Công ty con hơn 2 tỷ USD của EVN sắp được chào bán cổ phần
Ngày 19/5, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã công bố kết quả xác định giá trị cổ phần hóa của Tổng công ty Phát điện 2 ( EVNGENCO 2) đạt gần 2 tỷ USD.
Theo đó, giá trị thực tế của EVNGENCO 2 (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN) để cổ phần hoá là hơn 46.102 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD), trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước là hơn 26.605 tỷ đồng.
Con số này đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước.
Video đang HOT
EVNGENCO 2 được định giá hơn 46.102 tỷ đồng để cổ phần hóa. Ảnh: EVN.
Ngoài ra, gần 5,7 tỷ đồng là tài sản cố định từ quỹ khen thưởng, phúc lợi không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ được chuyển giao cho công đoàn công ty cổ phần quản lý theo quy định.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cho biết đây là bước đầu tiên để xác định giá trị doanh nghiệp, hiện cơ quan này đã chỉ đạo EVN và EVNGENCO 2 khẩn trương triển khai các bước tiếp theo. Dự kiến, phương án cổ phần hoá được trình Thủ tướng phê duyệt vào tháng 8. EVNGENCO 2 sẽ chào bán công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 12.
Ngoài công ty này, EVN tiếp tục cổ phần hóa EVNGENCO 1 và hoàn thành thủ tục thoái vốn tại 5 công ty cổ phần khác. Trước đó, tập đoàn đã hoàn tất cổ phần hóa công ty phát điện EVNGENCO 3.
EVNGENCO 2 được định giá hơn 46.102 tỷ đồng, dự kiến IPO tháng 12/2020
Dự kiến phương án cổ phần hoá EVNGENCO 2 sẽ được trình Thủ tướng phê duyệt vào tháng 8/2020 và sẽ thực hiện việc chào bán công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 12/2020.
Sáng 19/5, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức Lễ công bố kết quả xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2 EVNGENCO 2 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 0 giờ ngày 01/01/2019 của Công ty mẹ - EVNGENCO 2 để cổ phần hoá là hơn 46.102 tỷ đồng trong đó, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ - EVNGENCO 2 là hơn 26.605 tỷ đồng.
Tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tài sản cố định hình thành từ Quỹ khen thưởng, phúc lợi có giá trị còn lại là 5,7 tỷ đồng được chuyển giao cho tổ chức công đoàn tại công ty cổ phần quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong công ty cổ phần theo quy định tại khoản 4, Điều 14 Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ.
Hiện nay, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo EVN, EVNGENCO 2 khẩn trương triển khai các bước tiếp theo đúng quy định, dự kiến Phương án cổ phần hoá sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8/2020 và sẽ thực hiện việc chào bán công khai cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 12/2020 đảm bảo đúng tiến độ được duyệt
Giá trị doanh nghiệp của Công ty mẹ - EVNGENCO 2 được Liên doanh Tư vấn AASC - UHY xác định trên cơ sở Báo cáo tài chính được Kiểm toán độc lập KPMG kiểm toán.
Đại diện SCIC cho biết, để có bức tranh đầy đủ giúp các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư, GENCO 2 cần đưa ra nhiều thông tin hơn. SCIC cũng từng đầu tư vào điện, phối hợp với EVN đầu tư nhiệt điện Hải Phòng, các lĩnh vực đầu tư vào điện khá hiệu quả do đó SCIC mong muốn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này trong tương lai, mong muốn tiếp cận thông tin, các quỹ đầu tư tiến hành bước đầu để làm soát xét, có thông tin đầy đủ hơn với phương án phát hành của GENCO 2 để ra quyết định đầu tư.
Về kết quả kinh doanh EVNGENCO 2, năm 2019, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của EVNGENCO 2 đạt được là 27.101 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2018. Với việc giá vốn bán hàng ở mức cao, lên đến 22.887 tỷ đồng do đó lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt 4.213 tỷ đồng, giảm 24% so với năm 2018.
Trong các khoản chi phí, chi phí lãi vay ở mức cao, lên đến hơn 1.058 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế ghi nhận của GENCO 2 năm 2018 là 3.575 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 3.131 tỷ đồng.
EVN lãi 'khủng' gần 12.500 tỷ đồng trong năm 2019, tăng trưởng 38% Năm 2019, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của EVN lên đến gần 12.500 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2018, chủ yếu nhờ giảm lỗ chênh lệch tỷ giá. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ cũng tăng mạnh 49% nhờ ghi nhận khoản "lợi nhuận khác" lên đến gần 3.600 tỷ đồng. EVN lãi 'khủng' gần...