Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại bị phạt 350 triệu đồng
Ngày 23/10/2019, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát đi thông báo xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại.
Trước đó, ngày 21/10/2019, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 813/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 350 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại bị phạt 300 triệu đồng, vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Mức phạt được đưa ra theo quy định tại điểm e khoản 2a Điều 14 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được bổ sung theo Khoản 16 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP.
Ngoài ra, Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại còn bị xử phạt 50 triệu đồng, vì đã có hành vi vi phạm hành chính: Báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
Cụ thể, Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại báo cáo UBCKNN không đúng thời hạn quy định pháp luật đối với các tài liệu: Báo cáo thường niên năm 2017, 2018; Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất đã kiểm toán năm 2017, 2018; Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, 2018, 2019.
Mức phạt được đưa ra theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP.
Video đang HOT
Như vậy, tổng cộng mức phạt tiền đối với Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại là 350 triệu đồng./.
Hà Vy (T/H)
Theo Phapluatplus.vn
Hai kịch bản tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam 2019
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2019 được VEPR dự đoán đạt mức 6,5% tới 6,9%.
Chiến tranh thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2019.
Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2019 "Trước ngưỡng cửa kinh tế số" của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội được công bố mới đây đã chỉ ra hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay.
Kịch bản thứ nhất dự báo tăng trưởng đạt mức thấp 6,56%, xấp xỉ mục tiêu của Quốc hội đề ra.
Kết quả này có thể xảy ra khi các điều kiện kinh tế thế giới kém thuận lợi do tác động từ sự gia tăng căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Căng thẳng sẽ đem đến những sức ép mới khiến Việt Nam đứng trước nguy cơ nhập siêu trầm trọng hơn từ thị trường Trung Quốc, gia tăng cạnh tranh trên thị trường nội địa khi cả Mỹ và Trung Quốc có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam.
Báo cáo giả định xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc chưa đủ linh hoạt để tăng mạnh trong môi trường chiến tranh thương mại.
Kịch bản thứ hai cho thấy sự khả thi hơn với mức tăng trưởng 6,81%, đạt mục tiêu của Quốc hội.
Đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra, nhờ dư địa động lực tăng trưởng của 2018, đi liền với những nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao năng suất của Chính phủ, thể hiện với mức tăng trưởng tương đối cao của các ngành chính gồm công nghiệp và dịch vụ.
Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực chuyển mình trên lĩnh vực thương mại quốc tế. Điều này được thể hiện trong quý I/2019 khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước cao hơn của khối doanh nghiệp FDI.
Đây là điều khác biệt so với xu thế nhiều năm trước bởi doanh nghiệp FDI luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn doanh nghiệp trong nước.
Về mức giá chung, lạm phát cả năm 2019 được dự báo sẽ trở nên khó kiểm soát hơn và nhiều khả năng có thể lên tới 4 - 5%.
Trong kịch bản đầu tiên, với hoạt động kinh tế chậm hơn dự kiến, lạm phát chỉ đạt mức 4,21%. Trong kịch bản thứ hai, lạm phát cả năm ở mức 4,79%, cao hơn mục tiêu 4% của Quốc hội.
Nguy cơ lạm phát theo kịch bản thứ hai có thể xảy ra nếu có sự cộng hưởng từ cả sức ép lạm phát gia tăng đến từ bên trong và bên ngoài.
Trong nước, các đợt điều chỉnh giá các dịch vụ công cũng như điều chỉnh tăng giá xăng dầu đã được thực hiện từ đầu năm 2019 sẽ gây áp lực lớn gia tăng lạm phát.
Tính đến hết tháng 4/2019, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng khoảng 2,93% so với cùng kì năm ngoái và đang trong xu hướng đi lên.
Trong khi đó, mức gia tăng này mới chỉ phản ánh một phần rất nhỏ tác động từ những điều chỉnh giá của Chính phủ do có độ trễ của chúng.
Bên ngoài, giá dầu thô thế giới có thể tiếp tục tăng do những căng thẳng ở Trung Đông leo thang và nguồn cung thế giới được cắt giảm.
Ngoài ra, khả năng đồng nhân dân tệ bị giảm giá vào cuối năm 2019 dưới sức ép của chiến tranh thương mại có thể khiến VND bị phá giá nhẹ cũng là một nhân tố rủi ro tác động đến mức giá chung trong nước.
Báo cáo khuyến nghị các cơ quan điều hành cần phải tiếp tục theo sát diễn biến giá cả trong nửa sau của năm 2019 nhằm kiềm chế lạm phát.
Ngân hàng Nhà nước cần duy trì chính sách tiền tệ thận trọng trong thời gian tới nhằm duy trì mức lạm phát không vượt xa khỏi mục tiêu, duy trì ổn định vĩ mô.
Theo theleader.vn
ACV đặt kế hoạch lãi 8.190 tỷ đồng năm 2019, dự kiến phục vụ 98,4 triệu lượt khách Năm 2018 ACV báo lãi sau thuế 6.148 tỷ đồng. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2018 với nhiều thông tin đáng chú ý. Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam có trụ sở chính tại Tp Hồ Chí Minh với 22 chi nhánh hoạt động trên cả nước bao gồm...