Công ty Mỹ đang ‘khăn gói’ rút khỏi Trung Quốc
Trong mỗi 4 doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quôc có một doanh nghiệp đã hoặc đang lên kế hoạch rút bớt hoạt động khỏi quốc gia châu Á này, theo khảo sát của một nhóm doanh nghiệp Mỹ.
Một khách bộ hành đi ngang qua các tòa nhà cao tầng tọa lạc tại trung tâm Bắc Kinh (Trung Quôc) – Anh: AFP
AFP cho biết nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò then chốt trong quá trình trỗi dậy mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc trong những thập niên gần đây, nhưng tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư nước ngoài đang chậm lại.
Bắc Kinh hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt về chi phí nhân công từ các quốc gia châu Á.
Trong một cuộc khảo sát thường niên về môi trường đầu tư, Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc (ACC) cho biết hơn 3/4 doanh nghiệp được hỏi, tương đương 77% tổng số công ty tham gia khảo sát, cho biết họ cảm thấy “bớt được chào đón hơn” tại Trung Quốc trong năm 2015.
Tỷ lệ này tăng vọt nếu so với mức 47% trong khảo sát hồi năm 2014 và được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang triển khai nhiều cuộc điều tra về tình trạng độc quyền nhằm vào các công ty nước ngoài. Một số công ty đã phải trả các khoản tiền phạt khổng lồ cho chính phủ Trung Quốc.
Có đến 25% doanh nghiệp Mỹ được hỏi đã hoặc đang tính chuyển một phần hoạt động kinh doanh của họ tại Trung Quốc sang nơi khác trong vòng 3 năm qua. Và nguyên nhân lớn nhất dẫn đến quyết định này là vì chi phí lao động tại Trung Quốc gia tăng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo ACC, gần như cứ 10 công ty, thì có 1 công ty cho biết họ quyết định rút đi vì “những thách thức về quy định”.
Cũng theo số liệu từ ACC, phân nửa trong số 49% doanh nghiệp Mỹ rút hẳn khỏi Trung Quốc đã chuyển hoạt động sang các quốc gia đang phát triển tại châu Á. Tỷ lệ công ty trở lại Bắc Mỹ là 38%.
AFP cho biết các công ty Mỹ đôi khi phải chịu chỉ trích từ quê nhà do mở nhà máy ở Trung Quốc, với cáo buộc đem việc làm trong nước ra nước ngoài.
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc ở mức 6,9% trong năm 2015, mức tăng thấp nhất trong 25 năm qua, theo thống kê mới đây của chính phủ Trung Quốc.
Cũng theo kết quả khảo sát được công bố ngày 20.1 của ACC, có đến 45% doanh nghiệp Mỹ được hỏi có kết quả kinh doanh “bết bát” trong năm 2015. Trong tổng số các công ty tham gia khảo sát, 64% cho biết có sinh lãi, tỉ lệ thấp nhất trong 5 năm qua.
Được biết, khảo sát của ACC được tiến hành dựa trên 496 trong tổng số 961 doanh nghiệp thành viên.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Đâu là vũ khí bí mật của nền kinh tế Mỹ?
Trong kinh doanh, phá sản đồng nghĩa với việc mọi thứ dường như chấm dứt ở tình trạng tồi tệ nhất. Song đối với các chủ doanh nghiệp ở Mỹ, nhờ vào điều luật được cho là vũ khí bí mật của nền kinh tế nước này, phá sản cho họ một cơ hội để thoát khỏi giai đoạn nguy cấp.
Một nhân viên Lehman Brothers bước ra khỏi ngân hàng sau khi nhà băng tuyên bố phá sản - Ảnh: Reuters
Trang Planet Money mới đây có bài viết minh chứng cho sự hữu ích của việc phá sản.
Roddey là chủ đầu tư công ty trang thiết bị Queen City, phía bắc bang California, Mỹ. Khi bong bóng nhà đất vỡ vào năm 2009, thị trường trang thiết bị cũng chao đảo theo. Điều này buộc hãng Queen City, sau 60 năm có mặt trên thương trường, phải áp dụng Chương 11 của Bộ luật Mỹ.
Khi doanh nghiệp của Roddey bắt đầu sự nghiệp tại miền Bắc California, ông đã làm tất cả để tránh sự thất bại lớn nhất: Phá sản. Tuy nhiên bây giờ, điều khủng khiếp ấy lại là vũ khí bí mật của nền kinh tế Mỹ.
Chương 11 của Bộ luật Mỹ là một cách để doanh nghiệp có thể vừa trả nợ vừa thực hiện kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp.
Bà Stacey Vanek Smith của trang Planet Money cho hay phá sản là một trong những việc mà Mỹ làm đúng trong giai đoạn này. "Ở Mỹ, chúng ta thật sự rất giỏi trong việc phá sản và điều này thật sự là một vũ khí bí mật của nền kinh tế chúng ta", bà Stacey cho biết.
Trên thực tế, bà Stacey cũng chỉ ra rằng Chương 11 thật sự rất hấp dẫn về mặt kinh tế, đến nỗi các quốc gia khác ở châu Âu cũng đang áp dụng quy trình tương tự trong những năm gần đây.
Sử dụng Chương 11 về phá sản, các doanh nghiệp được giảm lãi suất và kéo dài thời gian trả nợ. Mặt khác, các chủ nợ có cơ hội nhận lại số tiền mình đã cho mượn, hoặc là được trả số tiền cao hơn khoản họ đã cho vay nếu công ty giải thể. Nói cách khác, đây là việc đôi bên cùng có lợi.
Ngân hàng Lehman Brothers trong ngày phá sản, 15.9.2008 - Ảnh: Reuters
Dù vậy, không thể nói đây là một việc làm dễ dàng. Phá sản không đơn thuần là cơ hội sống còn cho một doanh nghiệp hoặc là khả năng để một công ty đang mắc nợ tiếp tục được kinh doanh bình thường. Việc ban hành kế hoạch tái cấu trúc được đưa ra với sự giám sát của các chủ nợ lớn nhất của doanh nghiệp. Kế hoạch này phải được chấp thuận bởi tòa án giải quyết phá sản.
Một khi kế hoạch được thông qua, rất nhiều giao dịch kinh doanh bình thường trước đây cũng phải cần sự phê duyệt của tòa án. Đơn cử, hãng Queen City phải xin phép tòa án trong việc đổ xăng cho xe tải giao hàng. Roddey đã sa thải 135 nhân viên và đóng cửa 13/17 cửa hàng.
Ngược lại, mảng sáng của câu chuyện là sau một năm rưỡi phá sản, Roddey và công ty trang thiết bị Queen City đã trở lại, mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề đáng nói trong câu chuyện trước đó.
Chương 11 tất nhiên không phải là một phép màu và việc ban hành Chương 11 không phải là giải pháp cuối cùng để giữ chân tất cả doanh nghiệp.
Trường hợp được nhiều người biết đến là của Lehman Brothers. Ngân hàng đầu tư này đã đệ đơn xin phá sản theo Chương 11 của Bộ luật Mỹ vào năm 2008 với khoản nợ 613 tỉ USD. Từ đó, nhà băng này hoàn toàn biến mất.
Nhìn chung, phá sản có thể được xem như là một cách để tránh các khoản nợ hơn là nỗ lực để doanh nghiệp trụ lại thương trường.
Bá Tú
Theo Thanhnien
Sự bùng nổ của Ấn Độ đã đủ sức vực dậy kinh tế thế giới? Hãng tin Bloomberg mới đây trả lời câu hỏi trên bằng hai biểu đồ. Ảnh: AFP Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại nhằm đi được trên con đường gập gềnh chuyển đổi nền kinh tế sang phụ thuộc vào tiêu dùng. Trong lúc này, Ấn Độ đã vươn lên giành danh hiệu nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Liệu...