Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Tràng Thi đói trên núi vàng
Sở hữu nhiều khu đất tại vị trí kim cương giữa Thủ đô Hà Nội, song hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Tràng Thi lại kém “lấp lánh”.
Thua lỗ
Thời gian qua, sàn UPCoM chứng kiến đợt tăng giá ấn tượng của cổ phiếu T12 (Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Tràng Thi). Chỉ trong 3 tháng, thị giá cổ phiếu T12 đã tăng tới 156%, từ mức 20.000 đồng/cổ phiếu lên 51.100 đồng/cổ phiếu.
Trong đó, chỉ riêng hai phiên giao dịch ngày 9/11 và 11/11, thị giá cổ phiếu này đã có mức tăng gần 59%. Tuy nhiên, thanh khoản của cổ phiếu này khá ít ỏi, chỉ vài trăm hoặc vài nghìn cổ phiếu được khớp lệnh một phiên.
Đáng chú ý, hiệu quả kinh doanh của Công ty lại không “sáng” như giá cổ phiếu.
Kết quả kinh doanh của T12 giai đoạn 2016 – 9T2020.
Trong quý đầu năm 2020, dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty vụt tăng lên hơn 1.084 tỷ đồng, gấp 15 lần so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận sau thuế lại ghi nhận con số âm 5 tỷ đồng. Sang quý II và quý III, doanh thu của Công ty trở lại quỹ đạo như những năm trước và tiếp tục lỗ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty đạt doanh thu thuần 1.236 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ 2019 và lỗ ròng gần 18,7 tỷ đồng. Trong khi đó, kế hoạch kinh doanh năm 2020 được Công ty đặt ra là 345 tỷ đồng doanh thu và lãi ròng 1,65 tỷ đồng.
Video đang HOT
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty đạt doanh thu thuần 1.236 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ 2019 và lỗ ròng gần 18,7 tỷ đồng.
Đáng chú ý, dù doanh thu ghi nhận trên báo cáo tài chính tăng vọt, nhưng trong công văn giải trình về chênh lệch lợi nhuận quý I/2020 gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, lãnh đạo Công ty lại cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc lợi nhuận sụt giảm là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến… “giảm doanh thu”.
Lý do nữa là doanh nghiệp chấm dứt một số hợp đồng cho thuê, hợp tác kinh doanh để xây dựng kế hoạch kinh doanh cho từng địa điểm kinh doanh cụ thể, phù hợp với mục tiêu và định hướng chiến lược.
Đi kèm với sự tăng trưởng vượt bậc của doanh thu trong quý I/2020 là sự mở rộng nhanh chóng của quy mô công nợ. Tài sản ngắn hạn của Công ty tại thời điểm 30/9/2020 đạt gần 1.044 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần so với thời điểm đầu năm.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ 890 tỷ đồng phải thu ngắn hạn khác của các cá nhân, bao gồm Hoàng Trung Phụng (210 tỷ đồng), Nguyễn Hồng Dũng (274 tỷ đồng), Trần Nam Trung (285 tỷ đồng) và Trần Quang Huy (117 tỷ đồng).
Cùng với đó, các khoản nợ phải trả cũng tăng nhanh. Khoản phải trả người bán tăng từ 6 tỷ đồng hồi đầu năm lên 919 tỷ đồng vào cuối quý III.
Những chủ nợ lớn nhất của Công ty bao gồm Công ty cổ phần Thăng Hoa (697 tỷ đồng), Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Long (189 tỷ đồng)… Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đây là hai doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng nông sản.
Sở hữu nhiều khu đất kim cương
Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Tràng Thi tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, chủ yếu là kinh doanh hàng điện máy, có vốn điều lệ 135 tỷ đồng.
Năm 2015, Công ty được cổ phần hóa và đến năm 2017 thì đưa cổ phiếu lên đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Hồi năm 2019, cuộc chiến giành quyền kiểm soát tại Thương mại dịch vụ Tràng Thi giữa Hapro và T&T đã tốn không ít giấy mực của giới truyền thông và đến cuối năm, Hapro đã thoái toàn bộ vốn tại doanh nghiệp này.
Thương mại Dịch vụ Tràng Thi không phải doanh nghiệp sở hữu quy mô vốn lớn, hay hoạt động kinh doanh chính cũng kém hiệu quả, song lại hấp dẫn các nhà đầu tư lớn nhờ sở hữu nhiều khu đất ở vị trí trung tâm Thủ đô Hà Nội. Hiện các khu đất này đang được cho thuê để kinh doanh siêu thị, cửa hàng chuyên doanh và văn phòng cho thuê.
Theo báo cáo thường niên năm 2019 của Thương mại Dịch vụ Tràng Thi, Công ty đặt trụ sở chính tại số 12 – 14 phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Công ty cũng đang quản lý 2 siêu thị kinh doanh hàng điện máy, điện gia dụng, thiết bị văn phòng tại Siêu thị Tràng Thi (số 10B Tràng Thi) và Siêu thị Chợ Tó (huyện Đông Anh).
Đồng thời, Công ty đang quản lý 3 tòa nhà văn phòng và trưng bày sản phẩm hàng hóa tại 47 Cát Linh, 11C Cát Linh và số 2 Tôn Đức Thắng.
Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống 23 cửa hàng chuyên doanh về nội thất, kim khí, điện gia dụng, điện nước, thời trang phụ kiện, hàng tiện ích…; hệ thống 4 cửa hàng dịch vụ sửa chữa; 3 cửa hàng bán hàng lưu niệm; mạng lưới 3 kho hàng.
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2020 diễn ra trong tháng 6 năm nay, cổ đông Công ty đã chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành 865 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến thu về 1.730 tỷ đồng để nâng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng.
Theo tờ trình tăng vốn, số vốn huy động từ đợt phát hành này sẽ được doanh nghiệp bổ sung đầu tư phát triển dự án, bao gồm dự án xây dựng tổ hợp trung tâm thương mại, dịch vụ nhà ở Cát Linh – Tràng Thi tại số 47 Cát Linh và các dự án khác tại 375 Ngọc Lâm, 179 Trương Định, 51 Yên Phụ.
Ngoài ra, lãnh đạo Công ty cũng cho biết sẽ dùng tiền tăng vốn để phát triển cho hoạt động kinh doanh, cải tạo sửa chữa, nâng cấp địa điểm mạng lưới để mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh; chuyển đổi sang hình thức thuê đất trả tiền một lần của một số địa điểm để nâng cao hiệu quả sử dụng mạng lưới….
Khối ngoại chấm dứt chuỗi 7 tuần bán ròng liên tiếp
Kết thúc tuần giao dịch từ 16-20/11, VN-Index đứng ở mức 990 điểm, tương ứng tăng 23,71 điểm (2,5%) so với tuần trước đó. HNX-Index tăng 2,47 điểm (1,7%) lên 147,21 điểm. UPCoM-Index cũng tăng 1,73 điểm (2,7%) lên 66,43 điểm.
Thêm một điểm tích cực nữa là khối ngoại đã quay trở lại mua ròng sau 7 phiên bán ròng liên tiếp. Cụ thể, khối ngoại mua vào 130 triệu cổ phiếu, trị giá 4.553 tỷ đồng, trong khi bán ra 143 triệu cổ phiếu, trị giá 4.168 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 13,5 triệu cổ phiếu nhưng tính về giá trị dòng vốn ngoại mua ròng trở lại 385 tỷ đồng.
Tại sàn HoSE, khối ngoại chấm dứt chuỗi 7 tuần bán ròng liên tiếp bằng việc mua ròng trở lại 456 tỷ đồng, dù vậy, nếu xét về khối lượng thì họ vẫn bán ròng hơn 7 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã VNM với giá trị 271 tỷ đồng. Bộ đôi cổ phiếu họ "Vin" là VIC và VRE được mua ròng lần lượt 244 tỷ đồng và 223 tỷ đồng. VCB và VJC cũng đều được mua ròng trên 200 tỷ đồng trong tuần qua. Chiều ngược lại, HDB bất ngờ bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 395 tỷ đồng. MSN và CTG đứng sau với giá trị bán ròng là 176 tỷ đồng và 113 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng trở lại 74 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 3,9 triệu cổ phiếu. Dòng vốn ngoại sàn HNX mua ròng tập trung mã PVS với giá trị 8,2 tỷ đồng. IDV và PLC đều được mua ròng hơn 1 tỷ đồng. Chiều ngược lại, ACB bị bán ròng mạnh nhất sàn này với 33 tỷ đồng. TNG cũng bị bán ròng 28 tỷ đồng.
Còn trên sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng 2,7 tỷ đồng sau 2 tuần bán ròng trước đó, tương ứng khối lượng 2,5 triệu cổ phiếu. ACV được mua ròng mạnh nhất sàn UPCoM với giá trị 58 tỷ đồng. Tiếp sau đó, MCH và VTP được mua ròng lần lượt 22 tỷ đồng và 19 tỷ đồng. Trong khi đó, LTG bị bán ròng mạnh nhất với 70 tỷ đồng. VEA cũng bị bán ròng 21 tỷ đồng.
Handico6 đưa cổ phiếu lên sàn UPCOM 14,4 triệu cổ phiếu HD6, tương đương tổng giá trị 144 tỷ đồng sẽ giao dịch lần đầu tiên trên UPCoM vào ngày 23/11/2020 14,4 triệu cổ phiếu HD6 sẽ giao dịch lần đầu tiên trên UPCoM vào ngày 23/11/2020. Ảnh minh họa: Handico6 Theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), từ ngày 20/11/2020 VSD sẽ chuyển dữ liệu đăng...