Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE): “Bom nổ chậm” trong đầu tư tài chính
Quy mô đầu tư tài chính của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã REE, sàn HoSE) luôn có giá trị cao, đồng nghĩa với việc mỗi tổn thương trong nhóm tài sản này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến ‘ túi tiền’ chung.
.
Sự bấp bênh của các công ty con
Trong quý I/2020, doanh thu thuần hợp nhất của REE là 1.180,8 tỷ đồng, lớn gấp hơn 7 lần so với con số 167,2 tỷ đồng của công ty mẹ REE. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của REE là 278 tỷ đồng, chỉ lớn gấp 1,76 lần so với con số 157,8 tỷ đồng của công ty mẹ. Như vậy, chỉ số về tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của công ty mẹ vượt trội hơn hẳn so với chỉ số này trên kết quả kinh doanh hợp nhất, với số liệu lần lượt là 94,4% và 23,5%.
Trong cơ cấu tài sản của REE, công ty này có “đàn con” khá đông đúc, với 16 công ty con, 19 công ty liên kết; chưa kể các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác và các khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh. Chính sự bấp bênh trong các khoản đầu tư vào các công ty con, liên kết và hoạt động kinh doanh của chính các công ty này đã làm sụt giảm lợi nhuận của REE thời gian qua.
REE cho biết, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đã giảm 27,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là do cùng kỳ năm trước, Công ty ghi nhận phát sinh thu nhập từ khoản thanh toán hoàn thành việc chuyển nhượng khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng. Trong khi đó, các công ty REE đầu tư vào mảng điện trong quý I/2020 đã bị ảnh hưởng do tình hình thủy văn không thuận lợi và một phần do đại dịch Covid-19.
Dự phòng tăng gấp 5
Video đang HOT
Với “đàn con” đông đúc cùng với sự tham gia đầu tư cả các khoản chứng khoán kinh doanh, REE tỏ ra nổi bật với khối tài sản lớn nằm ở các khoản đầu tư tài chính cả dài hạn và ngắn hạn. Tại thời điểm ngày 31/12/2020, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của REE lên tới 9.267 tỷ đồng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 1.371 tỷ đồng, tổng cộng là 10.638 tỷ đồng, lớn gấp hơn 3 lần vốn điều lệ của Công ty và xấp xỉ vốn chủ sở hữu.
Số dự phòng đầu tư tài chính ngắn hạn của REE là 6,6 tỷ đồng, trong khi dự phòng đầu tư tài chính dài hạn tại ngày 31/3/2020 là 24,8 tỷ đồng. Xét về quy mô đầu tư tài chính khá lớn của doanh nghiệp này, tỷ lệ các khoản đầu tư gặp rủi ro phải trích lập dự phòng chưa ở mức đáng báo động, chỉ 0,48% với đầu tư tài chính ngắn hạn và 0,27% với đầu tư tài chính dài hạn.
Tuy nhiên, tín hiệu đáng cảnh báo trong các số liệu đầu tư tài chính của REE là tốc độ tăng của các khoản dự phòng đầu tư tài chính đang lan ra khá nhanh chỉ trong quý I/2020, tăng từ 4,5 tỷ đồng lên 24,8 tỷ đồng, tức tăng tới 5,5 lần.
Dự phòng tăng lên đến từ các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Trong đó, số trích lập cho khoản đầu tư vào Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh đã phát sinh thêm hơn 20 tỷ đồng dự phòng trong quý I/2020, trong khi thời điểm đầu năm, REE chưa phải thực hiện trích lập cho khoản đầu tư này. Đây có thể sẽ là một ẩn số trong tương lai, bởi tổng vốn đầu tư của REE tại Nhiệt điện Quảng Ninh lên tới 463,8 tỷ đồng.
Ngoài ra, REE cũng có một số khoản đầu tư dài hạn dưới dạng đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, nhưng không có thông tin rõ ràng, với tổng giá trị đầu tư gần 272,3 tỷ đồng. Thuyết minh báo cáo tài chính chỉ ghi chung chung khoản này là “các khoản đầu tư dài hạn khác”, mà không được diễn giải cụ thể, trong khi mức trích lập dự phòng đầu tư cho khoản này có tăng nhẹ trong quý I/2020.
Cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo do thua lỗ, Yeah1 nói gì?
Để lành mạnh hoá BCTC, HĐQT Yeah1 cũng đề xuất kế hoạch xoá lỗ luỹ kế sử dụng nguồn thặng dư vốn cổ phần. Nếu được ĐHĐCĐ cũng như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua, Yeah1 cho hay sẽ thực hiện xoá lỗ luỹ kế ngay năm 2020.
Cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 mới đây đã bị đưa vào diện cảnh báo do tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp. Trong động thái mới nhất, Yeah1 đã công bố nguyên nhân về việc thua lỗ, từ đó lên phương án khắc phục.
Cụ thể, LNST cổ đông công ty mẹ năm 2019 của Tập đoàn âm hơn 385 tỷ đồng, do bị ảnh hưởng lớn nhất bởi việc chấm dứt Thỏa thuận lưu trữ nội dung với các công ty đầu tư tài chính/công ty con có hoạt động kinh doanh liên quan đến mảng AdSense.
Theo thông báo ban đầu, YouTube cho rằng SpringMe Pte.Ltd (trụ sở Thái Lan, Yeah1 sở hữu gián tiếp 16,93% vốn) đã có hoạt động quản lý đa kênh chưa phù hợp với quy trình YouTube, điều này dẫn đến việc YouTube áp dụng chính sách tương tự lên tất cả công ty khác liên quan đến hoạt động YouTube AdSense trực thuộc Yeah1, cụ thể là Yeah1 Network Pte.Ltd và ScaleLab LCC (ngày 31/3/2019).
Sau đó, Yeah1 đã có những hành động làm việc với YouTube để đạt thỏa thuận mới, bao gồm việc bán lại 100% vốn tại ScaleLab LCC với giá chuyển nhượng bằng giá mua ban đầu (12 triệu USD) cho chủ cũ nhằm bảo đảm lợi ích của Công ty cũng như hoạt động hệ sinh thái YouTube.
Tuy nhiên, đến ngày 21/5/2019, Công ty chính thức nhận được thông báo từ Google LLC về việc hết hiệu lực Thỏa thuận lưu trữ nội dung; theo đó Google LLC cũng tự động ngừng kết nối các kênh trong hệ thống quản lý đa kênh (MCN) của Yeah1 từ ngày 22/5/2019.
Yeah1 cho hay, việc chấm dứt Thỏa thuận lưu trữ nội dung với YouTube chỉ ảnh hưởng đến khả năng tuyển chọn và quản lý các kênh YouTube của đối tác. Song vì thông tin được công bố rộng rãi, các mảng kinh doanh khác của Công ty cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Việc lan truyền thông tin theo đó tác động tiêu cực đến tình hình kinh doanh của ScaleLab và khả năng thu hồi khoản phải thu từ việc chuyển nhượng 100% cổ phần tại đơn vị này.
Kết quả, Yeah1 phải trích lập 100% giá trị khoản phải thu nêu trên trong năm 2019, riêng động thái này đã làm giảm lợi nhuận cổ đông công ty mẹ gần 278 tỷ đồng. Cùng với đó, việc giảm doanh thu từ hoạt động YouTube AdSense và ảnh hưởng tiêu cực đến mảng kinh doanh chính khiến Tập đoàn lỗ ròng hơn 385 tỷ đồng.
LNST chưa phân phối lũy kế các năm trước không đủ bù đắp dẫn đến khoản lỗ lũy kế tính đến 31/12/2019 là 305, 39 tỷ đồng.
Trước sự cố năm qua, ban lãnh đạo Yeah1 cho hay đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trở lại đà tăng trưởng từ năm 2020 gồm:
(1) rà soát, đánh giá và phát triển hệ thống kiểm soát rủi ro;
(2) tái cấu trúc các mảng, đơn vị kinh doanh hoạt động kém hiệu quả;
(3) xử lý các khoản đầu tư kỹ thuật số liên quan đến YouTube trong năm 2019;
(4) đầu tư phát triển các nền tảng giải trí mới cho người Việt, thay vì dựa trên "đôi chân của người khổng lồ" như trước đây.
Song song, Tập đoàn đẩy mạnh chiến lược thương mại hóa truyền thông với việc tận dụng sức mạnh công nghệ và truyền thông, tối ưu chi phí marketing, tăng doanh thu và chuyển một phần lợi ích sang người dùng.
Đáng chú ý, để lành mạnh hóa BCTC, HĐQT Yeah1 cũng đề xuất kế hoạch xóa lỗ lũy kế sử dụng nguồn thặng dư vốn cổ phần. Nếu được ĐHĐCĐ cũng như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua, Yeah1 cho hay sẽ thực hiện xóa lỗ lũy kế ngay năm 2020.
Tri Túc
Thêm một doanh nghiệp Mỹ 'rót' vốn vào công ty Jio Platform của Ấn Độ Công ty quản lý tài sản và đầu tư KKR & Co Inc. của Mỹ sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào Jio Platform, một công ty con thuộc tập đoàn khổng lồ Reliance Industries của tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani. Theo đó, KKR đã mua 2,32% cổ phần của Jio Platform với trị giá 113,67 tỷ rupee (1,5 tỷ USD). Thương...