Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) rục rịch lên sàn
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết hơn 126 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu ( NSH Petro). Được biết, lãnh đạo doanh nghiệp này, đồng thời là cổ đông lớn nhất, từng lĩnh án tù chung thân, mang khát vọng làm lại cuộc đời.
Ảnh Internet
NSH Petro tiền thân là Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Hóa dầu Nam Sông Hậu, thành lập ngày 14/2/2012 với vốn điều lệ ban đầu 60 tỷ đồng, trụ sở tại tỉnh Hậu Giang, hoạt động chính trong các lĩnh vực: xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc – hóa dầu, kinh doanh vận tải, kinh doanh bất động sản, kinh doanh khu du lịch sinh thái và nông nghiệp.
Sau 6 đợt tăng vốn thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu riêng lẻ và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, NSH Petro hiện có vốn điều lệ gần 1.262 tỷ đồng.
Về cơ cấu cổ đông, tại ngày 26/9/2019, NHS Petro có 465 cổ đông, đều là cá nhân.
Trong đó, cổ đông lớn duy nhất là ông Mai Văn Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty, sở hữu hơn 84 triệu cổ phiếu, tương đương 66,65% vốn điều lệ.
Đáng chú ý, ông Mai Văn Huy từng là Giám đốc Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp, bị tuyên án 2 bản án chung thân về tội buôn lậu và tham ô, 20 năm tù về tội cố ý làm trái pháp luật và 15 năm tù về tội đưa hối lộ.
Tuy nhiên, sau hơn 9 năm thụ án, ông Huy được đặc xá vào ngày 2/9/2009.
Video đang HOT
NSH Petro được thành lập trong khát vọng làm lại cuộc đời của ông Mai Văn Huy. Ngày 20/12/2019, NSH Petro trở thành công ty đại chúng sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Đến ngày 17/1/2020, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam trao giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán cho Công ty.
Theo đó, gần 126,2 triệu cổ phiếu của Công ty được đăng ký với mã chứng khoán PSH. Lượng cổ phiếu này có tổng giá trị gần 1.262 tỷ đồng, tính theo mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Trong năm 2019, NSH Petro đạt 9.230 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và gần 123 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất (đã kiểm toán), lần lượt giảm 11,4% và 24,2% so với năm 2018.
So với kế hoạch, Công ty chỉ hoàn thành 65% mục tiêu doanh thu, nhưng thực hiện vượt 30% mục tiêu lợi nhuận.
NSH Petro có 4 công ty con là Công ty TNHH MTV Du lịch Dầu khí Khách sạn Nam Sông Hậu Tourist (tỷ lệ sở hữu 100%), Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Thuận Tiến (80,7%), Công ty TNHH Du lịch sinh thái An Lạc Thôn (52,6%), Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Cần Thơ (55,4%). Ngoài ra, NSH Petro có 2 công ty liên kết, 21 chi nhánh tại TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cùng 52 cửa hàng bán lẻ xăng dầu (15 cửa hàng khác đang trong quá trình chuẩn bị đi vào hoạt động).
Công ty đã phân phối xăng dầu cho 550 đại lý và nhượng quyền bán lẻ. Bên cạnh đó, Công ty đang phân phối dung môi hóa chất cho 14 đơn vị khách hàng.
Ngoài mảng kinh doanh xăng dầu, NSH Petro đang thực hiện một số dự án bất động sản, du lịch như Khu tái định cư xã Vàm Láng (quy mô 3,622 ha, tổng mức đầu tư 31,9 tỷ đồng), Khu du lịch sinh thái Phong Điền (193,7 tỷ đồng), Khách sạn Hùng Cường (16,5 tỷ đồng)…
Công ty hiện sở hữu 113.152 m2 đất tại dự án cảng chuyên dụng, kho chứa xăng dầu, nhà máy sản xuất dầu nhờn, nhà máy khí hóa lỏng và nhà máy chế biến xăng dầu sinh học tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành. Tổng giá trị khu đất này được xác định là gần 137 tỷ đồng.
Năm 2020, NSH Petro đặt mục tiêu đạt 16.000 tỷ đồng doanh thu và 122 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Dòng tiền kinh doanh gặp khó, loạt ngân hàng là "chủ nợ" của Đất Xanh
VIB, BIDV, Vietcombank, TPbank,... đều là những chủ nợ của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Đất Xanh Group)
Theo báo cáo tài chính mới nhất về tình hình vay nợ, tại thời điểm 31/12/2019, tập đoàn Đất Xanh tiếp tục tăng mạnh nợ vay tài chính ngắn hạn từ mức 471 tỷ đồng ở thời điểm đầu năm lên 1.163 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 146%. Vay nợ tài chính dài hạn cũng tăng lên con số 3.337 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 38%.
Trụ sở chính của Đất Xanh Group.
Đáng chú ý, dù kết quả kinh doanh của Đất Xanh ghi nhận lãi nhưng dòng tiền thuần trong năm vẫn ghi nhận âm hơn 365 tỷ đồng.
Riêng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm đến 1.800 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với thời điểm 31/12/2018.
Hàng loạt ngân hàng như VIB, Eximbank, TPBank, BIDV, Vietcombank, Techcombank, SCB, Eximbank, CTCP chứng khoán Bản Việt, Shinhan Việt Nam, VPBank, Vietinbank... hiện là những chủ nợ của Tập đoàn Đất Xanh.
Nguồn BCTC hợp nhất đã kiểm toán tại Đất Xanh Group.
Cụ thể, về khoản vay ngắn hạn, Đất Xanh Group đang nợ ngắn hạn của Vietcombank là 50 tỷ đồng (đến ngày 21/12/2020 phải trả); BIDV hơn 49 tỷ đồng vay ngắn hạn (đến ngày 29/4/2020 phải trả), ngân hàng liên doanh Việt - Nga hơn 82 tỷ đồng, Vietinbank 78 tỷ đồng (đến 13/4/2020 phải trả);...
Hiện tại Đất xanh Group đang là 'con nợ' lớn của VIB với hơn 1.160 tỷ đồng trái phiếu; TPBank với 340 tỷ đồng trái phiếu, gần 50 tỷ đồng vay dài hạn;...
VIB là chủ nợ của Đất Xanh Group. Nguồn BCTC hợp nhất đã kiểm toán tại Đất Xanh Group.
Ngoài hàng chục ngân hàng, Đất Xanh còn có khoản nợ lớn tại CTCP chứng khoán Bản Việt 234 tỷ đồng trái phiếu; CTCP chứng khoán SSI 74 tỷ đồng trái phiếu, CTCP chứng khoán VNDIRECT 200 tỷ đồng trái phiếu.
Là con nợ, nhưng Đất Xanh Group đồng thời cũng là chủ nợ. Tổng tài sản đạt 19.880 tỷ đồng nhưng trong đó các khoản mục phải thu tăng mạnh 62% lên 9.023 tỷ đồng. Riêng khoản phải thu khách hàng ngắn hạn khác của Đất Xanh vọt từ 416 tỷ đồng ở đầu năm lên trên 1.500 tỷ đồng.
Hàng tồn kho lên mức 6.791 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở các dự án bất động sản dở dang như Gemriverside, Opal Skyview, Opal Skyline, La maison ...
Hà Phương
Theo doanhnghiepvn.vn
Bất động sản có cơ hội gạn đục khơi trong Những doanh nghiệp bất động sản làm ăn chụp giật sẽ khó tồn tại trong bối cảnh thị trường đang khó khăn. Sau giai đoạn "đóng băng" (2011-2013), thị trường bất động sản (BĐS) cả nước bắt đầu phục hồi và đi vào chu kỳ tăng trưởng từ cuối năm 2013. Trong sự phát triển đó, nhiều chủ đầu tư, nhà môi giới...