Công ty của bầu Thụy thế chấp vốn khách sạn Kim Liên
HĐQT Thaiholdings đã ban hành nghị quyết về việc thế chấp phần lớn vốn sở hữu tại khách sạn Kim Liên để vay 500 tỷ đồng tại LienVietPostBank.
Công ty CP Thaiholdings (THD) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc vay vốn tại ngân hàng LienVietPostBank. Trong đó, lãnh đạo doanh nghiệp thống nhất kế hoạch vay ngân hàng 500 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh thương mại thực phẩm.
Trong đó, Thaiholdings sẽ dùng 819.450 cổ phiếu do Công ty CP Du lịch Kim Liên (chủ sở hữu khách sạn Kim Liên) phát hành do công ty sở hữu để làm tài sản đảm bảo cho các nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng phát sinh từ việc vay vốn và các giao dịch khác.
Số cổ phần khách sạn Kim Liên được Thaiholdings mang ra thế chấp nói trên chiếm gần 70% tổng cổ phần mà công ty sở hữu tại khách sạn. Trước đó, công ty đã chi hơn 365 tỷ đồng để mua gần 1,2 triệu cổ phiếu (17,2% vốn) của Công ty Kim Liên.
Liên quan tới hoạt động kinh doanh, Thaiholdings cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý III với doanh thu hơn 540 tỷ đồng, tăng 288% so với cùng kỳ. Sau khi trừ giá vốn, công ty ghi nhận khoản lãi gộp gần 45 tỷ riêng quý III, trong khi cùng kỳ lỗ gần 5 tỷ đồng.
Thaiholdings mang phần lớn vốn sở hữu tại khách sạn Kim Liên (đường Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội) ra thế chấp để vay vốn ngân hàng. Ảnh: Lê Hiếu.
Sau khi trừ các khoản chi phí liên quan, Thaiholdings ghi nhận 32 tỷ đồng lợi nhuận ròng sau thuế, cao gấp 3 lần cùng kỳ năm 2019.
Theo lý giải của ban lãnh đạo công ty, nửa đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thực hiện mở rộng thị phần, mạng lưới kinh doanh nên Thaiholdings đã áp dụng chính sách hoa hồng, khuyến mại, chiết khấu tỷ lệ lớn hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề đại lý và các nhà phân phối trong hệ thống.
Tuy nhiên, đến quý III, khi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước được phục hồi, công ty đã điều chỉnh lại chính sách trên nên doanh thu tăng mạnh 288% so cùng kỳ, kéo theo mức lãi ròng tăng 179%.
Video đang HOT
Lũy kế 9 tháng, Thaiholdings ghi nhận tổng cộng gần 1.009 tỷ doanh thu và 45 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng lần lượt 168% và 38% so cùng kỳ. Tuy vậy, so với kế hoạch 3.500 tỷ đồng doanh thu và 360 tỷ đồng lãi ròng năm 2020, Thaiholdings mới hoàn thành chưa tới 30% chỉ tiêu doanh thu và 12% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
tỷ đồngKẾT QUẢ KINH DOANH CỦA THAIHOLDINGSDoanh thuLợi nhuận sau thuế201820199T20202020KH01k2k3k4k
Đầu tháng 7, sau khi trở thành đối tác thực hiện dự án 14.300 tỷ đồng Tổ hợp công trình thương mại dịch vụ, khách sạn, văn phòng và căn hộ cho thuê tại số 5-7 Đào Duy Anh (Đống Đa, Hà Nội) của Công ty Kim Liên, Thaiholdings đã thông qua phương án phát hành hơn 296 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, nhằm mục đích tăng thêm 2.961 tỷ vốn điều lệ.
Đáng chú ý, mức giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của Thaiholdings tương đương chưa tới 1/8 so với thị giá hiện tại của cổ phiếu THD giao dịch trên sàn chứng khoán (85.600 đồng/cổ phiếu ngày 20/10).
Theo kế hoạch tăng vốn nói trên, công ty sẽ dành 2.950 tỷ (99,6% vốn tăng thêm) để mua lại 59% vốn của Công ty CP Tập đoàn Thaigroup (chủ sở hữu 52,43% vốn khách sạn Kim Liên).
Nếu kế hoạch thành công, Thaiholdings sẽ trở thành công ty mẹ của Thaigroup, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu tại khách sạn Kim Liên lên gần 70% cả trực tiếp và gián tiếp.
Cả Thaiholdings và Thaigroup đều là doanh nghiệp có liên quan ông Nguyễn Đức Thụy (tức bầu Thụy). Trong đó, ông Thụy hiện là Chủ tịch HĐQT Thaigroup và là cổ đông lớn nhất tại Thaiholdings (nắm 20% vốn). Trước đó, ông Thụy cũng là người đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Thaiholdings nhưng đã từ nhiệm từ tháng 2.
Đảo tay nghìn tỷ, Bầu Thụy lọt top 50 người giàu nhất Việt Nam
Đại gia Ninh Bình Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thụy) có thể sẽ lọt top 50 người giàu nhất Việt Nam sau một quyết định chuyển tay nghìn tỷ vừa được đưa ra cuối tuần qua.
Đại hội cổ đông bất thường của CTCP Thaiholdings của ông Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thụy) vừa thông qua nghị quyết về việc tăng vốn từ 539 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng để mua 82% cổ phần Thaigroup - một doanh nghiệp cũng của ông Thụy và trước là công ty mẹ của Thaiholdings.
Theo đó, Thaiholdings sẽ chi 2.954 tỷ đồng mua lại tối đa 204 triệu cổ phiếu Thaigroup với mức giá 15.000 đồng/cp để nắm giữ 81,6% cổ phần của doanh nghiệp này.
Như vậy, với quyết định này, Thaiholdings và Thaigroup hoán đổi vai trò công ty mẹ - công ty con. Đây là một thương vụ "niêm yết cửa sau" của Thaigroup thông qua Thaiholdings trong bối cảnh Thaigroup chưa đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết do có lỗ lũy kế.
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), hiện ông Nguyễn Đức Thụy nắm gần 10,8 triệu cổ phần Thaiholdings (tương đương 20%). Trong khi đó, theo thương vụ vừa được công bố, ông Nguyễn Đức Thụy sẽ bán 33,2% (tương đương 83 triệu cổ phần Thaigroup cho Thaiholdings) với giá 15.000 đồng/cp.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu Thaiholdings hiện có giá gần 74.000 đồng/cp.
Như vậy, sau thương vụ chuyển tay số lượng lớn cổ phiếu, ông Nguyễn Đức Thụy sẽ nắm giữ số cổ phiếu Thaiholdings trên sàn chứng khoán lên tới một vài nghìn tỷ đồng và sẽ lọt top khoảng 30-50 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo Bản cáo bạch niêm yết của Thaiholdings, doanh nghiệp của Bầu Thụy cũng đề cập đến việc sẽ mua 40% cổ phần của Bảo hiểm Xuân Thành - doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có vốn điều lệ 680 tỷ đồng. Động thái này sẽ khiến khối tài sản của đại gia Ninh Bình này tăng lên.
Hiện Thaigroup có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng do 11 cổ đông cá nhân góp vốn. Bên cạnh Bầu Thụy nắm giữ 33,2%, còn có ông Trịnh Văn Thiệm 8%, Nguyễn Văn Tân 8%, Nguyễn Văn Hà 6%...
Hoạt động kinh doanh chính của Thaigroup là kinh doanh than nhập khẩu làm nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy xi măng tại Hà Nam.
Bầu Thụy nổi tiếng từ lâu nhưng nổi bật trên thị trường chứng khoán với cuộc tranh chiếm đất vàng Khách sạn Kim Liên năm 2015. Đây là một thương vụ thoái vốn đình đám hiếm có của Nhà nước.
Đại gia xi măng Tập đoàn Thaigroup - tiền thân là CTCP Xuân Thành Group của ông Nguyễn Đức Thụy (Bầu Thụy) là người thắng cuộc và đã bỏ ra 1.000 tỷ đồng để mua trọn lô 52,4% vốn KS Kim Liên, tương đương 3,65 triệu cổ phiếu, với giá 274.200 đồng/cp - gấp hơn 9 lần so với mức giá khởi điểm mà SCIC đưa ra (30.600 đồng/cp).
Tuy nhiên, sau 5 năm, dự án tham vọng nhất của đại gia Ninh Bình vẫn giậm chân tại chỗ. Ông chủ khách sạn Kim Liên có dấu hiệu rút dần.
Thaiholdings phát hành cổ phiếu để mua Thaigroup.
Theo Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niêm 2020 của CTCP Du lịch Kim Liên, doanh nghiệp sẽ không thực hiện tăng vốn điều lệ theo nghị quyết cổ đông bất thường trước đó và thống nhất miễn nhiệm ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy) khỏi vị trí chủ tịch.
Thaigroup còn nắm giữ một số tài sản lớn khác như Nhà máy xi măng Quảng Nam; 2,7 ha đất đô thị tại KĐT Xuân Thành (Ninh Bình); 18,7 ha đất tại Cảng Ninh Phúc...
Trên TTCK, nhiều đại gia cũng đã thực hiện việc niêm yết cửa sau như trường hợp ABG thông qua SHN hồi 2016; hay như CTCP Alphanam phát hành cổ phiếu ALP để hoán đổi cổ phiếu của CTCP Đầu tư Alphanam năm 2012.
Sau vụ niêm yết cửa sau, ông chủ Alphanam Nguyễn Tuấn Hải lọt vào top 20 người giàu nhất thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, vài năm sau đó, Alphanam đã rút niêm yết trên thị trường chứng khoán, khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ thiệt thòi.
Trên thị trường chứng khoán, đầu giờ sáng 17/8, chỉ số VN-Index giảm nhẹ và hiện ở quanh ngưỡng 850 điểm.
Nhiều công ty chứng khoán có các dự báo thận trọng.
Theo BVSC, VN-Index dự báo có thể chịu áp lực điều chỉnh trong một vài phiên đầu tuần mới. Chỉ số sẽ nhận được sự hỗ trợ tại vùng quanh 840 điểm. Về tổng thể, BVSC vẫn kỳ vọng vào khả năng chỉ số sẽ sớm vượt qua vùng kháng cự 858-860 điểm để hướng đến thử thách vùng kháng cự mạnh 878-883 điểm trong ngắn hạn.
Trong tuần mới, diễn biến thị trường có thể chịu biến động mạnh vào giữa tuần do thứ 5 sẽ là ngày đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 8. Ngoài ra, hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo bộ chỉ số MSCI Frontier Market Index cũng sẽ diễn ra vào những tuần cuối tháng 8 và có thể tạo ra biến động mạnh ở các cổ phiếu bluechips nằm trong danh mục của các bộ chỉ số này.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/8, VN-Index giảm 4,31 điểm xuống 859,74 điểm; HNX-Index giảm 0,64 điểm xuống 116,23 điểm. Upcom-Index giảm 0,12 điểm xuống 56,74 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 6,0 ngàn tỷ đồng.
Những thương vụ M&A 'bom tấn' của bầu Thụy Ông Nguyễn Đức Thụy, hay còn được biết với tên gọi "bầu Thụy", là một đại gia đình đám với hàng loạt thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) bom tấn, từ việc mua lại Chứng khoán Vincom, chi hơn 1.000 tỷ mua Khách sạn Kim Liên và mới đây là dự định thâu tóm ThaiGroup với số tiền dự chi lên đến...