Công ty đại gia vừa xin lập hãng hàng không lọt top đầu “quên” đóng thuế
Tuần qua, thông tin đáng chú ý về các đại gia Việt là việc công ty của một đại gia vừa xin thành lập hãng hàng không, nhưng lại lọt top đầu nợ thuế phí.
Tài sản ông Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm hơn 6.500 tỷ đồng
Phiên giao dịch hôm qua (2/11), tài sản ông Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm 6.528 tỷ đồng sau khi cổ phiếu VHM có một phiên bùng nổ. Mã này tăng trần 6.200 đồng lên 95.200 đồng, khớp lệnh đạt gần 2,6 triệu cổ phiếu và vẫn có dư mua giá trần hơn 18 nghìn đơn vị, không có dư bán cuối phiên.
Ông Phạm Nhật Vượng
Bên cạnh đó, VIC cũng tăng 3.500 đồng lên 122.500 đồng/cổ phiếu và VRE tăng 1.850 đồng lên 35.050 đồng/cổ phiếu. Hai mã này lần lượt đóng góp cho VN-Index 3,44 điểm và 1,27 điểm.
Nhờ diễn biến tăng mạnh của giá cổ phiếu, vốn hoá thị trường của nhóm Vingroup cũng vọt tăng trong ngày hôm qua: Vốn hoá VIC tăng 11.710,8 tỷ đồng lên 409.877,1 tỷ đồng; vốn hoá thị trường VHM tăng tới 20.767 tỷ đồng lên 318.873,7 tỷ đồng và vốn hoá VRE tăng 4.308,3 tỷ đồng.
Bí ẩn giao dịch tại “đế chế” ngân hàng có Chủ tịch trẻ nhất Việt Nam
Trên HNX ngày 30/10, cổ phiếu ACB của gia đình ông Trần Hùng Huy – chủ tịch ACB tăng 2,11% lên 24.200 đồng, khớp lệnh 5,5 triệu cổ phiếu và xuất hiện giao dịch thoả thuận “khủng” hơn 60,77 triệu cổ phiếu ở mức giá 23.800 đồng, tương ứng giá trị giao dịch lên tới 1.446 tỷ đồng.
Trước đó, ngân hàng này đăng ký bán hơn 35,2 triệu cổ phiếu quỹ để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, thời gian dự kiến từ 30/10 đến 29/11 thông qua hình thức khớp lệnh và thoả thuận trên sàn. Như vậy, không loại trừ khả năng ACB đã bán xong số cổ phiếu quỹ nói trên, chưa rõ bên mua cụ thể là ai.
Nửa đầu năm 2019, gia đình ông Huy đã thực hiện tái cơ cấu mạnh cổ phần nắm giữ tại ACB. Ngoại trừ ông Huy tăng sở hữu thì hầu hết những người thân của Chủ tịch ACB đều chuyển nhượng cổ phần nắm giữ tại ngân hàng này cho các công ty riêng, quy mô chuyển nhượng lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
“Đế chế bán lẻ” của đại gia Nam Định gây “choáng ngợp”
MWG của ông chủ Thế Giới Di Động phiên ngày 30/10 mất 0,47% còn 127.000 đồng. Cổ phiếu này sụt giảm trong bối cảnh báo cáo tài chính quý III cho thấy, đà tăng trưởng có phần chậm lại sau 2 quý đầu năm tăng “ nóng”.
Tuy vậy, so với cùng kỳ, doanh thu doanh nghiệp của đại gia Nguyễn Đức Tài vẫn đạt 25.486 tỷ đồng, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Lãi ròng đạt 855,5 tỷ đồng tăng hơn 32%, nhưng khiêm tốn hơn so với mức “khủng” của hai quý trước: 1.040 tỷ đồng của quý I và 1.081 tỷ đồng của quý II/2019.
Video đang HOT
Luỹ kế 9 tháng, “đế chế bán lẻ” của đại gia gốc Nam Định tăng 17% doanh thu so với cùng kỳ lên 77.769 tỷ đồng và lãi sau thuế 2.976 tỷ đồng, hoàn thành 83% kế hoạch năm.
Với thị giá của MWG hiện nay, giá trị tài sản của ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Thế Giới Di Động hiện đạt 8.051 tỷ đồng, đứng trong top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhà “Cường đôla” thắng lớn
Báo cáo tài chính quý III cho thấy, trong kỳ, Quốc Cường Gia Lai đạt 115,63 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 40% cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí tài chính và chi phí bán hàng trong quý III năm nay lại tăng mạnh lần lượt 4,8 lần và 137 lần lên con số 33 tỷ đồng và 13,7 tỷ đồng. Trong đó, chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay, tăng đột biến từ mức 6,4 tỷ đồng của cùng kỳ lên hơn 33 tỷ đồng trong quý III/2019.
Tuy nhiên, nhờ hoạt động khác đem về khoản lợi nhuận 57,35 tỷ đồng nên công ty này vẫn đạt 49,19 tỷ đồng lãi trước thuế và có 36,86 tỷ đồng lãi sau thuế (tăng 4.800% và 2.798% so với cùng kỳ).
Thuyết minh báo cáo tài chính về nghiệp vụ với các bên liên quan cũng cho thấy, có hai cổ đông “quen tên” vẫn đang có những giao dịch đáng chú ý với Quốc Cường Gia Lai. Đó là ông Lại Thế Hà có khoản cho mượn 28,8 tỷ đồng và bà Lại Thị Hoàng Yến có khoản tiền Quốc Cường Gia Lai cho mượn (trong mục “các khoản phải thu khác”) là 11,4 tỷ đồng cùng 20,5 tỷ đồng trả trước tiền hàng.
Không chỉ có vai trò quan trọng tại Quốc Cường Gia Lai với các chức danh tại Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc mà ông Lại Thế Hà còn được cho là người có ý nghĩa lớn với gia đình bà Nguyễn Thị Như Loan. Trong thiệp mời đám cưới của con trai bà Loan – Nguyễn Quốc Cường, ông Lại Thế Hà xuất hiện ở vị trí đại diện nhà trai.
Công ty của doanh nhân vừa xin lập hãng hàng không lọt top đầu nợ thuế, phí
Cục Thuế Thành phố Hà Nội mới đây công khai danh sách 608 doanh nghiệp nợ thuế tháng 10 tiền thuế phí, các khoản liên quan đến đất, tiền phạt và tiền chậm nộp.
Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Công ty CP Du lịch Thiên Minh.
Trong đó, có tên đáng chú ý là Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh, địa chỉ tầng 12, số 70 – 72, Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm với số nợ 29 tỷ đồng, đứng thứ hai danh sách nợ thuế, phí.
Công ty này hiện đang là nhà cung cấp dịch vụ du lịch và khách sạn lớn nhất nhì trong nước do ông Trần Trọng Kiên làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
Mới đây, Công ty cổ phần Du lịch Thiên Minh và 2 cá nhân khác là ông Trần Trọng Kiên và bà Trần Hằng Thuông đứng ra thành lập Công ty Cổ phần Hàng không Thiên Minh với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trụ sở chính tại Hội An, tỉnh Quảng Nam. Trong ba cổ đông, Công ty cổ phần Du lịch Thiên Minh sở hữu 30% cổ phần.
Theo Dân trí
Sáu tháng có thêm 2.600 tỷ, kiếm tiền nhanh ai bằng đại gia Nam Định
Đại gia số 1 Nam Định ghi nhận túi tiền lên mức cao kỷ lục trong bối cảnh cổ phiếu Thế Giới Di Động không ngừng tăng giá. Ông Nguyễn Đức Tài có thêm khoảng 2,6 ngàn tỷ đồng trong khoảng thời gian 6 tháng.
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài vừa công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2019 với doanh thu hợp nhất đạt gần 69 ngàn tỷ đồng (gần 3 tỷ USD), tăng 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 2,7 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 37%.
Đây là một kết quả khá tích cực bất chấp doanh nghiêp này gần đây gặp khá nhiều vận đen, từ sự cố tin đồn rò rỉ thông tin khách hàng cho tới hàng tồn kho của liên quan tới các sản phẩm lùm xùm Huawei, Asanzo.
Hồi cuối 2018, đại gia Nguyễn Đức Tài cũng đã "ngậm ngùi" đóng cửa trang web VuiVui.com, dừng cuộc chơi thương mại điện tử vốn là một chiến trường "đốt tiền" vô cùng khốc liệt cho dù trước đó ông Tài từng tuyên bố mảng này sẽ vượt cả TGDĐ và Điện Máy Xanh.
Với kết quả tích cực, MWG đã thực hiện được 63% kế hoạch doanh thu và 76% kế hoạch LNST cả năm. Giá cổ phiếu cũng tăng mạnh, từ mức 80 ngàn đồng/cp cách đây 6 tháng lên mức 126.500 đồng/cp, tương đương mức tăng 58%.
Kết quả kinh doanh khá ấn tượng.
Giá trị vốn hóa của Thế giới Di động đạt 56 ngàn tỷ đồng (2,4 tỷ USD). Khối tài sản của riêng ông Nguyễn Đức Tài lên sát ngưỡng 8 ngàn tỷ đồng - mức cao nhất kể từ khi đại gia Nam Định đưa cổ phiếu lên sàn hồi năm 2014.
MWG gần đây đối mặt với khá nhiều khó khăn, trong đó có sự suy giảm tăng trưởng tiêu thụ điện thoại di động. Doanh nghiệp này thậm chí phải đẩy mạnh bán nồi niêu xoong chảo, đẩy hàng hóa ra bên ngoài cửa hàng để dễ bán. MWG cũng khai thác thêm mảng bán đồng hồ để bổ sung thêm vào doanh thu.
MWG của ông Tài đang đẩy mạnh mở rộng các chuỗi bán lẻ trong một cuộc đua cạnh tranh đầy khốc liệt với nhiều tập đoàn nội ngoại, trong đó có mảng bán lẻ của Vingroup của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng.
Gần đây, Vingroup của ông Vượng mở rộng mạng lưới bán lẻ thông qua hoạt động mở mới cũng như thâu tóm thêm các chuỗi cửa hàng trong và ngoài nước. Gần đây nhất, hồi cuối tháng 8, Vinmart thâu tóm chuỗi 8 siêu thị Queenland Mart ở 2 quận "nhà giàu" của TP.HCM nâng tổng số điểm bán VinMart lên 120. Tính cả VinMart , Vingroup hiện sở hữu chuỗi siêu thị lên tới 2.122 điểm bán.
Đây là thời điểm bước ngoặt để các tập đoàn mở rộng mạng lưới bán lẻ xác lập vị thế ở thị trường trong nước. Mảng bán lẻ của Vingroup vừa được rót 500 triệu USD từ Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC).
Bên cạnh đó, cũng giống như Thế Giới Di Động, Vingroup của ông Vượng cũng đang đẩy mạnh mở nhà thuốc VinFa không chỉ ở Hà Nội mà cả TP.HCM ngay gần các cửa hàng tiện lợi Vinmart .
Nhiều nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam cũng đang mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực. FPT Retail khẳng định chuỗi nhà thuốc Long Châu là động lực phát triển của công ty này trong vài năm tới, trong khi công ty phân phối hàng công nghệ Digiworld cũng đang tấn công sang mảng dược phẩm. Về tương lai, bên cạnh dược phẩm, các ông lớn sẽ khai thác mảng ngành thực phẩm chức năng đầy tiềm năng.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thậm chí còn dấn sâu vào cuộc chiến bán lẻ với cuộc chơi không gian ảo với siêu thị ảo VinMart (Virtual Store), mở ở nhiều nơi, cả ở trên mạng lẫn trên đời thực, cùng với ứng dụng mua sắm Scan & Go.
Hầu hết các cổ phiếu bán lẻ tăng giá trên TTCK thời gian gần đây, đi ngược với xu hướng chung trên thị trường. Tuy nhiên, mảng kinh doanh đầy tiềm năng này cũng rất khốc liệt, nhiều đại gia bán lẻ ngoại và nội đã phải rút khỏi cuộc chơi hoặc vẫn đang đốt tiền như trường hợp: Auchan của Pháp, Shop&Go, hay trước đó như Maximart, Citimart, Fivimart...
Rủi ro còn là ở việc chăm sóc khách hàng để giữ uy tín và các chi phí đi kèm cũng là điều mà các chuỗi bán lẻ đang phải dày công xây dựng.
Thị trường chứng khoán (TTCK), trong phiên giao dịch 23/9 VN-Index giảm điểm do nhiều cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh giảm mạnh.
Các cổ phiếu trụ cột giảm giá gồm: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, TPBank...
Các cổ phiếu tăng điểm gồm: GAS, Vinamilk, Petrolimex...
Các CTCK tiếp tục đưa ra những dự báo thận trọng.
Theo YSVN, thị trường có thể sẽ bước vào giai đoạn tích lũy quanh mức 980 ( /-5 điểm). Đồng thời, nếu áp lực điều chỉnh còn tiếp diễn trong phiên kế tiếp thì nhiều khả năng dòng tiền bắt đáy có thể sẽ gia tăng trong phiên tới. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư thận trọng trở lại và biến động thị trường đang suy yếu cho nên các nhà đầu tư nên hạn chế nên hạn chế mua đuổi ở các nhịp tăng. Ngoài ra, tỷ trọng cổ phiếu tiếp tục tăng nhẹ cho thấy cơ hội giải ngân mới tiếp tục tăng dần.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/9, VN-Index giảm 4,61 điểm xuống 985,75 điểm; HNX-Index tăng 0,24 điểm lên 104,38 điểm và Upcom-Index giảm 0,28 điểm điểm xuống 56,69 điểm. Thanh khoản đạt 230 triệu đơn vị, trị giá 5,7 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet.vn
Lợi nhuận tăng 100%, cổ phiếu Vinhomes vẫn rớt giá cuối phiên Dù lợi nhuận quý 2 năm 2019 tăng tới hơn 100% so với cùng kỳ, nhưng cổ phiếu Vinhomes (mã VHM) vẫn chịu cú rớt giá mạnh cuối phiên giao dịch ngày 30.7. Cổ phiếu Vinhomes rớt giá mạnh cuối phiên Ảnh Anh Vũ Dù lợi nhuận quý 2 tăng tới hơn 100% so với cùng kỳ, nhưng cổ phiếu Vinhomes (mã VHM)...