Công ty Cơ khí gang thép bị xử phạt do báo cáo không đúng thời hạn
UBCKNN vừa ban hành quyết định xử phạt đối với Công ty Cổ phần Cơ khí gang thép do báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật, mức phạt là 60 triệu đồng.
Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 315/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Cơ khí gang thép (Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 21, phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) do báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật, mức phạt là 60 triệu đồng.
Công ty Cổ phần Cơ khí gang thép có mã chứng khoán GEC. Ảnh: IT.
Theo đó, Công ty cổ phần Cơ khí gang thép báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không đúng thời hạn theo quy định pháp luật đối với Báo cáo tài chính năm 2016, 2017 đã được kiểm toán; Báo cáo thường niên năm 2016, 2017; Biên bản, Nghị quyết và tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016, 2017.
Được biết, công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý sản xuất điện năng, kinh doanh bán điện; thi công xây dựng lắp đặt cơ khí, thiết bị điện các công trình năng lượng vừa và nhỏ, hệ thống đường dây trạm biến áp có điện áp từ 100 kv trở xuống và điện chiếu sáng đô thị….
Video đang HOT
Trước đó, UBCKNN cũng ban hành Quyết định số 313/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Damsan (địa chỉ: Lô A4, đường Bùi Viện, Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) do công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật, mức phạt là 70 triệu đồng.
Quyết định nêu rõ, Công ty cổ phần Damsan công bố thông tin không đúng thời hạn trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và trang thông tin của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội về Quyết định của Cục thuế tỉnh Thái Bình số 2946/QĐ-CT ngày 21/12/2017 về việc xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) về thuế; Nghị quyết Hội đồng quản trị số 01012018/NQ-HĐQT ngày 01/01/2018; Nghị quyết Hội đồng quản trị số 12012018NQ-HĐQT ngày 12/01/2018;
Báo cáo tiến độ sử dụng vốn số 04062018/BC-DS ngày 04/6/2018; Báo cáo tiến độ sử dụng vốn số 04062018/BC-DS ngày 04/12/2018; Quyết định của Cục thuế tỉnh Thái Bình số 2959/QĐ-XPVPHC ngày 12/12/2018 về việc xử phạt VPHC về thuế; Thông báo mời họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019; Nghị quyết Hội đồng quản trị số 15012019NQ-HĐQT ngày 15/01/2019; báo cáo tiến độ sử dụng vốn số 04122019/BC-DS ngày 04/6/2019.
Thanh Tùng
Theo Vietq.vn
755 DNNN cổ phần hóa chưa đăng ký giao dịch, niêm yết
Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 30/9/2019, đã có 840 DNNN cổ phần hóa đã đăng ký giao dịch, niêm yết trên hai Sở Giao dịch chứng khoán. Trong đó, số lượng doanh nghiệp niêm yết là 314 doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp đăng ký giao dịch là 526 doanh nghiệp.
UBCKNN đã ra quyết định xử phạt đối với 28 doanh nghiệp không đăng ký giao dịch theo quy định. Ảnh: Internet
Còn 755 DNNN cổ phần hóa chưa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán, trong đó: Bộ Xây dựng (53 DN), Bộ Công Thương (46 DN), Bộ Giao thông vận tải (35 DN), Bộ NNo&PTNT (27 DN), Thành phố Hà Nội (85 DN), Hồ Chí Minh (97 DN), Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (144 DN), tỉnh Vĩnh Phúc (33 DN)...
Theo Bộ Tài chính, trên cơ sở kiểm tra, làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp cho thấy, việc chậm đăng ký giao dịch theo giải trình của các DNNN cổ phần hóa có một số lý do.
Đó là, một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ, lỗ lũy kế trên vốn điều lệ cao, nợ ngân hàng lớn, đang trên bờ vực phá sản hoặc đang trong quá trình giải quyết hậu quả sai phạm phát hiện trong thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, không tổ chức được Đại hội đồng cổ đông để xin ý kiến về phương án đưa cổ phiếu lên sàn, kiểm toán báo cáo tài chính nên không thực hiện được thủ tục niêm yết, đăng ký giao dịch.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp gặp vướng mắc trong xác định giá trị phần vốn nhà nước khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần, chưa thực hiện quyết toán công tác cổ phần hóa theo quy định để kiểm toán xác nhận số vốn điều lệ thực góp, chưa có phương án xử lý tài chính tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần, liên quan đến việc điều chỉnh phần vốn Nhà nước hoặc đang triển khai thực hiện việc mở thủ tục phá sản đối với công ty.
Về công tác xử lý vi phạm đối với DNNN cổ phần hóa chưa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã công khai danh sách 218 công ty đại chúng tiền thân là DNNN cổ phần hóa chưa thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch đến ngày 31/12/2018 trên website của UBCKNN.
UBCKNN cũng nêu rõ đây là các DNNN cổ phần hóa để các cổ đông tại doanh nghiệp biết và yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ đúng quy định pháp luật; đồng thời để các Bộ, ngành, địa phương, các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN với vai trò là đại diện chủ sở hữu phần vốn góp tại các DNNN cổ phần hóa chỉ đạo người đại diện phần vốn đôn đốc các doanh nghiệp này thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo quy định.
UBCKNN đã có văn bản gửi 180 doanh nghiệp thông báo về hành vi vi phạm để xử phạt theo quy định tại Nghị định số 145/2016/NĐ-CP và đang tiếp tục tiến hành phân loại, làm rõ, xử lý các doanh nghiệp còn lại. Tuy nhiên, hiện nay việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn do nhiều doanh nghiệp vi phạm không chấp hành.
Đến nay, UBCKNN đã ra quyết định xử phạt đối với 28 doanh nghiệp, trong đó có một số doanh nghiệp bị xử phạt với mức phạt rất cao, số tiền phạt là 350 triệu đồng do không thực hiện đăng ký giao dịch theo quy định.
Đối với các doanh nghiệp không chấp hành, không khắc phục vi phạm, UBCKNN đã có văn bản mời các doanh nghiệp đến làm việc, thành lập tổ công tác, phối hợp với đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính thành lập Đoàn kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp để yêu cầu doanh nghiệp chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính, qua đó nắm thêm tình hình, tiến độ triển khai thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch; nguyên nhân chậm trễ và đề nghị doanh nghiệp có biện pháp xử lý vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan về phía doanh nghiệp để sớm đưa cổ phiếu vào giao dịch.
UBCKNN cũng có văn bản gửi một số Bộ, ngành, các Tập đoàn, Tổng công ty/Công ty đại diện vốn nhà nước để thông báo cho các cơ quan, đơn vị này biết về vi phạm của doanh nghiệp thuộc quản lý, giám sát và đề nghị các cơ quan, đơn vị này phối hợp yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định và chấp hành các biện pháp xử lý của UBCKNN.
Hoàng Oanh
Theo baodauthau.vn
Petrolimex phát hành lại BCTC hợp nhất 6 tháng không còn ý kiến ngoại trừ Ngoài việc không còn ý kiến ngoại trừ, báo cáo cũng ghi nhận mức tăng lợi nhuận sau thuế 108 tỷ đồng, so với con số 2.635,9 tỷ đồng công bố trước đó. Ảnh minh họa. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX) vừa công bố phát hành lại báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất nửa đầu 2019, ghi nhận...