Công ty Hà Lan nhận hợp đồng 48 triệu USD tiếp tục tìm kiếm MH370
Công ty này sẽ bắt đầu sử dụng máy định vị thủy âm để tìm kiếm trên một khu vực đáy biển rộng khoảng 60.000km2 vào tháng 9 tới.
Theo AP, ngày 6/8, một công ty của Hà Lan đã giành được hợp đồng trị giá 52 triệu AUD (khoảng 48 triệu USD) để tiếp tục thực hiện việc tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777-200 mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines dưới đáy Ấn Độ Dương.
Phó Thủ tướng Australia Warren Truss giới thiệu kế hoạch tìm kiếm MH370 trong buổi họp báo ngày 6/8 (Ảnh: AAP)
Gần 5 tháng sau khi chiếc máy bay chở 239 hành khách và thành viên phi hành đoàn mất tích đầy bí ẩn khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh, việc tìm kiếm vẫn sẽ tiếp tục được triển khai ở khu vực phía Nam Ấn Độ Dương – ngoài khơi bờ biển Tây Australia, vùng biển được cho là nơi an nghỉ cuối cùng của MH370.
Phó Thủ tướng Australia Warren Truss ngày 6/8 nói với các phóng viên tại Canberra: “Tôi vẫn lạc quan tin tưởng rằng chúng ta sẽ tìm thấy chiếc máy bay bị mất tích trong khu vực đã được khoanh vùng ưu tiên tìm kiếm”.
Công ty Fugro của Hà Lan là công ty đã thắng thầu và sẽ bắt đầu sử dụng máy định vị thủy âm để tìm kiếm trên một khu vực đáy biển rộng khoảng 60.000km2 vào tháng 9 tới, trong đó có khoảng 1/2 diện tích khu vực này đã được lập bản đồ trong lần tìm kiếm trước đó.
Ông Martin Dolan, lãnh đạo của Cục An toàn Giao thông Australia cho biết, nhiệm vụ tìm kiếm MH370 sẽ là một thử thách lớn cho các nhà thầu.
Theo kế hoạch, Fugro sẽ sử dụng hai tàu kéo để quét khu vực đã được khoanh vùng trong khi một nhóm chuyên gia sẽ làm việc dưới nước và sử dụng máy quét siêu âm cùng các thiết bị ghi hình hiện đại khác để tìm kiếm.
Video đang HOT
Ông Truss nói: “Hy vọng rằng chúng tôi sẽ tìm thấy chiếc máy bay bị mất tích hoặc các mảnh vỡ, manh mối giúp tìm ra MH370 và qua đó giúp ích cho quá trình điều tra, tìm ra câu trả lời cho những bí ẩn xung quanh MH370″.
Cho đến nay, Malaysia vẫn là quốc gia chịu trách nhiệm chính trong việc tìm hiểu những gì đã xảy ra với MH370. Ông Truss cho biết, vụ rơi máy bay MH17 ở khu vực miền Đông Ukraine không ảnh hưởng đến những nỗ lực tìm kiếm MH370 nhưng ông nói thêm rằng, Malaysia Airlines đã gặp không ít khó khăn khi phải cùng lúc tập trung vào “hai trường hợp đặc biệt”.
Hợp đồng trị giá 52 triệu AUD mà Australia ký với công ty Fugro của Hà Lan có hiệu lực trên 12 tháng nhưng đây là hợp đồng mở. Ông Truss giải thích: “Giá trị của hợp đồng có thể thay đổi phụ thuộc vào thời gian chúng tôi làm việc dưới nước. Nếu chúng tôi tìm thấy chiếc máy bay ngay trong những ngày đầu tiên, chúng tôi vẫn chi trả phí dịch vụ cơ bản nhưng chắc chắn khoản tiền này sẽ ít hơn nhiều so với việc thực hiện tìm kiếm trong suốt cả năm”.
Australia đã bày tỏ hy vọng Malaysia và một số đối tác tiềm năng khác có thể chia sẻ các khoản chi phí liên quan tới việc tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích./.
Hùng Cường
Theo Vietbao
10 điều Trung Quốc cần làm để có hòa bình ở Biển Đông
Carl Thayer, chuyên gia uy tín về Biển Đông, đưa ra 10 lời khuyên với Trung Quốc, khuyến cáo nước này không chà đạp luật pháp quốc tế, ngừng các hành động đơn phương trên Biển Đông.
Carl Thayer là nhà nghiên cứu khoa học xã hội nổi tiếng, giáo sư danh dự của Đại học New South Wales, Úc. Ông được biết đến trên phạm vi quốc tế qua các nghiên cứu và bài viết về chính trị Việt Nam và các vấn đề an ninh Đông Nam Á. Bài viết dưới đây có tiêu đề "Muốn có ủng hộ Trung Quốc cần tôn trọng luật pháp quốc tế" được đăng trên tờ People Daily, báo chính thức của chính phủ Trung Quốc.
Nỗ lực của Trung Quốc nhằm thuyết phục các quốc gia trong khu vực rằng họ có "quyền lịch sử" và "chủ quyền không thể chối cãi" trên biển Đông tới lúc này này xem như thất bại. Các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc chắc hẳn cũng nhận ra sự thật đó. Bắc Kinh từng thành công trong giải quyết tranh chấp biên giới với nhiều nước láng giềng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là tại sao thắng lợi không đến với họ trong xung đột lãnh hải với các quốc gia Đông Nam Á? Tại sao chúng lại dẫn tới tình thế đối đầu khiến căng thẳng gia tăng.
Giáo sư Carl Thayer. Ảnh: CSIS
Bài viết này đưa ra mười đề xuất nhỏ mà nếu được thực hiện sẽ dẫn tới sự thay đổi lớn trong thái độ cũng như phản ứng của các nước trong khu vực đối với Trung Quốc, đồng thời mang tới cho quốc gia này nhiều lợi ích.
Đầu tiên, Trung Quốc phải ý thức được rằng các nước trong khu vực đều rất hoan nghênh sự phát triển trong hòa bình của họ. Không quốc gia nào muốn đối đầu hay kìm chế họ lại. Vì thế Trung Quốc nên xem xét kỹ lưỡng năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và nghiêm túc áp dụng chúng trong quan hệ ngoại giao với láng giềng. Trung Quốc và các quốc gia nhỏ hơn nên tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và chung sống hòa bình.
Thứ hai, Trung Quốc cần tái khẳng định sự tuân thủ của mình đối với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đảm bảo rằng những quy định trong nước phải phù hợp với luật pháp quốc tế. Điều này sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc và nền tảng quy chuẩn cho chính sách ngoại giao của Bắc Kinh.
Thứ ba, Trung Quốc cũng nên làm rõ yêu sách của mình về cái gọi là "quyền lịch sử" và "chủ quyền không thể tranh cãi" trên biển Đông một cách chính xác hơn. Cho đến nay, cơ quan phát ngôn của Trung Quốc liên tục tuyên bố họ có đủ lý lẽ chứng minh cho các "quyền" này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy họ chưa sẵn sàng để đi vào làm rõ chi tiết. Ví dụ rõ nhất chỉ là một bản đồ đường chín đoạn. Các chuyên gia luật quốc tế động thuận đó chỉ là "mẩu thông tin", không phải tài liệu xác thực và đủ thẩm quyền để tuyên bố chủ quyền.
Thứ tư, Trung Quốc cũng cần xây dựng một Sách Trắng nêu rõ cơ sở của tuyên bố "quyền lịch sử" và "chủ quyền không thể chối cãi" trên biển Đông. Giới quan chức Trung Quốc đôi khi sử dụng một "luật pháp quốc tế khác nào đó". Những bản đồ có niên đại từ thời nhà Nguyên không thể được xem như bằng chứng đối với luật pháp quốc tế hiện đại. Ví dụ, nếu tuyên bố chủ quyền đối với các đảo trên Biển Đông, Trung Quốc phải chứng minh bằng các dẫn chứng như khi nào đảo đó thuộc về họ và phương thức quản lý chi tiết như thế nào.
Thứ năm, các quốc gia có liên quan bao gồm cả Trung Quốc buộc phải tham gia đàm phán trực tiếp nếu muốn giải quyết triệt để các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông. Nhiều nhà ngoại giao uy tín ở Đông Nam Á nhận định, Trung Quốc luôn áp đặt một điều kiện tiền đề có lợi cho mình và đòi hỏi đàm phán song phương. Cụ thể là, các nước buộc phải chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trước tiên, sau đó mới tính đến bàn thảo về hợp tác và phát triển. Đây là một điều kiện vô lý và Trung Quốc cần loại bỏ nó ngay lập tức.
Giàn khoan HD981 của Trung Quốc đặt tại vùng biển chủ quyền Việt Nam suốt hơn hai tháng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Thứ sáu, Trung Quốc nên gác sang một bên "tuyên bố chủ quyền" của mình và giải quyết các vấn đề tồn tại bằng cách tôn trọng luật pháp quốc tế. Nói một cách khác, Bắc Kinh cần tránh các hoạt động đơn phương "thực thi chủ quyền" trên các vùng biển tranh chấp.
Thứ bảy, quy định quan trọng của luật pháp quốc tế là các nước có tranh chấp nên thiết lập các thỏa thuận tạm thời cho đến khi bất đồng được giải quyết, không làm thay đổi hiện trạng, tránh các mối đe dọa có thể xảy ra hoặc nguy cơ sử dụng vũ lực. Theo đó, Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực nên hợp tác xây dựng ranh giới hàng hải tạm thời. Nếu đạt được đồng thuận các bên có thể tiến tới những thương lượng xa hơn như quản lý nghề cá, phát triển chung các nguồn tài nguyên dầu khí và tìm kiếm cứu hộ.
Thứ tám, Trung Quốc nên xem xét lại quyết định từ chối trọng tài quốc tế của mình. Nhiều quốc gia trong khu vực như Indonesia, Malaysia và Singapore đã dàn xếp được tranh chấp lãnh thổ bằng hình thức này. Bắc Kinh nên chấp nhận sự hữu ích của trọng tài quốc tế trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ của mình.
Thứ chín, dù từ chối tham gia Tòa án Trọng tài trong tranh chấp với Philippines, Trung Quốc cũng không nên đưa ra chỉ trích nhằm vào quá trình này. Hành động của Trung Quốc được xem như đang hủy hoại hệ thống luật pháp quốc tế. Trung Quốc sử dụng UNCLOS làm cơ sở cho đường ranh giới, lãnh hải, vùng tiếp giáp, khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Philippines không trực tiếp thách thức chủ quyền của Trung Quốc hay đặt nghi vấn những đòi hỏi miễn trừ mà nước này tự tuyên bố khi tham gia UNCLOS. Tất cả những gì Philippines đang làm chỉ là hỏi Tòa án Trọng tài liệu họ những quyền tương đương theo UNCLOS hay không. Trong khi đó Trung Quốc vẫn tiếp tục đơn phương khẳng định chủ quyền.
Thứ mười, nếu Tòa án Trọng tài xác định Philippines có quyền lợi tương đương và Tòa án có thẩm quyền với các vấn đề nêu ra, Trung Quốc nên ngừng tẩy chay và tuân thủ thủ tục tố tụng của Tòa án. Điều này rất quan trọng vì theo UNCLOS, quyết định của Tòa án Trọng tài phải được thi hành ngay lập tức và không bị kháng cáo. Sự khước từ của Trung Quốc đối với Tòa án trọng tài là sự chà đạp lên luật pháp quốc tế. Nếu như Trung Quốc thực sự có chủ quyền không thể chối cãi, theo như nhiều tuyên bố trước đây, họ phải lập luận và chứng minh được điều đó.
Nếu Trung Quốc duy trì và tuân thủ luật pháp quốc tế, điều này sẽ hỗ trợ chuyển đổi các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải từ căng thẳng đối đầu, có nguy cơ bùng phát bạo lực sang đấu tranh pháp lý. Việc Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực chấp nhận các quyết định của trọng tài độc lập sẽ góp phần to lớn hiện thực hóa mục tiêu biến Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, hợp tác và phát triển. Đây là tình thế đôi bên cùng có lợi đối với cả Trung Quốc và các nước láng giềng.
Theo Vnexpress
Dịch Ebola gây chết người có nguy cơ vào Việt Nam "Dịch Ebola gây chết người có nguy cơ xâm nhập Việt Nam rất lớn. 90% số người nhiễm virus Ebola có thể tử vong". Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, khẳng định bên lề Hội nghị trực tuyến về dịch bệnh diễn ra chiều nay (8/6). Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, sốt xuất huyết do virus Ebola là bệnh truyền...