Công ty Đài Loan bác tin đồn trà VN nhiễm dioxin
Thông tin trà Việt Nam nhiễm chất độc da cam (dioxin) là tin đồn thất thiệt với ý đồ xấu xa – đó là khẳng định của công ty Đài Loan kinh doanh trà xuất khẩu Lâm Đồng.
Báo China Post đưa tin, Công ty Xí nghiệp thống nhất ( Uni-President Enterprises Corporation) đã lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc trái phép liên quan đến nhãn hiệu trà King of Tea (Trà Lý Vương) nổi tiếng sau khi có tin nói công ty sử dụng trà nhiễm dioxin được trồng ở Lâm Đồng, Việt Nam.
Uni-President khẳng định không có bằng chứng nào chứng tỏ trà nhập khẩu ở VN nhiễm dioxin (ảnh: Focus Taiwan)
Phát ngôn viên Tu Chung-cheng của Uni-President cho biết hãng đang xem xét khởi kiện những người tung tin đồn chống lại công ty.
Trong những ngày gần đây, tin đồn lan rộng trên mạng Internet nói rằng các công tố viên đang định đóng cửa nhà máy trà của Uni-President ở Longtan (Taoyuan), thậm chí còn định đưa tất cả các sảm phẩm King of Tea ra khỏi các kệ hàng. Tin đồn này đã ảnh hưởng tiêu cực đến Uni-President, khiến giá cổ phiếu của ông ty tụt giảm.
Phát ngôn viên Tu Chung-cheng cho biết, Uni-President chỉ có hai nhà máy, một ở Yangmei (Taoyuan) và một ở Xinshi (Tainan) chứ không có cơ sở nào tại Longtan để các công tố viên đóng cửa.
Video đang HOT
Ông Tu cũng nhấn mạnh, trước khi bắt đầu bất kỳ quy trình sản xuất nào, công ty đều tiến hành kiểm tra xem nguyên liệu nhập khẩu có an toàn không và có đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn quốc gia hay không. Ông nói thêm rằng, không có gì chứng tỏ trà nhập khẩu từ Việt Nam có vấn đề.
“Tôi nghĩ người dân tin tưởng vào các khuôn mẫu nhất định khi nhắc đến trà Việt Nam. Vì không có bằng chứng nào chứng tỏ trà Việt Nam có vấn đề, mọi người đừng nên đi đến kết luận quá vội vàng”.
Trong những ngày qua, hàng trăm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trà xuất khẩu Lâm Đồng đã khốn đốn vì tin đồn chè Việt Nam nhiễm dioxin lan truyền trên các trang mạng ở Đài Loan và Trung Quốc.
Chiều ngày 18/11, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam Đoàn Trọng Phương khẳng định chè Lâm Đồng không trồng trên vùng đất nhiễm dioxin. Ông Phương cho biết, Hiệp hội sẽ thông báo và phối hợp với Hiệp hội Chè Đài Loan để phản bác tin đồn vốn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất chè Oolong xuất khẩu.
Hiện Lâm Đồng có hơn 20 doanh nghiệp sản xuất chè Oolong xuất khẩu, trong đó có 15 doanh nghiệp do người Đài Loan đầu tư.
Trước đó, theo CNA, Trưởng đại diện Văn phòng Kinh tế – Văn hóa Đài Loan tại Việt Nam, ông Hoàng Chí Bằng, cho biết Chi hội Thương mại Đài Loan ở Lâm Đồng đã trích dẫn các báo cáo địa phương khẳng định trà Việt Nam không có chứa dioxin.
Theo Thanh Hảo
USD giả từ Trung Quốc vào Việt Nam
Một vụ vận chuyển 200.000 USD giả từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Cốc Nam (Lạng Sơn) vừa được cơ quan chức năng phát hiện. Theo đánh giá của lực lượng Hải quan làm nhiệm vụ, đây là vụ vận chuyển đô-la giả lớn nhất từ trước đến nay.
Thông tin ban đầu, khoảng 20h ngày 17/11, tại khu vực đường tàu thuộc thị trấn Đồng Đăng, huyên Cao Lộc, Lạng Sơn, lực lượng chức năng đã bắt quả tang Phạm Hồng Vinh và Bế Ngọc Hoàng (cùng ở thị trấn Đồng Đăng) vận chuyển 20 cọc tiền, mệnh giá mỗi tờ 100 USD.
Đối tượng Hoàng khai nhận, số tiền trên được một người Trung Quốc thuê vệ chuẩn qua cửa khẩu Cốc Nam về Việt Nam với giá 4 triệu đồng, khách phía Việt Nam sẽ trả phí 30 triệu đồng.
Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng bắt giữ Đoàn Văn Hùng (ở thị trấn Đồng Đăng), Hùng là người chở Hoàng mang USD giả đi giao cho khách. Sau khi xong việc, Hoàng sẽ được trả 2 triệu đồng.
Theo đánh giá của lực lượng Hải quan làm nhiệm vụ, đây là vụ vận chuyển đô-la giả lớn nhất từ trước đến nay.
2 đối tượng vận chuyển 200.000 USD giả. Ảnh: Đội 5
Ngày 19/11, cơ quan chức năng cũng đã bắt quả tang Hoàng Mai Phương (43 tuổi, trú tại thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) vận chuyển 462 triệu đồng tiền giả (loại mệnh giá 200.000 đồng/tờ) từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Tại cơ quan điều tra, đối tượng Phương khai nhận mua số tiền 462 triệu đồng tiền giả với giá 84 triệu đồng của 1 người xe ôm trên cửa khẩu Tân Thanh. Phương khai mua số tiền giả trên để trả nợ và dùng vào mục đích cá nhân.
Khi Phương đang trên đường vận chuyển về Bắc Giang tiêu thụ thì bị lực lượng công an bắt giữ.
Hiện nay, lực lượng liên ngành đã lập biên bản thu giữ tang vật, mở rộng điều tra, xử lý vụ việc theo pháp luật.
Theo D.Linh
VietnamNet
Obama đập tan nghi án "giấy khai sinh rởm" như thế nào? Vào tháng 4/2011, Tổng thống Barack Obama đã buộc phải công khai bản sao giấy khai sinh của mình để dập tắt những nghi ngờ ông không chào đời tại Mỹ. Nghi án "giấy khai sinh rởm" là một phong trào có tên "Birthers" do tỷ phú Donald Trump cùng một số thành viên Cộng hòa khởi xướng kể từ khi Obama tranh...