Công ty con của ông chủ Vinaconex bị thuế truy thu, xử phạt gần 700 triệu đồng
Cục Thuế TP.Hà Nội vừa ban hành Quyết định Xử phạt vi phạm hành chính về thuế với Công ty cổ phần Tập đoàn Cotana (HNX: CSC). Báo cáo tài chính quý III/2019 vừa công bố cho thấy, lũy kế 9 tháng, CSC lãi vỏn vẹn 3,5 tỷ đồng song lại đang gánh khoản nợ phải trả lên tới 435 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu thấp, nợ phải trả cao nhưng Cotana đang triển khai nhiều dự án lớn
Cục Thuế Hà Nội vừa có quyết định truy thu tiền phạt và tiền nộp chậm của CSC với tổng số tiền hơn 683,4 triệu đồng.
Cụ thể, về thuế giá trị gia tăng, Cotana đã kê khai, xác định doanh thu tính thuế chưa đúng quy định do xác định không đúng đối tượng không tính thuế, xuất giảm doanh thu không đủ hồ sơ theo quy định. Công ty kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với hóa đơn do các đơn vị có thông báo nghỉ, bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh phát hành là sai quy định.
Về thuế thu nhập DN, công ty hạch toán xuất giảm doanh thu không đủ hồ sơ theo quy định. Ngoài ra, công ty cũng hạch toán chi phí giá vốn, chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp chưa đúng quy định.
Theo báo cáo tài chính 9 vừa được công bố, quý III/2019, CSC đạt lợi nhuận sau thuế 668,4 triệu đồng, giảm 24% so với quý III/2019. Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp này chỉ lãi 3,5 tỷ đồng, giảm 97%.
Nguyên nhân là 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu tài chính của CSC tăng vọt nhờ lãi do thanh lý khoản đầu tư (chuyển nhượng cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng cho ông Nguyễn Vũ Kiên). Khoản thu nhập bất thường không còn khiến 9 tháng đầu năm nay, doanh thu tài chính của công ty chỉ đạt 5 tỷ đồng (cùng kỳ lên tới 174 tỷ đồng).
Mặc dù lãi thấp, song công ty này đang phải gánh khoản nợ phải trả lên tới 435 tỷ đồng. Nợ phải trả đang chiếm 58% tổng tài sản của CSC. Riêng chi phí lãi vay 9 tháng của công ty đã lên tới gần 5.800 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ngoài lãi vay ngân hàng, tại thời điểm 30/9, CSC ghi nhận đang vay dài hạn một số cá nhân. Trong đó, Chủ tịch Đào Ngọc Thanh đang cho vay công ty 37,3 tỷ đồng, cao gấp 3,1 lần cuối năm ngoái. Đây là số tiền mà ông Đào Ngọc Thanh đã ủy thác để công ty đầu tư vào cổ của Công ty CP Đầu tư và phát triển bất động sản Hudland và đầu tư vào các dự án của công ty.
Tập đoàn Cotana tiền thân là CTCP Đầu tư và Xây dựng Thành Nam do ông Đào Ngọc Thanh- hiện là Chủ tịch HĐQT Vinaconex- thành lập từ năm 1993. Công ty kinh doanh chính tronh lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi; lắp đặt điện nước điện lạnh, trang trí nội thất; xây lắp đường dây và trạm biến áp; sản xuất buôn bán vật liệu xây dựng…
Cotana cũng là cổ đông sáng lập của Vihajico – chủ đầu tư của Ecopark. Tuy nhiên, ông Thanh đã rút hết vốn khỏi Vihajico trước khi cùng nhóm cổ đông An Quý Hưng “ôm” trọn lô cổ phần 57,71% vốn Vinaconex khi SCIC bán đấu giá.
Ông Thanh chính thức ra mặt đại diện cho nhóm cổ đông An Quý Hưng nắm quyền Chủ tịch HĐQT Vinaconex vào đầu năm nay.
T.L
Theo baodautu.vn
Khoản nợ phải trả hơn 10.000 tỷ đồng của chủ đầu tư Cocobay gồm những gì?
Gần 4.000 tỷ đồng người mua trả trước cùng với nợ vay tăng vọt đã kéo lượng hàng tồn kho tăng thêm hơn 2.000 tỷ đồng lên 5.700 tỷ đồng - chiếm tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2018 của Thành Đô.
Sau sự việc CTCP Đầu tư và Phát triển Thành Đô (Empire Group) chủ đầu tư Cocobay không thể tiếp tục thực hiện cam kết lợi nhuận cho người mua condotel, một trong những điều mà nhà đầu tư quan tâm lúc này là năng lực tài chính của doanh nghiệp này.
Theo một số liệu tài chính của Thành Đô (có thể chưa phản ánh đầy đủ các chi nhánh của doanh nghiệp này), trong giai đoạn 2015-2018, tổng tài sản của công ty đã tăng vọt từ 2.000 tỷ lên trên 11.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2018.
Cũng trong giai đoạn này, vốn điều lệ của công ty tăng từ 300 tỷ lên 1.030 tỷ đồng. Đến tháng 9/2019, vốn điều lệ tiếp tục được tăng lên thành 1.500 tỷ đồng.
Quy mô vốn tăng vọt chủ yếu là tăng các khoản nợ phải trả: tổng nợ phải trả của Thành Đô tại thời điểm 31/12/2018 là hơn 10.200 tỷ đồng.
Trong đó, vay nợ ngân hàng vào khoảng gần 2.100 tỷ đồng - gấp gần 5 lần so với con số 440 tỷ đồng cuối năm 2017.
Đáng chú ý, Công ty ghi nhận gần 3.800 tỷ đồng giá trị các khoản người mua trả tiền trước. Đây được xem là phần trả trước trong các hợp đồng mua bán bất động sản. Phần còn lại là hơn 1.000 tỷ đồng phải trả người bán ngắn hạn và 3.300 tỷ đồng các khoản phải trả khác.
Gần 4.000 tỷ đồng người mua trả trước cùng với nợ vay tăng vọt đã kéo lượng hàng tồn kho tăng thêm hơn 2.000 tỷ đồng lên 5.700 tỷ đồng - chiếm tổng tài sản của Thành Đô.
Kết quả kinh doanh khiêm tốn
Giai đoạn 2015-2016, khi chưa có doanh thu đáng kể từ hoạt động kinh doanh chính, Thành Đô ghi nhận doanh thu tài chính khá lớn nhưng cũng chỉ đủ bù đắp chi phí tài chính.
Trong 2 năm này, công ty lãi lần lượt là 180 triệu và 260 triệu đồng.
Sang năm 2017, Thành Đô ghi nhận doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng nhưng lãi gộp chi vỏn vẹn 88 tỷ đồng - không đủ bù đắp cho 100 tỷ đồng chi phí bán hàng và 20 tỷ đồng chi phí quản lý. Từ đó dẫn đến việc công ty lỗ 24 tỷ đồng.
Năm 2018, doanh thu và lãi gộp sụt giảm mạnh xuống còn tương ứng là 386 tỷ và 29 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm theo doanh thu nhưng chi phí quản lý lại tăng đột biến lên 81 tỷ đồng.
Chi phí tăng vọt cùng với khoản lỗ khác hơn 42 tỷ đồng dẫn đến việc Thành Đô lỗ ròng xấp xỉ 100 tỷ đồng năm 2018.
Lũy kế đến cuối năm 2018, công ty mẹ Thành Đô có khoản lỗ lũy kế 134 tỷ đồng. Do chưa bao gồm đủ số liệu của các chi nhánh nên kết quả này có thể chưa phản ánh đầy đủ tình hình kinh doanh của Thành Đô.
Trương Lương
Theo Trí thức trẻ
Vinaconex (VCR) sau tăng nóng, hết đà Giá cổ phiếu VCR của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển du lịch Vinaconex hiện giảm một nửa so với đầu tháng 7/2019, sau khi tăng gấp 6 trong giai đoạn tháng 3 - 6 nhờ sự hồi sinh của dự án Cái Giá - Cát Bà. "Sống lại" cùng dự án Cái Giá - Cát Bà Từ vùng giá...