Công ty “con” của TKV bị kiện hủy nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
Cổ đông của Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Vinacomin (VTTC) vừa có đơn khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông vì cổ đông này cho rằng, nghị quyết tăng vốn bằng hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ đã gây thiệt hại cho cổ đông, trong đó có TKV.
Khách sạn Vân Long thuộc Công ty VTTC
Như Báo Pháp luật Việt Nam đã phản ánh trước đó, ngày 25/4/2019, Đại hội đồng Công ty VTTC họp thường niên và ra nghị quyết về một số vấn đề quản trị công ty, trong đó có nghị quyết về việc tăng vốn thông qua hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư mới.
Việc làm tưởng như bình thường này đã bị một số cổ đông chỉ rõ là có dấu hiệu bất thường của Giám đốc và HĐQT Công ty VTTC. Thực chất, việc tăng vốn thông qua chào bán cổ phần riêng lẻ chính là cách làm nhằm làm mất giá trị số cổ phần còn lại của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoán sản Việt Nam (TKV) tại Công ty VTTC để dễ dàng “thâu tóm” số cổ phần này.
Theo đó, tại Tờ trình số 16/TTr-VTTC ngày 8/4/2019, HĐQT Công ty đã trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ thông qua chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư mới. Số cổ phần tăng thêm là 625 nghìn cổ phần, mệnh giá 10 nghìn đồng. Giá trị cổ phần phát hành thêm là 6,25 tỷ đồng.
Số cổ phần nêu trên không bán cho cổ đông hiện hữu và bán cho dưới 100 nhà đầu tư theo hình thức chào bán riêng lẻ. Sau khi chào bán, số cổ đông của công ty sẽ tăng lên Công ty VTTC sẽ có vốn điều lệ là 31.250.560.000 đồng, tương đương 3.125.560 cổ phần phổ thông.
Theo đó, phương án tăng vốn thông qua phát hành cổ phần và chào bán riêng lẻ cho các nhà đầu tư mới đã được Đại hội đồng cổ đông của Công ty VTTC thông qua, với phiếu biểu quyết đồng ý của chính đại diện TKV, cổ đông nắm giữ 36% vốn điều lệ. Với việc làm này, TKV đã đồng ý để cho lãnh đạo Công ty VTTC chào bán cổ phần cho nhà đầu tư mới.
Việc huy động vốn như trên tưởng chừng là bài toán có lợi cho Công ty VTTC, nhưng thực chất lại là một phép tính có lợi cho một số cá nhân và có thể gây thiệt hại cho cổ đông TKV vì việc chào bán theo phương thức này đồng nghĩa với việc làm giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của TKV tại Công ty VTTC.
Cụ thể, với phương án chào bán cổ phần riêng lẻ, tăng vốn điều lệ thêm 625 nghìn cổ phần như nội dung của nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Công ty VTTC thì mặc dù số cổ phần mà Tập đoàn TKV sở hữu không thay đổi nhưng tỷ lệ sở hữu cổ phần của TKV sẽ giảm xuống còn khoảng 28%.
Video đang HOT
Câu hỏi đặt ra là, tại sao những người đưa ra phương án tăng vốn lại muốn giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông TKV tại Công ty VTTC?
Đây là câu hỏi không khó trả lời đối với những người am hiểu về doanh nghiệp này. Hiện nay, với 36% cổ phần phổ thông, Tập đoàn TKV là cổ đông lớn nhất của Công ty VTTC và tiếng nói của TKV gần như có tính quyết định các vấn đề lớn của doanh nghiệp này. Bởi lẽ, với 64% cổ phần còn lại, nếu các cổ đông khác có đoàn kết lại với nhau cũng không thể quyết định được số phận của Công ty nếu cổ đông TKV bỏ phiếu “chống”.
Do vậy, việc giảm vốn của TKV tại Công ty VTTC nhằm mục tiêu tăng số cổ phần của các cổ đông còn lại lên trên 65%. Khi đó, với số cổ phần phổ thông chỉ còn 28% thì tiếng nói của TKV chỉ là thứ yếu, thậm chí TKV sẽ không còn quyết định được gì ở Công ty VTTC.
Khi lô cổ phần của TKV giảm còn 28% thì khả năng bán “được giá” lô cổ phần này là rất thấp, bởi người mua không sẽ còn vị thế cao như việc sở hữu 36% cổ phần. Bài toán tăng vốn bằng chào bán cổ phần riêng lẻ cho các nhà đầu tư mới chính là “một mũi tên trúng hai đích” của người lập ra phương án này.
Giả thuyết này còn được củng cố bởi chính phương án kéo dài lộ trình thoái vốn mà bà Nguyễn Đoan Trang, Giám đốc Công ty VTTC đã gửi HĐQT Công ty và Tập đoàn TKV. Theo đó, bà Nguyễn Đoan Trang muốn kéo dài lộ trình thoái vốn của TKV tại công ty này đến năm 2022 và chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2018-2020) sẽ giảm vốn xuống còn 29% và giai đoạn 2 (2020-2022) sẽ giảm vốn của TKV về 0%.
Câu hỏi đặt ra là tại sao bà giám đốc Công ty VTTC lại muốn thực hiện điều này? Câu trả lời đã có ở trên, đó chính là việc làm giảm giá trị số cổ phần còn lại của TKV. “Nếu phương án thoái vốn 2 giai đoạn được chấp thuận, một kịch bản dễ thấy là 7% cổ phần đầu tiên sẽ được bán với giá rất cao nhưng 29% cổ phần còn lại sẽ được bán với giá bèo và cuối cùng người sở hữu cổ phần là TKV sẽ bị thiệt hại”, Luật sư Nguyễn Minh Anh, ĐLS TP Hà Nội phân tích.
Những việc làm bị cho là “mờ ám” này có vẻ như qua mặt được Tập đoàn TKV khi người đại diện vốn của TKV tại Công ty VTTC đã chấp thuận điều này và bản thân ông Lê Quang Dũng, Phó tổng giám đốc TKV cũng cho rằng, việc tăng vốn trên là bình thường và TKV “đồng hành” cùng doanh nghiệp. Song, với các cổ đông khác thì họ không nghĩ vậy.
Trong đơn khởi kiện yêu cầu hủy nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Công ty VTTC, ông Vũ Mạnh Thắng cho rằng, việc ban hành nghị quyết về tăng vốn theo hình thức chào bán riêng lẻ làm giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông và như vậy làm thiệt hại cho các cổ đông, trong đó có TKV. Do đó, ông Vũ Mạnh Thắng yêu cầu TAND quận Cầu Giấy hủy nghị quyết số 01/2019/NQ-ĐHĐCĐ ngày 25/4/2019 của Đại hội đồng cổ đông Công ty VTTC.
Điều oái oăm là cho đến nay, Tập đoàn TKV được cho là sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nghị quyết này nhưng vẫn không có động thái đứng ra bảo vệ lợi ích của nhà nước và của Tập đoàn.
Tập đoàn TKV là đơn vị doanh nghiệp do Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp lại đại diện chủ sở hữu. Theo Nghị định số 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp thì việc Tập đoàn TKV thờ ơ với những việc làm bất thường ở Công ty VTTC cần được kiểm tra, giám sát và làm rõ có hay không những toan tính nhằm trục lợi từ vốn nhà nước của các cá nhân liên quan.
Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin./.
Bình Minh
Theo baophapluat.vn
'Trùm khoáng sản' TKV: Doanh thu vượt mốc 100.000 tỷ, lợi nhuận vọt lên gần 5.000 tỷ
Năm 2018, "trùm khoáng sản" TKV ghi nhận doanh thu vượt mốc 100.000 tỷ đồng, tăng tới 30% so với năm trước đó. Lợi nhuận trước thuế còn ấn tượng hơn khi đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng tới 64%.
'Trùm khoáng sản' TKV: Doanh thu vượt mốc 100.000 tỷ, lợi nhuận vọt lên gần 5.000 tỷ
Doanh thu, lợi nhuận "rủ nhau" tăng mạnh
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 với tổng doanh thu thuần lên đến 103.081 tỷ đồng, tăng tới 30% so với năm 2017.
Về cơ cấu doanh thu, mảng kinh doanh than tiếp tục là trụ cột của TKV khi chiếm tỷ trọng 64% tổng doanh thu thuần. Kế đến là mảng kinh doanh khoáng sản với tỷ trọng 17%; mảng sản xuất điện với tỷ trọng 11%; mảng kinh doanh vật liệu nổ với tỷ trọng 3%. Còn lại là các hoạt động khác.
Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp của TKV đạt 19.211 tỷ đồng, tăng 12%.
Trong năm, TKV ghi nhận 799 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng gấp 2,2 lần; trong khi chi phí tài chính ở mức 5.985 tỷ đồng (77% là chi phí lãi vay), tăng nhẹ 11%. TKV cũng ghi nhận 3.818 tỷ đồng chi phí bán hàng, tăng 23%; đồng thời ghi nhận 5.068 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm 15%.
Kết thúc năm 2018, lợi nhuận trước thuế của TKV đạt 4.998 tỷ đồng, tăng tới 64% so với năm 2017.
Tính đến hết ngày 31/12/2018, tổng tài sản của "trùm khoáng sản" TKV đạt 129.177 tỷ đồng, giảm 8% sau một năm. Phần lớn tài sản của TKV tập trung ở tài sản cố định với 77.540 tỷ đồng, hàng tồn kho với 12.300 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn với 11.268 tỷ đồng, tài sản dở dang dài hạn (chủ yếu là chi phí xây dựng cơ bản dở dang) với 10.812 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của TKV đến hết ngày 31/12/2018 ở mức 41.090 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,6% sau một năm. Nợ phải trả ở mức 88.087 tỷ đồng, giảm 11%; trong đó tổng nợ vay ở mức 60.053 tỷ đồng, giảm 22%.
Sáp nhập, hợp nhất, thoái vốn tại một loạt công ty con
Trong năm 2018, thực hiện đề án Tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, TKV cho biết đã sáp nhập Công ty Than Hồng Thái - TKV vào Công ty Than Uông Bí - TKV kể từ ngày 1/1/2018; sáp nhập Công ty Kho vận Hòn Gai - Vinacomin vào Công ty Tuyển than Hòn Gai - Vinacomin kể từ ngày 1/1/2018.
Cùng với đó, chấm dứt hoạt động Công ty Xây dựng mỏ Hầm lò 1 - Vinacomin, Công ty Xây dựng mỏ Hầm lô II - TKV và thành lập Công ty xây lắp mỏ - TKV trên cơ sở hợp nhất 2 công ty này kể từ ngày 1/1/2018.
TKV cũng đã thoái vốn và chuyển đổi Công ty cổ phần Đại lý hàng hải - TKV từ công ty con thành công ty liên kết từ ngày 1/3/2018; chuyển đổi Công ty cổ phần than Miền Nam - Vinacomin từ công ty con thành công ty liên kết từ ngày 1/8/2018.
Tập đoàn này cũng thoái vốn và chuyển đổi Công ty cổ phần Đầu tư nhà và hạ tầng - TKV từ công ty con thành công ty liên kết từ ngày 1/12/2018; chuyển nhượng toàn bộ cổ phần và không còn nắm giữ vốn điều lệ tại Công ty cổ phần vận tải thủy - Vinacomin từ ngày 1/12/2018 .
Theo kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước được Thủ tướng ban hành, TKV sẽ phải tiến hành cổ phần hóa trong năm nay. Tuy nhiên, theo thông tin VietnamFinance có được, TKV đang kiến nghị lùi hạn chót cổ phần hóa sang năm 2020.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Vinacomin nâng sở hữu tại Than Hà Tu lên 65% Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã hoàn tất việc mua 449.220 cổ phiếu THT của CTCPThan Hà Tu - Vinacomin, qua đó nâng sở hữu lên xấp xỉ 16 triệu cổ phiếu, tương đương 65% vốn của Than Hà Tu. Than Hà Tu hiện đang niêm yết gần 24.57 cổ phiếu, vốn hóa thị trường đạt 194...