Công ty dời lịch du lịch vì dịch corona, chàng công sở bị bắt đền 2 triệu đồng do nghỉ việc từ trước
“Tư dưng buồn cười ghê, tự dưng dời lịch xong người không đi được thì kêu đền 2 triệu. Mà lương em có bao nhiêu đâu, đền 2 triệu là gần nửa tháng lương em rồi”.
Dịch corona vẫn đang hoành hành, thế nên các hoạt động tập thể hầu như đều được các công ty trong vùng ảnh hưởng hủy hoặc di dời toàn bộ sang một mốc thời gian khác. Và đây cũng là lý do khiến chàng công sở trong câu chuyện dưới đây phải đắng cay đăng đàn khóc kể về vụ việc bị trừ 2 triệu đồng của mình như sau:
“Hello mọi người, em vao thẳng vân đề cho nhanh. Em có ý định nghỉ việc tại công ty em đang làm vì lương, chế độ gây ức chế và đồng thời em cung tìm được công việc phù hợp và có cơ hội thăng tiến cao hơn và nhận việc vào ngày 16/3 tới.
Chuyện chẳng có gì nếu như em đang vương phải du lịch tại công ty cũ. Dự định là 14/2 sẽ đi nhưng do dịch corona nên dời lại tầm 30/4 đi.
Lúc trươc Tết do dịch chưa bùng phát nên em đã đăng ký đi du lịch với mọi người vì muốn đi chơi với ban be trong công ty lần cuối, giờ dời xa quá thì tất nhiên là không đi được rồi và mọi người biết không, công ty em bắt em đền 2 triệu tiền vé mọi người à.
Tư dưng buồn cười ghê, tự dưng dời lịch xong người không đi được thì kêu đền 2 triệu. Mà lương em có bao nhiêu đâu, đền 2 triệu là gần nửa tháng lương em rồi
Mọi người cho em xin lời khuyên nhé. Công ty mọi người có chính sách như vậy không ạ? Còn rất nhiều chính sách khác nữa, rất ức chế nên em mới quyết định xin nghỉ đây”.
Video đang HOT
Câu chuyện vừa buồn vừa cười sau khi đăng đàn ít lâu trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng mà nhất là anh chị em văn phòng.
Và với lời khẩn cầu “cho em xin lời khuyên nhé” của nam chính, hàng loạt ý kiến xoay quanh câu chuyện này cũng đã được nhiệt tình viết ra bên dưới phần bình luận. Ấy thế mà bất ngờ thay, câu chuyện này lại gây ra tranh cãi, một phe đồng tình với cách xử lý của công ty, một phe lại phản đối.
“Công ty chơi cái trò gì khôn vậy, ai chơi lại, người ta nghỉ rồi còn làm khó làm dễ, vô lý”.
“Bạn nghĩ sao vậy, đã đăng ký rồi, vé công ty book xong xuôi hết rồi, giờ đùng cái đòi nghĩ, thì cái vị trí đi du lịch đó ma nó dùng à? Chịu trách nhiệm đi chứ, xem như là lần bị trừ lương cuối cùng”.
“Ôi, công ty kiểu này sớm muộn cũng phá sản, đi du lịch thường niên là đãi ngộ công ty cho nhân viên, giờ nhân viên không cần đãi ngộ đó thì thôi, cớ sao đòi tiền”.
“Buồn cười nhỉ, trước khi đổi lịch đi trip mình đảm bảo công ty có cho nhân viên lên check lại là đi hay không đi vào lịch mới, đã check vô là đi rồi mà cuối cùng không đi thì bất kỳ lý do gì cũng phải đền”.
Hiện tại, các bình luận tương tự như trên vẫn cứ xuất hiện đều đều và đấu đá qua lại lẫn nhau mà chưa có dấu hiệu dừng lại. Thôi thì mỗi người một suy nghĩ, hy vọng qua những bình luận ấy, chàng trai nhân vật chính sẽ tìm được ý kiến mình cần tìm để sớm đưa ra quyết định, đền hay không đền trước khi “dứt áo ra đi”.
Riêng chị em công sở khác, chị em có suy nghĩ gì về câu chuyện này?
Theo Trí Thức Trẻ
Công ty yêu cầu thử việc 4 tháng để... hiểu nhau hơn, nàng công sở gật đầu chấp nhận và cái kết
Sau 2 tháng thử việc, nàng công sở được yêu cầu thử thêm 2 tháng để "hiểu công ty hơn", cô gật đầu chấp nhận. Làm tiếp thêm 1 tháng, cô bắt đầu nhận ra cái kết không hề có hậu đang xảy đến với mình.
Giai đoạn cuối năm thường chẳng ai lại đi nghỉ việc bởi còn phải đợi lương tháng 13 dù đã chán nản công ty lắm rồi. Tuy nhiên, nàng công sở trong công chuyện dưới đây là ngoại lệ. Cô nghỉ việc công ty cũ cách đây tầm 3 tháng và với giai đoạn cao điểm công việc triền miên của ngành nghề đang làm, cô nhanh chóng có việc mới.
Ban đầu, cô cho rằng sự lựa chọn của mình là đúng đắn vì công ty mới khá "xịn xò" với cái mác ngoại. Ấy vậy mà sau 2 tháng thử việc, cô được yêu cầu thử thêm 2 tháng để "hiểu công ty hơn", cô gật đầu chấp nhận. Làm tiếp thêm 1 tháng, cô bắt đầu nhận ra cái kết không hề có hậu đang xảy đến với mình.
Cụ thể thế nào đọc xong câu chuyện do chính cô kể sẽ rõ:
"Mình đang thử việc vị trí senior tại công ty. Sau thời gian thử việc 2 tháng, mình thấy công việc tuy nhiều nhưng cũng ok, công ty đề nghị gia hạn thử việc thêm 2 tháng nữa để "hiểu nhau hơn". Mình cũng suy nghĩ vì 2 tháng nữa là quá luật và vị trí mình cũng senior rồi nhưng vì công ty Mỹ cũng có tên tuổi nên ký tiếp.
Lương theo thỏa thuận thì rất cao và nhiều phúc lợi (có bảo hiểm cho người thân) nhưng không áp dụng khi thử việc (lương thử việc tính 100% lương cơ bản nên còn thấp hơn mức cũ của mình nhiều). Khi mình làm được khoảng hơn 3 tháng thì công việc giãn dần và đơn giản hơn, sếp bắt đầu chơi bài bẩn để mình nghỉ.
Sau đó mình mới biết công ty năm nào cũng dùng chiêu này, sử dụng senior hết mùa cao điểm sau đó tìm cách đuổi hoặc gây áp lực cho tự nghỉ. Công việc này qua mùa cao điểm chỉ cần thuê nhân viên bình thường để làm. Thiết nghĩ công ty tìm thời vụ ngay từ đầu cho rồi, chứ đã muốn nhân viên senior mà còn đòi ngon, bổ, rẻ nữa.
Chia sẻ với mọi người để không gặp chỗ hãm như chỗ này với lúc phỏng vấn nên hỏi thêm câu là tuyển mới hay thay thế/mức độ thay đổi nhân sự là bao lâu. Giờ làm rồi mới nghĩ tới chứ nếu hỏi trước thì ít nhiều cũng có thêm thông tin để quyết định".
Đấy, chị em công sở thấy đấy, không phải cứ là công ty tập đoàn lớn với mác nước ngoài là sẽ luôn "chơi đẹp" trong mọi tình huống. Và cái kết xảy đến với cô nàng trên chính là một trong những "chiêu bài" cực kỳ xấu thường được rất nhiều công ty "làm ăn cà chớn" áp dụng để giảm tải khối lượng công việc trong mùa cao điểm. Tuyển dụng theo mùa, hết mùa sẽ đuổi với ý nghĩ "tội gì phải trả lương cho một senior cả năm chỉ để làm việc có vài tháng".
Với tính chất lợi dụng người lao động, đồng thời cũng vi phạm luật khi yêu cầu thử việc tận 4 tháng, câu chuyện trên sau khi đăng đàn ít lâu trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng "500 anh chị em" công sở.
Dưới phần bình luận, phần đông đều lắc đầu ngao ngán trước sự nhẹ dạ cả tin của cô gái nhân vật chính, đồng thời gửi gắm lời khuyên như sau: "Nể bạn thật, senior mà khi công ty gia hạn thử việc thì phải nhận ra ngày có mùi chơi xấu chứ", "giờ mới nghe vụ thử việc theo lương cơ bản các kiểu", "khi lên đến level senior rồi thì bạn đi công ty nào cũng được mà. Công ty tệ thì mình đi thôi do bạn chưa tìm hiểu công ty trước nữa", "cận Tết rồi bạn kiện một phát cho vui nhà vui cửa đi",...
Bên cạnh đó cũng có không ít người khác đều đồng lòng kiến nghị cô nàng cung cấp tên công ty để mọi người biết mà né, nhất là giai đoạn sau Tết người người tìm việc, nhà nhà tìm việc mới.
Theo Helino
Chơi trò "bẩn" quỵt tiền lương với nhân sự bị đuổi việc, giám đốc phải câm nín và bồi thường nặng vì chồng cô kia tung kế hiểm Đúng là tham thì thâm, gã giám đốc đã phải chịu cay đắng và thất bại ê chề sau trò chơi không đẹp của mình. Giang Lam, một cô gái 29 tuổi, đã lập gia đình. Lam chia sẻ về vụ "phốt" giữa mình và công ty cũ bằng một giọng đầy hứng khởi. Cô đã giành phần thắng trong vụ này! "Mình...