng Anh SSE Energy Services vào ngày 10/1 đã gửi thư điện tử (email) cho khách hàng đề xuất “10 cách hiệu quả và đơn giản để giữ ấm trong mùa Đông”. Trong đó có nội dung uống nước không cồn, làm việc nhà hoặc kích thích máu lưu thông bằng việc ăn gừng, ôm thú cưng để giữ ấm.
Ngoài ra, khách hàng của SSE Energy Services cũng được khuyến khích vận động bằng nhảy và thi lắc vòng với trẻ em. Bên cạnh đó là gợi ý ăn cháo, uống nhiều nước.
SSE Energy Services đã gửi lời xin lỗi khách hàng sau khi nhiều chính khách chỉ trích hướng dẫn của công ty này mang tính “xúc phạm” ở thời điểm hàng triệu gia đình phải đối mặt với giá năng lượng tăng.
Nghị sĩ thuộc Công đảng Darren Jones nhận xét: “Việc được khuyên mặc áo nỉ thay vì bật thiết bị sưởi nếu bạn không có khả năng chi trả ở thời điểm khó khăn này với nhiều gia đình thực sự khó chịu”.
Thành viên đảng Bảo thủ Theresa Villiers đánh giá gợi ý của SSE Energy Services bắt nguồn từ thành ý nhưng lại không nhạy cảm. Bà đánh giá: “Nhiều người lo lắng về giá năng lượng tăng và sẽ không hài lòng khi được khuyên bảo làm vài động tác nhảy”.
SSE Energy Services cho biết thấy làm tiếc khi đưa ra đề xuất “không hữu ích” và công ty này “hiểu về tình huống khó khăn đối với nhiều khách hàng trong năm nay”.
Nhiều tổ chức từ thiện cảnh báo rằng có khoảng 6 triệu hộ gia đình trên khắp nước Anh không thể chi trả các hóa đơn năng lượng nếu mức giá tiếp tục tăng trong mùa Xuân.
Đun nước bằng ấm siêu tốc đừng đổ đầy, làm sai dễ khiến nổ tung nhà
Nhiều người có thói quen đổ thật đầy nước vào ấm khi đun nhưng thói quen này lại vô tình gây ra hiểm họa khôn lường không phải ai cũng biết.
Ngày nay, với sự tiện lợi và hiệu quả sử dụng cao, ấm siêu tốc đã dần trở thành một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Đặc biệt là khi mùa đông tới, nhu cầu được thưởng thức một cốc trà nóng, một tách cà phê thơm đậm, một ly sữa thơm ngon,... khiến chiếc ấm siêu tốc trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết, chỉ trong khoảng thời gian ngắn cùng vài thao tác đơn giản chúng ta đã có một nồi nước sôi an toàn.
Video đang HOT
Ấm siêu tốc là vật dụng không thể thiếu trong gia đình.
Tuy nhiên hiện nay nhiều người sử dụng ấm siêu tốc với thói quen đổ đầy bình khi đun vì nghĩ rằng cách này sẽ giúp tiết kiệm điện. Nhưng thực tế lại không phải vậy, thậm chí hành động này còn gây ra nhiều hiểm họa khôn lường không phải ai cũng biết.
Tại sao không nên đổ đầy nước vào ấm khi đun?
Không nên đổ nước đầy ấm.
Khi đun nước, chúng ta không nên đổ nước thật đầy ấm vì khi nước sôi, nước sẽ nở lên, đồng thời thể tích cũng tăng lên. Kèm theo đó là nước sôi sẽ có bọt khí thoát ra từ đáy ấm nước, làm nước trên mặt bị động mạnh dẫn đến nước dễ bắn ra ngoài.
Và khi nước dễ bắn ra ngoài sẽ dễ gây cháy nổ, giật điện. Chúng ta không thể tự ngắt điện khi sôi hoặc có thể hở giật khi cầm tay vào ấm nước. Ngoài ra, việc đổ quá đầy nước sẽ khiến cho việc xách quai ấm gặp khó khăn do hơi nước bốc lên cao, có thể gây bỏng tay nhẹ hoặc nặng.
7 cách đun nước bằng ấm siêu tốc an toàn, tiết kiệm điện
Không đun nước trong ấm siêu tốc liên tục
Rất nhiều người dùng có suy nghĩ ấm siêu tốc vừa đun nước xong vẫn còn ấm, nóng, nếu đun nước tiếp thì sẽ tiết kiệm điện năng hơn. Thế nhưng, ấm siêu tốc nếu đun nước liên tục, trong thời gian dài thì mâm nhiệt sẽ nhanh bị quá nhiệt và có thể gây ra cháy nổ, nguy hiểm cho người dùng.
Ngoài ra, việc đun nước liên tục sẽ làm cho mâm nhiệt của ấm siêu tốc nóng hơn bình thường, đồng thời nguồn điện quá tải, gây ra chập điện, cháy ấm. Nhiều trường hợp đun nước trong một thời gian dài, rơle nhiệt sẽ tự động ngắt mạch điện làm ấm ngừng làm việc, dù có cắm phích điện, nhưng không thấy đèn báo sáng.
Không nên đổ nước đầy ấm khi đun.
Hơn nữa, dù bạn đun nước bao nhiêu lần, thời gian cách nhau bao lâu thì ấm siêu tốc cũng sẽ dùng một lượng điện năng nhất định, ấm còn nóng cũng không giúp bạn tiết kiệm điện năng được. Vì thế, sau khi đun nước với ấm siêu tốc 1 lần, bạn hãy cho ấm tạm "nghỉ" ít phút, để ấm nguội, sau đó mới tiếp tục sử dụng sẽ an toàn và tăng độ bền cho ấm hơn.
Ngoài ra đối với sản phẩm ấm siêu tốc có chất liệu ruột ấm là thủy tinh thì bạn không nên cho nước lạnh vào ấm vừa sử dụng xong, còn đang nóng, dễ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, làm thủy tinh bị rạn, vỡ.
Đổ nước vào ấm đúng hướng dẫn của nhà sản xuất
Trên mỗi cái ấm siêu tốc, các nhà sản xuất đều quy định lượng nước tối đa (Max) và lượng nước tối thiểu (Min), giúp người có thể quan sát bên ngoài để đổ lượng nước cho phù hợp. Đun quá ít khiến ấm nhanh cạn, dễ hỏng, nhiều quá thì nước khi sôi dễ bắn ra ngoài, gây bỏng.
Chỉ sử dụng ấm siêu tốc để đun nước
Ấm siêu tốc thiết kế để đun nước, không thiết kế để nấu sữa, nấu canh, luộc trứng hay làm bất cứ việc gì khác. Nếu bạn cho vào ấm các thực phẩm sẽ khiến ấm nhanh bị đóng cặn vào thành, đáy ấm, làm giảm độ bền của ấm.
Không sử dụng ấm siêu tốc ngoài mục đích đun nước.
Làm sạch ấm siêu tốc thường xuyên, không để đóng cặn, bị rỉ sét
Việc thường xuyên vệ sinh ấm, làm sạch mâm nhiệt, ruột ấm sẽ giúp cho ấm siêu tốc tránh bị đóng cặn, rỉ sét và làm tăng khả năng gia nhiệt.
Khi vệ sinh, bạn nên sử dụng giấm để vệ sinh, nếu dùng khăn để làm sạch thì nên cùng khăn mềm để tránh làm trầy chất liệu của ruột ấm.
Vệ sinh ấm sẽ giúp tiết kiệm điện năng và ấm bền hơn.
Đậy nắp kín khi đun nước
Ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rơle tự động ngắt nguồn điện chỉ khi nắp ấm đã đóng kín. Nếu không đậy nắp hoặc đây không kín sẽ khiến rơ le chập chờn, dễ hỏng. Việc đậy nắp kín vừa đảm bảo an toàn lại vừa tiết kiệm điện.
Không đổ cạn nước sôi trong ấm
Rất nhiều người trong số chúng ta có thói quen là đổ hết nước trong ấm ra sau khi nước đã sôi bởi khi ấm nước sôi, dù công tắc điện đã tắt nhưng mâm nhiệt vẫn tiếp tục sinh nhiệt. Vì vậy nếu không chừa lượng nước trong ấm, mâm nhiệt rất nhanh hỏng. Chính vì lẽ đó, bạn nên để khoảng 20ml nước còn lại trong ấm, đợi cho đến khi nguội hẳn rồi mới trút cạn.
Không nên đổ cạn nước sôi trong ấm khi vừa đun xong.
Không nắm vào dây để rút điện
Khi cắm điện cho ấm siêu tốc, tuyệt đối không cầm dây điện mà phải cầm đúng phích cắm để tránh dây điện có bị nứt, đứt, gây rò rỉ điện cũng không làm bạn bị điện giật. Khi nước đang đun, bạn cũng không nên bê ấm bằng đế tiếp điện để tránh điện giật.
Thầy cô chống rét cho trò: Đến hẹn... lại lo Mỗi độ rét đến, giáo viên vùng cao lại đôn đáo khắp nơi tìm nguồn "cứu trợ" để giữ ấm cho trò. Năm nay dịch bệnh diễn biến phức tạp, họ cũng đang chưa biết trông cậy vào đâu... Học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Dào San, xã Dào San, huyện Phong Thổ, Lai Châu học bài Sưởi...