Công ty môi giới chứng khoán tăng mạnh tỷ lệ ký quỹ để chuẩn bị cho biến động sắp tới
Hành động thị trường xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ biến động đến mức Công ty môi giới Interactive Brokers (IBKR) buộc khách hàng phải nộp thêm tiền để giao dịch ký quỹ.
Theo CNBC, công ty môi giới chứng khoán cho khách hàng cá nhân đang tăng yêu cầu nộp ký quỹ sau mua khi cổ phiếu hoặc các sản phẩm phái sinh khi gần tới ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 3/11.
“Quyền chọn tăng cao ngụ ý các thị trường sẽ đối mặt với sự biến động gia tăng cả trước và sau cuộc bầu cử tháng 11. IBKR chia sẻ quan điểm đó và tin rằng, việc bắt đầu kiểm soát đòn bẩy theo cách được đo lường trước là phù hợp”, IBKR cho biết.
Interactive Brokers hiện đang có 876.000 tài khoản và yêu cầu tỷ lệ ký quỹ ban đầu 50% và tỷ lệ ký quỹ duy trì là 25%. Tỷ lệ mới được đưa ra tăng lên mức tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 67,5% và ký quỹ duy trì là 33,75%.
Video đang HOT
Interactive Brokers cũng cho biết, sẽ tăng dần tỷ lệ ký quỹ mỗi ngày bắt đầu từ 28/9 và chính thức đạt tỷ lệ yêu cầu mới trước ngày 23/10.
“Chúng tôi liên tục đánh giá môi trường thị trường hiện tại và các yêu cầu ký quỹ của chúng tôi phản ánh điều đó”, Steve Sanders, Phó chủ tịch điều hành về tiếp thị và phát triển sản phẩm tại Interactive Brokers nói với CNBC.
Các nhà giao dịch đang mong đợi sự biến động gia tăng trước cuộc bầu cử năm 2020 giữa Tổng thống đương nhiệm Donald Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden.
Phố Wall nhìn chung xem ông Trump là người tốt cho nền kinh tế, nhưng mối quan hệ thương mại của ông với Trung Quốc là quá mỏng manh.
Các nhà đầu tư kỳ vọng ông Biden sẽ tăng thuế doanh nghiệp và thúc đẩy dự luật chăm sóc sức khỏe, điều này có thể gây ảnh hưởng đến các nhà cung cấp dịch vụ y tế. Thêm vào đó, cả hai ứng cử viên đều đang phải đối mặt với một đại dịch và hàng loạt cuộc biểu tình đòi công bằng xã hội.
Cơ hội cho một cuộc bầu cử có tranh chấp cũng đang gia tăng, vì nhiều người dự kiến sẽ bỏ phiếu qua đường bưu điện vì đại dịch. Điều này có nghĩa là có thể mất nhiều thời gian hơn để xác định kết quả chính thức hoặc có thể dẫn đến tranh luận về hành vi gian lận cử tri.
“Giá quyền chọn cho thấy kỳ vọng về một khoảng thời gian biến động cao kéo dài bắt đầu xung quanh ngày bầu cử và kéo dài nhiều tháng sau đó,” Goldman Sachs cho biết trong một lưu ý cho khách hàng vào tuần trước.
Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt giá trị 59,1 triệu tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2020
Ngân hàng nhà nước (NHNN) vừa cho biết, các hoạt động thanh toán đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán dịch vụ công trong 7 tháng đầu năm 2020 tiếp tục tăng mạnh.
Trong 7 tháng đầu năm 2020, theo số liệu từ NHNN, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt 82,2 triệu giao dịch, giá trị đạt 59,1 triệu tỷ đồng (tăng 13,61% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019).
Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh.
Đặc biệt, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt 574,4 triệu giao dịch với giá trị đạt 5,9 triệu tỷ đồng (tăng 186,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019).
Số lượng giao dịch thanh toán qua thẻ đạt gần 205,6 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 475.900 tỷ đồng (tăng tương ứng 29,7% và 15,8% so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt 240,9 triệu giao dịch với giá trị đạt 15,2 triệu tỷ đồng (tăng 39,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019).
NHNN cho biết, đối với phí chuyển tiền liên ngân hàng qua hệ thống 24/7 của NAPAS, có 45/45 ngân hàng đã thực hiện chính sách miễn/giảm phí cho khách hàng đối với các giao dịch giá trị nhỏ (từ 2 triệu đồng trở xuống).
Khoảng 63% giao dịch thanh toán của khách hàng qua NAPAS được miễn hoặc giảm phí. Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí là khoảng 1.004 tỷ đồng.
Đồng thời, NHNN đã và đang đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng tiến độ kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam để đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, an ninh, độ an toàn và tăng thêm tiện ích sử dụng thẻ.
Dự kiến đến cuối năm 2021, việc chuyển đổi sang thẻ chip đối với toàn bộ thẻ nội địa sẽ hoàn thành.
Tín dụng tăng trưởng chậm Ngày 22-9, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động của ngân hàng quý III-2020. Báo cáo của NHNN cho thấy, trong quý III-2020, NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường. Thanh khoản hệ thống của tổ chức tín...