Công ty con SCIC đã thoái hết vốn tại FPT
Công ty Đầu tư SIC đã bán toàn bộ cổ phiếu tại FPT trong tháng 3.
Công ty con của SCIC đã thoái hết vốn tại FPT
NGỌC DƯƠNG
Cụ thể theo báo cáo, Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư SCIC (SIC), công ty con của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã bán 558.062 cổ phiếu Công ty cổ phần FPT (FPT) từ ngày 18 – 28.3. Sau giao dịch, SIC không còn nắm giữ cổ phiếu nào tại FPT.
Kể từ tháng 7.2018, SIC đã liên tục thông báo thoái vốn khỏi FPT. Như vậy, sau khoảng nửa năm thì công ty con của SCIC cũng thoái thành công hơn 2,2 triệu cổ phiếu FPT. Đây là hoạt động đầu tư của SIC.
Riêng SCIC đại diện cho phần vốn nhà nước vẫn còn đang sở hữu hơn 36,3 triệu cổ phiếu của FPT, tương đương 5,93% vốn. Từ cuối năm 2017, SCIC đã đưa ra lộ trình thoái hết toàn bộ vốn nhà nước tại FPT và một số công ty khác như nhựa Bình Minh, nhựa Tiền Phong và công ty y tế Domesco. Tuy nhiên hoạt động này sau đó đã lùi lại và đến nay vẫn chưa được thực hiện.
Video đang HOT
Buổi giới thiệu bán vốn tại FPT của SCIC diễn ra từ cuối năm 2017 nhưng đến nay chưa thực hiện
M.P
Kế hoạch kinh doanh năm 2019, FPT đặt mục tiêu 26.660 tỉ đồng doanh thu, tăng 15% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng 16% từ 3.858 tỉ đồng lên 4.460 tỉ đồng.
Trong tháng 3 vừa qua, FPT cũng công bố bổ nhiệm Tổng giám đốc Nguyễn Văn Khoa thay cho ông Bùi Văn Ngọc. Tổng giám đốc mới sinh năm 1979 và đã gắn bó với FPT 22 năm, qua nhiều vị trí công việc khác nhau.
Trên thị trường, cổ phiếu FPT đang được giao dịch tại mức giá 45.500 đồng/cổ phiếu, tăng 8% so với thời điểm đầu năm. Hiện tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại FPT vẫn ở mức 49% và hầu như luôn kín room.
Theo Thanhnien.vn
Vì sao SCIC liên tục bán cổ phiếu FPT?
SCIC lại tiếp tục có động thái thoái thêm vốn ở FPT, sau khi vừa bán thành công 500 nghìn cổ phiếu của ông lớn ngành viễn thông này.
Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) trực thuộc SCIC vừa có văn bản thông báo gửi các cơ quan quản lý nhà nước và Công ty cổ phần FPT (mã chứng khoán FPT) về việc đơn vị này sẽ bán 300.000 cổ phiếu FPT theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Thương vụ này dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 19/12 - 16/1/2019. Nếu việc mua bán thuận lợi, khối lượng cổ phiếu FPT do SIC sở hữu sẽ giảm từ 1.500.062 cổ phiếu (tỷ lệ 0,24%) xuống còn 1.200.062 cổ phiếu (tỷ lệ 0,20%).
SCIC liên tục thoái vốn tại FPT. (Ảnh: FPT)
Cách đây vài ngày, SIC cũng có thông báo cho hay đơn vị bán thành công 500.000 cổ phiếu của FPT theo phương thức khớp lệnh. Thời gian thực hiện giao dịch là từ ngày 7/12 - 12/12. Trong khoảng thời gian này, mã FPT dao động từ 44.200 - 45.000 đồng. Như vậy, SIC sẽ thu về khoảng hơn 22 tỷ đồng.
Trong cả hai lần, SIC đều cho biết, việc bán cổ phiếu nhằm huy động vốn để "đầu tư tài chính".
SIC thành lập đầu 2013 do SCIC sở hữu. Tháng 8 năm nay, SIC cũng bán thành công 216.000 cổ phiếu FPT, thông qua phương thức khớp lệnh để giảm tỷ lệ sở hữu.
Trước đó, tại Sở giao dịch chứng khoán Ha Nôi (HNX), SCIC cũng tổ chức buổi ban đâu gia công khai cả lô cô phân của nhà nước tại Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (mã chứng khoán VCG) do SCIC đại diện chủ sở hữu.
Tông sô cô phân bán đấu giá là 254.901.153 cổ phần (tương ứng 57,71% vốn điều lệ của VCG). Nhà đầu tư trúng giá là Công ty TNHH An Quý Hưng, với mức giá 28.900 đồng/cổ phần và tổng giá trị giao dich đạt 7.366 tỷ đồng.
Đóng cửa ngày giao dịch cuối tuần 14/12, chỉ số VN-Index giảm 8,21 điểm (0,85%) còn 952,04 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 200 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 4.740 tỷ đồng.
HNX-Index cũng đóng cửa ở mức 106,65 điểm, giảm 0,65 điểm (0,61%). Khối lượng giao dịch đạt trên 48 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 672 tỷ đồng.
Hòa Bình
Theo vtc.vn
Thoái vốn nhà nước đã thực chất và đi vào chiều sâu? Tiến độ triển khai cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm, có khả năng không đạt được theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dù không đạt kế hoạch về số lượng nhưng thoái vốn nhà nước đã đi vào thực chất và chiều sâu. Sau 9 tháng năm 2018, các DN nhà nước đã thoái vốn được 5.067...