Công ty là gia đình: Đừng dại nghe theo vì bạn sẽ mất nhiều thứ trong đó có cả chính mình
Công ty không phải gia đình bạn, bởi vậy hãy có sự nhìn nhận sáng suốt và thật rạch ròi để không mất đi những giá trị mà bạn luôn cố gắng gìn giữ cũng như luôn sống thật công tâm và là chính mình.
Vì đâu nhiều người muốn chúng ta nghĩ công ty là gia đình?
Một trong số những chiến lược để quản lý nhân viên đó là coi họ là một phần gắn bó như gia đình. Khi nhân viên chấp nhận khái niệm mới, họ thường tận tâm và chân thành với công việc. Quan hệ này sẽ rất tốt đẹp nếu công ty tôn trọng quyền của người làm việc, và người làm việc tôn trọng lợi ích công ty, hơn nữa hai bên sẽ ít phải dò xét, hằn học, nghi ngờ hay quản thúc nhau như chủ – tớ. Vì phần lợi ích lớn này, nhiều sếp/quản lý, chủ công ty, thường xuyên nhắc đi nhắc lại với nhân viên họ coi nhân viên như gia đình.
Tuy nhiên, lật lại vấn đề chúng ta cũng cần nhìn nhận rằng, ở những công ty có quy mô lớn hơn, và chính trị nội bộ phức tạp, thì khái niệm “gia đình” cũng như một phe cánh trong quần thể công ty. Trong trường hợp sếp đấu đá với ai, ta là “gia đình” khi đứng về phe đó – mà bỏ qua giá trị thật của công việc.
Cũng như vậy, khi sếp thù địch ai thì “gia đình” nghĩa là sẵn sàng triệt hạ kẻ đối lập, dù có lợi hay bất lợi cho công ty. Gia đình, ở nghĩa này, là 1 “bộ lạc”. Như vậy khái niệm gia đình đã có sự biến tướng, có sự đa nghĩa trong nhiều trường hợp, khiến nó trở nên nguy hiểm với bạn về cảm xúc và đường sự nghiệp.
Vậy nên khi làm việc, bạn đừng nên coi công ty là gia đình bởi những lý do sau:
Khi coi công ty là gia đình, ta không còn sáng suốt nhận biết những quyền và nghĩa vụ của người làm việc
Nhiều bạn bè trẻ khi mới vào nghề, đã không dám hỏi sếp về lương, bảo hiểm, trợ cấp đi lại, trợ cấp độc hại… vì sếp coi bạn là… em trai/ em gái. Nghĩa là ở đây, bạn hoàn toàn không được hưởng những quyền bình thường nhất của người lao động, chỉ vì sếp là “gia đình”.
Bên cạnh đó, cũng có trường hợp nhiều người làm việc suốt hai năm trời cho một công ty hoàn toàn không có trò chuyện về hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn, mà chỉ toàn những lời hứa suông kiểu: “Mình anh em trong nhà, anh sẽ lo cho em!” Hay “Công ty sẽ luôn đứng về phía em, em yên tâm.”
Nhưng chúng ta cần sáng suốt nhận ra rằng, không có quyền lao động, nghĩa vụ lao động cũng sẽ lỏng lẻo, vì bạn ấm ức không có đủ hỗ trợ như đồng nghiệp, bạn có xu hướng thể hiện kém hơn, chậm chạp hơn, hoặc ỷ lại vì sếp như “anh trai” nên thôi ngủ dậy trễ mai làm xong việc cũng ok. Thái độ “gia đình” ở đây có hại cho cả con đường sự nghiệp của bạn và quyền của bạn.
Video đang HOT
Khi coi công ty là gia đình, ta rất khó rời bỏ nó
Thông thường người làm việc rời công ty vì một số lý do như, họ không thể thăng tiến, công việc không còn đủ thách thức khiến họ thích, quyền lợi không như ý, tiền làm ra không đủ cho nhu cầu chăm lo gia đình, môi trường làm việc không hợp… Nhưng cũng có rất nhiều người nhiều lần muốn nghỉ việc, có lời mời tốt hơn, có offer tốt hơn từ công ty khác nhưng không ra đi vì… lỡ coi công ty là gia đình.
Tất nhiên, quan hệ gắn bó này không có gì xấu, nhưng sự nhầm lẫn này trì hoãn rất nhiều cơ hội trong công việc mà bạn có thể có được, chỉ vì lý do không rời đi của bạn là… cảm xúc gia đình. Khi đó, bạn không bị cắt giảm, nhưng tất nhiên “gia đình” không còn tồn tại vì đồng nghiệp đã nghỉ hết rồi. Vì bạn làm việc tốt nên tất nhiên tìm việc không khó, nhưng ở đây, sự nhầm lẫn vì “tình cảm gia đình” đã khiến bạn bị hẫng hụt về cảm xúc khi công ty nhẫn tâm làm vậy với đội của bạn.
Khi coi công ty là gia đình, ta đánh mất giá trị bản thân mình
Nói như vậy bởi vì khi bạn coi công ty là gia đình, thì đồng nghĩa mọi giá trị bạn tạo ra thuộc về nó. Khi các sếp/công ty cài cho ta ý niệm ta thuộc về họ như một gia đình, có nghĩa là ta hoàn toàn vô giá trị nếu không thuộc về nơi đó nữa.
Nhưng trên thực tế sự thật không phải vậy, khi làm việc, dù chỉ là một mắt xích, bạn vẫn tạo ra giá trị công việc. Các công ty cần vị trí tương tự sẽ tôn trọng người biết làm việc, nếu bạn có thể cho họ thấy bạn đã làm gì. Không có công ty cũ, bạn vẫn làm việc. Không còn công ty cũ, bạn vẫn kiếm sống ở công việc tại công ty mới. Bạn không trở thành con số 0 tròn trịa chỉ vì bạn xin nghỉ việc. Vì vậy, nếu bạn thấy công việc cũ không còn phù hợp, thì cứ mạnh dạn nghỉ việc và tìm đến một công việc ở nơi mới phù hợp hơn.
Khi coi công ty là gia đình, ta nhầm lẫn hoàn toàn mái nhà và công việc
Rất nhiều sếp nói rằng vì công ty coi nhân viên là gia đình, nên nhân viên phải thức khuya, ở lại làm việc tới 12 giờ đêm (không có lương overtime), hoặc phải làm việc bất cứ lúc nào, dù họ gọi lúc khuya khi bạn đang bồng con gái đi ngủ.
Nhưng thực chất bạn không hề phải làm như vậy, bạn đi làm chứ không phải sống hay làm vợ/chồng cho công ty. Vì vậy, khi kết thúc giờ làm, bạn có quyền dành thời gian cho con cái, người thân, bạn bè hay chính bạn. Ban đầu ở tuổi 20, bạn có thể rất hạnh phúc sẵn sàng làm việc tới 1 giờ sáng với nhiệt tình “gia đình”. Nhưng rồi bạn sẽ nhận ra, bạn đánh mất thời gian để yêu thương người thân, chăm sóc bạn bè chỉ vì bạn gọi công ty là “gia đình” và gia đình thật thì không quan trọng bằng.
Đồng ý rằng, có những công việc đặc thù đòi hỏi overtime, nhưng thường đổi lại công ty sẽ có chính sách lương sau giờ làm việc, hoặc trợ cấp kiểu khác, quyền cho con cái, hoặc quyền lợi để đáp lại phần thời gian riêng bạn mất đi. Còn lại, những công ty liên tục ép bạn làm kiệt sức, không đáp lại gì ngoài lời hứa “gia đình” chỉ là những kẻ bóc lột với cái vỏ ấm áp giả tưởng thôi.
Khi coi công ty là gia đình, bạn không còn công tâm, không còn sống là chính mình nữa
Một khi bạn xác tín rằng sếp như cha mẹ, anh em, ta thường có xu hướng chọn họ khi phải rơi vào cuộc đấu đá. Ta không công tâm chọn điều đúng phải làm, không thể hiện điều hợp lý sẽ có lợi cho công việc hay giá trị công ty, thay vì vậy, ta chọn bảo vệ “gia đình”, mặc dù chẳng biết rằng nó đang đúng hay sao, đơn giản vì nó là gia đình.
Không chỉ đánh mất sự công tâm, ta còn tự làm tổn thương chính mình nếu trong cuộc đấu đá, bỗng nhiên sếp/team đồng loạt đổi ý, đẩy ta khỏi công việc. Khi ấy, cảm giác bị phản bội “từ gia đình” sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với chỉ là việc bị đấu đá thông thường trong công việc. Cảm giác “bị phản bội” đó trở nên rất cá nhân, rất hủy hoại và sẽ làm tổn thương ta lâu dài, và đồng thời dễ khiến ta không còn có sức mạnh để thể hiện trong công việc kế tiếp (vì hồ nghi những đồng nghiệp mới cũng sẽ hãm hại mình như vậy).
Hãy nhớ rằng, công ty không phải gia đình, và hãy sẵn sàng ra đi khi có lựa chọn mới trong công việc. Có thể công ty là nơi đem lại cho bạn những bạn bè, anh chị mà sau công việc họ trở thành người thân thuộc, mà dù khi bạn nghỉ việc, sếp vẫn là thầy, là bạn. Đồng nghiệp vẫn là bạn thân, đi chơi hoặc đi học cùng nhau. Nhưng khi cố gắng tách biệt điều đó, bạn sẽ thấy rằng mình dễ hòa thuận hơn với chính mình trong công việc.
Văn Anh
Theo guu.vn
Anh là mảnh ghép lặng giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp
Người ta thường bảo rằng, Sài Gòn là "thế giới" dành cho những con người sống vội, cho những thanh âm hối hả và hỗn độn.
Phải chăng chốn phồn hoa phố thị ấy chỉ có vậy sao? À ừ! Không đâu, bởi lẽ đâu đó trên mảnh đất Sài thành này vẫn có những khoảng lặng an yên để cho ta tận hưởng phút giây được lắng lòng và nghe cảm mọi yêu thương đang động đậy nơi tâm thức.
***
Người ta thường bảo rằng, Sài Gòn là "thế giới" dành cho những con người sống vội, cho những thanh âm hối hả và hỗn độn. Phải chăng chốn phồn hoa phố thị ấy chỉ có vậy sao? À ừ! Không đâu, bởi lẽ đâu đó trên mảnh đất Sài thành này vẫn có những khoảng lặng an yên để cho ta tận hưởng phút giây được lắng lòng và nghe cảm mọi yêu thương đang động đậy nơi tâm thức.
Hơn nữa, Sài Gòn còn mang hương sắc đa sầu đa cảm cùng những âm hưởng bình dị nhưng cũng vô chừng sâu lắng.
Tôi yêu Sài Gòn bởi những điều giản đơn nhưng chân thành ấm áp, trân yêu từng tia nắng ngọn gió buông trên những mái đầu sương của người lao động, thương những con đường gốc phố chật chội xô bồ xe cộ, hay dòng người cứ thế mà rền rả lướt qua nhau. Yêu sao những đêm mưa về, Sài Gòn như nàng thơ đang ngủ vùi vào một ngày vắng nắng. Trân quý những tiếng chổi tre mang đậm bao ân tình và chất chứa bao lao lực khẽ vang vội trong không gian trầm uất, khi người người đã đắm chìm vào giấc ngủ của riêng mình, khi những con phố nhỏ đã lên đèn trả lại cho không gian một khoảng lặng vô định.
Sài Gòn, nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi ngân khúc cho những bản "tình ca" của ba mẹ, nơi tôi gửi bao nhớ thương và những đam mê đến cháy rực. Sài Gòn đâu mang vẻ cổ kính uy nghiêm như thủ đô Hà Nội hay nên thơ, êm dịu và nhẹ nhàng như cố đô Huế mà khiến nhiều người lại đem lòng thương cảm gửi trọn vào nơi đây "Sài Gòn".
Tôi luôn ấp ủ một khát muốn rất đỗi đơn thuần ấy chính là thức dậy thật sớm và lân la dạo quanh trên những ngõ phố, rồi thu mình gọn vào một góc nhỏ trong quán café nào đấy để nhâm nhi hương sắc trầm bình của Sài thành vào buổi sớm mai. Tôi muốn thỏa mắt vào xa xăm, xuyên khỏa qua dòng người đôi khi quá đỗi hời hợt và vô tâm. Cái nắng gió và tiết trời se lạnh khi Thu về hòa quyện vào nhau như đang cố siết chặt lấy nhau, chúng vẽ ra một bức họa muôn sắc nên yêu đến lạ kì.
Và cũng nơi phố xá đường quen ấy tôi đã vô tình gặp anh, người con trai của mùa thu vĩnh cửu. Anh là một người đa tài, thật ra anh là một kiến trúc sư với vẻ ngoài gai góc kiên định nhưng anh ta rất yêu việc sáng tác nhạc và cả thơ nữa nên tôi hay gọi anh với bút danh quen thuộc "chàng trai mùa thu". Anh rất hiền nhưng cũng không thể giấu được vẻ nghiêm nghị vốn có trên sắc mặt điềm đạm và quả cảm pha chút điển trai của người con Hà Nội ấy. Tôi không rõ lí do tại sao tôi lại không thể thích được anh mặc dù khi bên cạnh anh tôi cảm thấy an toàn và bình yên vô cùng.
Một lần anh bất giác hỏi tôi: "Em nghĩ gì về người con trai Hà Nội?". Tôi không nghĩ ngợi hay đắn đo gì nhiều trong đầu nghĩ sao thì nói vậy: " Em không biết nữa, vì em ít tiếp xúc với người Hà Nội, sao mà rõ được họ, nhưng mà giá như ai cũng như anh thì chắc em ra Hà Nội sống luôn anh nhỉ". Anh cười, miệng bảo thầm: " Rõ ngốc". " Ơ này, em nghe đấy nhé, nói thế cũng tin được, quả là giả không biết mà thật cũng chẳng hay" - Tôi đáp với giọng điệu hơi bực dọc. Rồi anh lại bảo: " Anh không tốt như em nghĩ đâu, em đừng nói vậy họ nghe được lại cau có đấy". Đến đây, tôi chợt thắc mắc một điều là anh có tất cả các yếu tố của một người đàn ông hoàn hảo nhưng tại sao lại thốt nên câu đó?
Rồi một thời gian sau, công việc anh ngày càng lu bu còn tôi thì bận học ngày học đêm vì vậy cả hai không thường liên lạc cũng chẳng có một cuộc gặp nào. Có hôm tôi rảnh lại định nhắn cho anh vài tin hỏi thăm nhưng rồi lại thôi vì nghĩ anh bận rộn. Vài ngày sau, tôi vô tình gặp anh ngồi một mình trong quán café, lại với dáng vẻ cũ cứ thích thu mình vào góc tĩnh rồi đưa mắt vào khoảng không mơ hồ. Tôi đi thật khẽ tới chỗ anh, lấy tay che mắt anh từ phía sau, bất giác anh xoay người đẩy tay tôi ra và tỏ vẻ tức giận: "Cô đang làm cái trò gì đấy, tôi quen cô không?". Tôi bàng hoàng, khi ấy trong đầu hiện ra hàng vạn câu hỏi vì sao, tôi bình tĩnh rồi khẽ hỏi: " Anh thật sự không biết tôi sao? Anh bị làm sao vậy?" - "Tôi không quen cô" anh nói xong quay lưng bỏ đi mặc kệ tôi nghĩ gì. Tôi không buồn vì anh hành xử như vậy mà tôi ấm ức vì không hiểu lí do gì đã khiến anh lơ tôi một cách thẳng thần như thế. Tôi không thèm nhắn tin để tìm kiếm hay trông đợi một lời giải thích nào cả, tôi cứ để vậy và mong cầu vào thời gian có thể gỡ rối cho vụ việc lần này. Rồi một tháng sau, tôi không thể cứ ngồi chờ trông trong vô vọng như thế được tôi mở mess lên sau nhiều ngày không nhìn tới thì bất chợt có tin nhắn đến, đó cũng chính là hung tin: "Anh ấy ra đi rồi, chị ơi... chị đến đây ngay bây giờ đi không thì không kịp nữa."
Đó là tin nhắn đập vào mắt tôi đầu tiên từ đứa em gái của anh. Anh bất hạnh khi mang trong mình căn bệnh quái ác từ trước khi gặp được tôi, anh thương tôi nhưng không một lần thổ lộ chỉ bên tôi bình dị và giản đơn như thế. Anh vốn biết mình đang trong tình trạng yếu dần và không biết ngày nào sẽ ra đi nên thời gian qua mới đối xử như vậy với tôi để tôi quên anh và để anh quên được tôi, thật ích kỉ và xấu xa vô cùng. Vì sao anh không để tôi được gần anh trong những ngày anh cần tôi nhất, tại sao anh lại ra đi khi tôi vừa nhận ra mình cũng có tình cảm với anh.
Cảm ơn và xin lỗi anh, người con trai của Hà Nội. "Chưa từng gặp gỡ sẽ không yêu nhau, chưa từng thương sẽ không nhung nhớ, chưa từng thành đôi sẽ không phải ly biệt".
Cảm ơn anh vì đã là điểm nhấn trong quãng thời thanh xuân của tôi, cảm ơn và xin lỗi vì tất cả "người con trai của mùa thu vĩnh cửu".
Thiên Anh
Theo blogradio.vn
Tết, sao cứ phải về quê? Đường về chật như nêm, giá tàu xe đắt đỏ. Cỗ Tết năm nào cũng dăm ba món ngán ngẩm, không hiểu tại sao người người, nhà nhà cứ đổ về quê? Công ty tôi ở gần bến xe. 3 năm nay, ngồi ở công ty nhìn dòng người đổ về quê ăn Tết, tôi lại cười thầm. Đất Việt mình, nhiều người...