Công ty Đầu tư Alphanam giải thể sau 5 năm rời sàn chứng khoán
Sau khi rời sàn chứng khoán, gia đình ông Nguyễn Tuấn Hải đã mua lại phần lớn cổ phần và nắm giữ hơn 90% Công ty Đầu tư Alphanam.
Đại hội cổ đông gần đây của Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam (Alphanam) đã thông qua quyết định giải thể công ty. Đây là bước tiếp theo trong lộ trình tái cấu trúc công ty có lịch sử gần 20 năm của gia đình doanh nhân Nguyễn Tuấn Hải.
Cổ phiếu ALP của Alphanam từng là một cổ phiếu “hot” trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2009 – 2010 với thanh khoản cao và biến động giá liên tục. Khi đó, công ty hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính trên mọi lĩnh vực từ sản xuất thiết bị điện và vật liệu điện; cho thuê ôtô, buôn báo gạo, bất động sản, lắp đặt thang máy…với gần 20 công ty con và liên doanh.
Tuy vậy, kết quả đầu tư mở rộng không như mong muốn, Alphanam liên tục thua lỗ tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đến năm 2013, công ty quyết định hủy niêm yết và thực hiện tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình từ công ty đại chúng sang công ty gia đình. Các thành viên trong gia đình ông Hải nắm giữ trên 90% cổ phần công ty.
Báo cáo năm 2018 của Alphanam cho biết, Công ty đã dừng các hoạt động đầu tư tài chính, cơ bản trả hết nợ ngân hàng và các đối tác. Đồng thời thoái vốn khỏi các lĩnh vực không chủ trương đầu tư và hoạt động kém hiệu quả.
Năm nay Công ty sẽ không ký các hợp đồng quá 6 tháng, tiếp tục giải quyết các công nợ dở dang còn lại với ngân hàng và đối tác nhằm đáp ứng điều kiện giải thể theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Theo báo cáo tài chính quý I, Công ty mẹ Alphanam còn khoản vay nợ và thuê tài chính ngắn hạn 49 tỷ đồng. Theo ghi nhận cuối năm 2018, đây chủ yếu là khoản vay ngân hàng BIDV được thế chấp bằng các tài sản của bên thứ 3.
Liên quan đến hoạt động kinh doanh, Công ty đang ghi nhận 606 tỷ đồng các khoản phải thu đồng thời phải trả ngắn hạn khoảng 350 tỷ đồng và người mua trả tiền trước hơn 323 tỷ đồng.
Tài sản chính của Alphanam là các khoản đầu tư vào công ty con và công ty liên doanh, được ghi nhận tổng giá trị khoảng 2.094 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là các công ty liên quan đến lĩnh vực bất động sản như Công ty địa ốc Foodinco, Công ty ĐTPT Vinacon, Công ty Đầu tư CVVH Mường Hoa, Foodinco Quy Nhơn…
Với việc các cá nhân trong gia đình sở hữu phần lớn cổ phần tại Công ty Đầu tư Alphanam, việc giải thể công ty dường như không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Tập đoàn Alphanam của ông Hải. Cổ phần các công ty con và liên doanh có thể được chuyển nhượng cho các công ty khác cũng do các thành viên trong gia đình nắm giữ.
Thay vì đầu tư dàn trải, bất động sản và khách sạn du lịch là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của tập đoàn Alphanam trong những năm gần đây. Thông qua các công ty liên quan, Alphanam đã và đang phát triển một loạt dự án căn hộ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng và cả khu đô thị ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Ngoài việc hợp tác với các thương hiệu lớn như Sheraton, Marriott tại các dự án Four Points by Sheraton hay M Lanmark ở Đà Nẵng, Tập đoàn Alphanam còn xây dựng một thương hiệu riêng để vận hành là Altara.
Mới đây Tập đoàn giới thiệu dự án Altara Residences cao 40 tầng tại Quy Nhơn. Trước đó là dự án căn hộ King Palce tại Hà Nội. Ngoài ra, Tập đoàn Alphanam còn phát triển dự án Công viên Văn Hóa Mường Hoa tại Sapa, Lào Cai và Khu đô thị Golden City tại An Giang.
Theo theleader.vn
Loạt siêu dự án chuẩn bị khởi công, thị trường bất động sản nơi đây bắt đầu sôi động
Ngoài sân bay Phan Thiết với kế hoạch khởi công trong tháng 5 tới, Phan Thiết sẽ khởi công hai dự án lớn, trong đó một dự án chuyên về giải trí tiệc tùng, một dự án là đại đô thị nghỉ dưỡng, kết hợp công viên chủ đề mô hình Universal.
Trong quý 2 và quý 3, hàng loạt dự án lớn sẽ bắt đầu được khởi công tại Phan Thiết mang lại diện mạo mới thay đổi ngành du lịch nơi đây. Một trong những dự án lớn nhất sẽ được khởi công trong thời gian tới là sân bay Phan Thiết.
Cụ thể, sân bay Phan Thiết sẽ được chính thức khởi công trong quý III/2019 sau 5 năm chuẩn bị thủ tục, tập trung giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, để biến Phan Thiết - Mũi Né trở thành điểm đến hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương, sân bay Phan Thiết đã được điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 5.000 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng.
Cùng với sân bay Phan Thiết, giữa tháng 4 thị trường bất động sản Phan Thiết - Mũi Né sẽ đón nhận thêm dự án thiên đường giải trí và tiệc tùng mô hình Lasvegas, Macau tại Phan Thiết và khu công viên chủ đề mô hình Universal tại Mũi Né. Hai tổ hợp này đưa vào vận hành, sẽ góp phần đưa Phan Thiết - Mũi Né trở thành điểm giải trí đến hàng đầu Việt Nam.
Đầu tháng 5, Hưng Lộc Phát Corp cũng sẽ công bố ra thị trường tổ hợp giải trí và tiệc tùng Mũi Né Summerland Resort có quy mô hơn 330.000 m2 tại trung tâm Phan Thiết. Đây cũng là siêu dự án có vị trí đắc địa tại Phan Thiết khi nằm ngay trung tâm Thành Phố, ngay sát bên cạnh sân golf 18 lỗ Sealink lớn nhất miền Trung. Khi hoàn thành, dự án này sẽ cung ứng ra thị trường hơn 4.000 căn khách sạn 5 sao, hơn 100 nhà hàng ẩm thực đa chủ đề, hơn 200 cửa hàng mua sắm, tổ hợp hơn 40 quán bar - bia club, không gian tiệc tùng lớn nhất tại Phan Thiết.
Hơn 500 nhà hàng, shop thời trang, quán bar được bố trí tập trung trên tuyến phố đi bộ và dòng sông lễ hội dài hơn 2.000 m của dự án. Theo chủ đầu tư, khách du lịch phải mất cả tuần để khám phá hết hơn 500 nhà hàng này. Tại Mũi Né Summerland Resort còn có công viên nước 10.000 m2 đầu tiên tại Phan Thiết, nhà hàng khổng lồ trên sông. Đặc biệt, tại dự án này, lần đầu tiên Phan Thiết sẽ có một nhà hát lớn, chuyên biểu diễn các show diễn đẳng cấp quốc tế... Cuối mỗi tuần, đơn vị vận hành sẽ tổ chức các màn nghệ thuật trình diễn ánh sáng 3D mapping trên quy mô lớn.
Ngoài thiên đường tiệc tùng Mũi Né Summerland Resort, trong tháng 5 tới, tập đoàn Novaland cũng sẽ công bố ra thị trường tổ hợp nghỉ dưỡng Novaword với công viên chủ đề theo mô hình Universal tại Mũi Né có quy mô hơn 1.000 ha.
Hàng loạt dự án đổ bộ, đã khiến giá đất Mũi Né - Phan Thiết đang trở nên sôi động. "Sức nóng" giá đất của Mũi Né diễn ra tập trung tăng mạnh nhất tại các cung đường Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Đình Chiểu...Nhà đầu tư đổ về đây không chủ yếu khách hàng đến từ TPHCM và Hà Nội.
Theo khảo sát, cac khu vưc gân biên, thuộc đường Huỳnh Thúc Kháng có giá khoảng 13-14 triệu đồng/m2, tăng khoảng 3-4 triệu đồng/m2 so với cuối năm 2018. Tại cung đường Võ Nguyễn Giáp - Mũi Né, giá đất cũng đã tăng từ mức 10 - 12 triệu/m2 lên mức 15-20 triệu/m2. Mức giá này đã tăng khá so với giai đoạn trước Tết.
Theo đánh giá của các nhà đầu tư, thị trường bất động sản Mũi Né - Phan Thiết hiện tại đang phản chiếu hình ảnh của Phú Quốc cách đây 6 năm. Trước khi có sân bay Phú Quốc là vùng đất hoang sơ, chỉ có đồi sim, rẫy tiêu. Năm 2013 Phú Quốc có sân bay, thị trường này đã lột xác. Khi sân bay và cao tốc hoàn thành, cũng như các ông lớn đổ tiền vào vận hành các siêu dự án, thị trường BĐS Phan Thiết - Mũi Né được dự báo sẽ bứt tốc thì giá nhà đất tại đây sẽ vươn lên ngang bằng với thị trường Nha Trang - Đà Nẵng - Phú Quốc.
Nhật Nam
Theo InfoNet
Cổ phiếu BIDV tăng nhẹ sau chuỗi ngày liên tục suy giảm Trong ngày giao dịch hôm qua, 28/11, cổ phiếu Ngân hàng BIDV quay đầu tăng nhẹ sau chuỗi 4 phiên liên tục "đỏ lửa". Chốt phiên giao dịch 28/11, VN-Index thêm 7,08 điểm, lên 930,2 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 136,3 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị hơn 3.251 tỷ đồng. HNX - Index cũng tăng 0,91 điểm lên...