Công ty Mỹ dừng thử nghiệm kháng thể trị Covid-19
Công ty dược phẩm Eli Lilly tuyên bố dừng thử nghiệm lâm sàng liệu pháp điều trị Covid-19 bằng kháng thể đơn dòng vì lý do an toàn.
Thông thường, thử nghiệm lâm sàng thường bị dừng khi tình nguyện viên sử dụng loại thuốc này bị ốm hay gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên, Eli Lilly không tiết lộ nguyên nhân khi tuyên bố dừng thử nghiệm phương pháp điều trị Covid-19 bằng kháng thể đơn dòng hôm 13/10.
“Chúng tôi luôn đặt an toàn lên hàng đầu”, phát ngôn viên của công ty nói.
Các nhà nghiên cứu của Eli Lilly chuẩn bị tế bào để sản xuất kháng thể Covid-19 cho phòng thí nghiệm ở Indianapolis hồi tháng 5/2020. Ảnh: AP.
Công ty cho hay Ban giám sát An toàn Dữ liệu (DSMB), nhóm chuyên gia y tế độc lập giám sát quá trình thử nghiệm, đã khuyến nghị hãng dừng thử nghiệm lâm sàng.
“Việc thử nghiệm nhằm đánh giá kháng thể trung hòa của Lilly như một phương pháp điều trị Covid-19 cho bệnh nhân nằm viện được tài trợ bởi Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIAID), thuộc Viện Y tế Quốc gia. Lilly ủng hộ quyết định độc lập của DSMB nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân tham gia nghiên cứu”, công ty thông báo.
Video đang HOT
Lilly đang thử nghiệm kết hợp hai protein miễn dịch trong phòng thí nghiệm được gọi là kháng thể đơn dòng để điều trị cho bệnh nhân ốm nặng vì Covid-19. Nó tương tự phương pháp điều trị mà công ty công nghệ sinh học Regeneron áp dụng cho Tổng thống Mỹ Donald Trump trong quá trình điều trị Covid-19 hồi đầu tháng.
Trump sau đó đã ca ngợi liệu pháp này như một “cách chữa” Covid-19 và gọi đây là “phép màu của Chúa”. Ông cũng cam kết sẽ phê chuẩn các kháng thể đơn dòng này, dù thẩm quyền phê chuẩn thuốc thuộc Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).
Tỷ phú Bill Gates đánh giá kháng thể đơn dòng có thể là phương pháp điều trị Covid-19 hiệu quả nhất, kinh tế nhất. Regeneron và Eli Lilly đã nộp đơn lên FDA xin cấp phép sử dụng khẩn cấp các sản phẩm kháng thể đơn dòng của mình.
Eli Lily đã đạt thỏa thuận với Quỹ Bill & Melinda Gates để đảm bảo liệu pháp kháng thể Covid-19 có thể được cung cấp cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Liệu pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng là giúp hệ miễn dịch “đi tắt đón đầu” để chống lại virus. Liệu pháp này sử dụng các kháng thể có khả năng phát hiện nCoV và vô hiệu hóa virus một cách hiệu quả nhất. Kháng thể được truyền vào cơ thể bệnh nhân, nhưng người bệnh có thể xuất hiện phản ứng với chúng.
Toà Mỹ quăng phao cứu sinh khẩn cấp cho TikTok
Việc tòa Mỹ chặn lệnh cấm TikTok chỉ có tác động hạn chế và số phận của TikTok vẫn phụ thuộc vào thương vụ chưa ngã ngũ.
Thẩm phán Tòa án Liên bang quận Columbia Carl Nicholas hôm 27/9 ra phán quyết chặn lệnh cấm tải xuống TikTok do chính quyền Trump áp đặt, vài giờ trước khi lệnh có hiệu lực.
Logo TikTok và cờ Mỹ hiển thị trên hai màn hình laptop tại Bắc Kinh ngày 14/9. Ảnh: AFP.
Phán quyết được đưa ra sau khi TikTok tuần trước đệ đơn yêu cầu thẩm phán ra phán quyết sơ bộ chặn quy định mới của Bộ Thương mại Mỹ. Các luật sư của TikTok lập luận rằng lệnh cấm của chính quyền Trump đã vi phạm quyền tự do ngôn luận và thủ tục tố tụng. Trong khi đó, các luật sư của Bộ Tư pháp Mỹ phản bác rằng Tổng thống có quyền thực hiện các hành động an ninh quốc gia và lệnh cấm là cần thiết vì TikTok có liên kết với chính phủ Trung Quốc thông qua công ty mẹ ByteDance.
Trump trước đó ra lệnh cấm tải và cập nhật TikTok từ 27/9. Người dân đã tải ứng dụng vẫn có thể sử dụng bình thường cho đến ngày 12/11, khi giai đoạn cấm thứ hai nhằm chặn hoàn toàn hoạt động của TikTok tại Mỹ có hiệu lực. Thẩm phán đã từ chối yêu cầu của TikTok là chặn cả lệnh cấm ngày 12/11.
AFP nhận định quyết định của thẩm phán " là chiến thắng tạm thời" cho TikTok. Nhưng thực tế, nếu không bị chặn, lệnh cấm cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến những người vốn đã cài TikTok vì lệnh cấm ngày 27/9 chỉ áp dụng với tải mới và cập nhật phần mềm.
Dù vậy, lệnh cấm vẫn có nghĩa đáng kể vì việc được duy trì quyền truy cập vào các bản cập nhật có nghĩa là người dùng TikTok lâu năm sẽ nhận được các bản vá bảo mật để giữ cho họ được bảo vệ tốt hơn trong khi sử dụng ứng dụng. Người dùng Mỹ cũng tiếp tục nhận được những tính năng mới mà TikTok phát hành.
Thẩm phán yêu cầu TikTok và Mỹ vạch ra một lịch trình để xử lý vấn đề, điều đó thường có nghĩa là tòa án muốn các bên đối lập đạt được thỏa thuận. "Đây là cách giải quyết trong ngắn hạn để cho họ một chút thời gian nhằm giải quyết các mâu thuẫn và đi đến một giải pháp", giáo sư Carl Tobias từ trường luật tại Đại học Richmond, cho biết.
Với quyết định của tòa Mỹ, TikTok có thể hoạt động mà không bị gián đoạn ít nhất cho đến khi diễn ra phiên tòa đầy đủ. Tòa chưa công bố lý do đưa đến quyết định này của thẩm phán Nicholas. Thời gian diễn ra phiên tòa đầy đủ cũng chưa được ấn định. Khi các luật sư có cơ hội xem xét lý do thẩm phán ra quyết định, chính quyền Mỹ có thể kháng cáo.
Tuy nhiên, các nhà phân tích pháp lý cho rằng chính quyền Mỹ ít khả năng kháng cáo, vì các luật sư thường không muốn đối nghịch với thẩm phán sớm trong một vụ kiện bằng cách tấn công phán quyết của họ.
Trong khi đó, vụ kiện của TikTok về thách thức tính hợp pháp của các sắc lệnh hành pháp Trump ban hành vẫn tiếp tục được xúc tiến.
Trump hồi tháng 8 ký các sắc lệnh hành pháp buộc ByteDance phải bán lại cổ phần cho một công ty Mỹ, nếu không sẽ phải ngừng hoạt động. Nhà Trắng cáo buộc sự hiện diện của ứng dụng tại Mỹ là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, trong khi TikTok nói cáo buộc của Mỹ không có căn cứ.
Bên ngoài phòng xử án, TikTok có thể tiếp tục cố gắng thực hiện thương vụ mua bán hoặc liên minh để xoa dịu những lo ngại của Mỹ.
Trump cho biết thỏa thuận giữa TikTok với hai công ty Mỹ gồm hãng công nghệ Oracle và chuỗi siêu thị bán lẻ Walmart đang được xúc tiến. Theo đó, hai công ty sẽ mua lại tổng cộng 20% cổ phần của một công ty mới mang tên TikTok Global, đặt trụ sở tại Mỹ. Tuy nhiên, Trump hôm 21/9 tuyên bố sẽ không chấp nhận thỏa thuận nếu ByteDance vẫn duy trì quyền kiểm soát TikTok tại Mỹ.
ByteDance chưa hoàn tất thỏa thuận với Oracle và Walmart do chưa thống nhất được về các điều khoản phân chia cổ phần, cũng như ai sẽ kiểm soát dữ liệu và thuật toán của TikTok. Bắc Kinh chưa chắc sẽ đồng ý thỏa thuận này, khi một số người coi động thái của Mỹ là hành động chiếm đoạt công nghệ của Trung Quốc một cách phi lý.
David E. Sanger, nhà phân tích của NYTimes, nhận định ngay cả khi thỏa thuận TikTok thành công, nó có thể không là chiến thắng của Trump . Thương vụ chắc chắn không giải quyết được các vấn đề lớn hơn trong cuộc chiến công nghệ leo thang giữa Washington và Bắc Kinh. Thách thức của chính phủ Mỹ là làm thế nào để đối phó với các ứng dụng nước ngoài đang ngày càng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trên điện thoại thông minh của người Mỹ, Sanger đặt vấn đề.
"Đây là vấn đề khó nhằn và đánh bại TikTok không phải là chiến lược để đối phó Trung Quốc", Amy Zegart, thành viên cấp cao của Viện Hoover và Viện Freeman-Spogli thuộc Đại học Stanford, nói.
Trump - Biden ganh đua ở vành đai công nghiệp Mỹ Trump và Biden ráo riết khai thác điểm yếu của nhau khi "chạy nước rút" vận động trước bầu cử tại ba bang vành đai công nghiệp vùng Trung Tây. Trong bài phát biểu bên ngoài trụ sở công đoàn ngành sản xuất ô tô ở bang Michigan hôm 9/9, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đã chỉ trích gay...