Công ty khoáng sản của Masan góp hơn 2.000 tỷ đồng tăng vốn tại công ty con
Một thành viên của Tập đoàn Masan sắp tăng vốn tại một công ty con sau khi bán 10% vốn cho Mitsubishi Materials Corporation.
Theo Nghị quyết HĐQT vừa được công bố, CTCP Masan High-tech Materials (MSR) sẽ chào bán gần 110 triệu cổ phần cho Mitsubishi Materials Corporation (MMC).
Mitsubishi Materials Group là một “nhà sản xuất vật liệu tích hợp”, cung cấp các vật liệu cơ bản như đồng và xi măng. Bên cạnh đó, MMC còn sản xuất và cung cấp các bộ phận cơ khí, vật liệu và linh kiện điện tử được sử dụng trong ô tô, thiết bị gia dụng…, và các công cụ chế tạo khác. MMC đồng thời tham gia vào lĩnh vực tái chế và năng lượng.
Sau khi giao dịch mua vốn hoàn tất, MMC sẽ nắm giữ 10% vốn cổ phần và trở thành cổ đông lớn thứ hai của MSR.
Video đang HOT
Nhà máy chế biến mỏ của MSR.
Được biết số tiền thu về cho thương vụ này khoảng 2.094 tỷ đồng. Trong đó, MSR sẽ dành 2.044 tỷ đồng để góp vốn vào công ty con là Công ty TNHH MTV Tài nguyên Masan Thái Nguyên.
Theo đó, Tài nguyên Masan Thái Nguyên sẽ tăng vốn từ mức 9.455 tỷ lên gần 11.499 tỷ đồng. Việc góp vốn này sẽ được thực hiện trong trong năm 2020 hoặc 2021.
Còn lại 50 tỷ đồng sẽ được thanh toán các chi phí liên quan đến giao dịch chào bán.
Về phía MSR, năm 2020, với mảng khoáng sản, Công ty dự tập trung hoàn thành việc tích hợp nền tảng kinh doanh vonfram của H.C.Stark (HCS) để trở thành nhà chế biến cận sâu (midstream) giá trị gia tăng trên toàn cầu, qua đó, giảm bớt rủi ro biến động giá theo chu kỳ hàng hóa.
Masan Group vừa huy động thêm 1.600 tỷ đồng trái phiếu
Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm.
CTCP Tập đoàn Masan (MSN) vừa thông báo phát hành thành công 1.600 tỷ đồng trái phiếu thời hạn 36 tháng, kỳ hạn trả lãi sau mỗi 6 tháng.
Trái phiếu được phân phối bởi CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS), bên mua là các nhà đầu tư tổ chức trong nước.
Sau đợt phát hành này, tổng nợ của Masan Group công ty mẹ tăng lên gần 25.000 tỷ đồng, trong đó cơ cấu nợ dài hạn chiếm 71%. Riêng phần nợ trái phiếu 15.500 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần của Masan Group mẹ tại thời điểm 4/11/2020 tăng lên mức 213%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, công ty mẹ Masan lỗ ròng 636 tỷ đồng, phần lỗ này chủ yếu phát sinh trong quý 3.
Trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, tính đến 30/9/2020, tổng nợ hợp nhất của Masan Group đạt gần 53.600 tỷ đồng. Nợ ròng hợp nhất trên EBITDA của Masan tăng từ 1,4 lần lên 4,5 lần (đây không bao gồm việc hợp nhất EBIDA của VCM do đang trong giai đoạn tăng trưởng).
Trong vòng 1 - 1,5 năm tới, Masan Group cho biết sẽ tập trung vào việc củng cố bảng cân đối kế toán và cân đối chỉ số đòn bẩy, giảm chỉ tiêu nợ ròng/EBITDA xuống còn 2,5 - 3 lần.
Tăng trưởng ở nhiều mảng kinh doanh sau sáp nhập kéo doanh thu thuần của Masan tăng mạnh Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh Quý 3 và 9 tháng năm tài chính 2020. Siêu thị VinMart. BNEWS/TTXVN Theo đó, doanh thu thuần 9 tháng năm 2020 đạt 55.618 tỷ đồng tăng 110,8% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân doanh thu thuần tăng vọt là do MSN hợp nhất các mảng...