Công ty chứng khoán nỗ lực gọi vốn ngoại vào Việt Nam
Cuộc đua môi giới chứng khoán ngày càng trở nên gay gắt, trong đó mảng môi giới cho khối nhà đầu tư nước ngoài đang được nhiều CTCK chú trọng.
Mở rộng kết nối
Mới đây, Tập đoàn Maybank Kim Eng thực hiện ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Chứng khoán Mizuho (Nhật Bản) nhằm mở rộng thị trường môi giới chứng khoán tại khu vực châu Á. Theo thỏa thuận hợp tác này, Tập đoàn Chứng khoán Mizuho sẽ cung cấp các báo cáo nghiên cứu, phân tích cũng như các dịch vụ khác liên quan đến doanh nghiệp niêm yết của Maybank Kim Eng cho các định chế tài chính là khách hàng của Mizuho tại Nhật Bản. Phía Maybank Kim Eng sẽ cung cấp dịch vụ và thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng của Mizuho khi họ giao dịch tại thị trường ASEAN.
Đại diện Maybank KingEng cho biết, sự hợp tác với Mizuho sẽ mở ra cơ hội cho Maybank Kim Eng Việt Nam khi Nhật Bản là một trong những đối tác chiến lược của Việt Nam trong nhiều thập niên và các nhà đầu tư Nhật Bản đã và đang tiếp tục bày tỏ sự quan tâm rất lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chiến lược mở rộng phát triển mảng môi giới nước ngoài từ lâu đã được CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK TP. HCM (HSC) và CTCK Bản Việt (VCSC) đẩy mạnh và đây cũng là những nhà môi giới có thị phần lớn nhất trên thị trường. Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng từng cho biết, tại Hội thảo của Credit Suisse, Hồng Kông hồi tháng 5 năm nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ sự quan tâm đến TTCK Việt Nam và sứ mệnh của các CTCK, trong đó có SSI là làm sao kết nối nguồn vốn ngoại vào thị trường trong nước.
Trong khi đó, VCSC cũng cho biết, thị phần môi giới khách hàng nước ngoài của Công ty đã tăng mạnh, từ 20% trong quý IV năm ngoái lên 34% trong quý I, II/2016.
Với đặc thù nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là các tổ chức thì việc chiếm thị phần môi giới lớn đối với nhóm khách hàng này có ý nghĩa rất lớn với các công ty chứng khoán, không chỉ ở mảng dịch vụ môi giới.
Không chỉ các CTCK lớn mà các CTCK nhỏ cũng đang nỗ lực tìm hướng mở rộng kết nối nhà đầu tư trong khu vực đến với TTCK Việt Nam.
Đối với CTCK Đầu tư Việt Nam (IVS), sau khi thực hiện ký kết đối với một số đối tác đến từ Trung Quốc, Công ty cũng đã lên kế hoạch thành lập văn phòng giao dịch tại Trung Quốc, nhằm đầy mạnh kết nối dòng vốn đầu tư gián tiếp từ thị trường này vào trong nước.
Kỳ vọng hút mạnh vốn ngoại
Video đang HOT
Theo đánh giá của Maybank KimEng, Nhật Bản là một thị trường rất tiềm năng. Các nhà đầu tư Nhật Bản luôn tiên phong trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) vào Việt Nam và đứng thứ 2 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn FDI lớn nhất vào Việt Nam trong các lĩnh vực từ ngân hàng đến các ngành công nghiệp nặng và chế biến lương thực, thực phẩm. Tính đến cuối tháng 7/2016, các nhà đầu tư Nhật Bản đã đăng ký đầu tư 40,2 tỷ USD tại 3.154 dự án quan trọng, chiếm 13,7% tổng vốn FDI vào Việt Nam.
Đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán cũng gia tăng mạnh trong thời gian qua, tài khoản của nhà đầu tư Nhật Bản được báo cáo chiếm 40% tổng số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài mở tại Việt Nam tính đến giữa năm 2015. Tuy nhiên, giá trị đầu tư gián tiếp từ thị trường này được đánh giá chưa xứng với tiềm năng, do giới hạn về tỷ lệ sở hữu với nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp trong nước và việc thiếu thông tin về doanh nghiệp.
Đánh giá được đưa ra từ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, việc các tổ chức nước ngoài quan tâm đến các doanh nghiệp và thị trường Việt Nam đang là một tín hiệu tốt. Việc Chính phủ ban hành Nghị định 60/2015 về nới tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp hàng đầu như CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) thực hiện nâng room cho khối ngoại kỳ vọng sẽ khơi thông dòng chảy vốn vào thị trường Việt Nam, giúp mục tiêu nâng hạng TTCK từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi sẽ sớm đạt được.
Hoàng Anh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thị trường M&A Việt Nam: Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "cầm cờ"
Trong cuộc trao đổi với PV trước thềm diễn ra diễn đàn "M&A trong không gian kinh tế mở" ngày 18/8/2016 tại TP. HCM, ông Phạm Ngọc Bích, Giám đốc điều hành Khối Tài chính doanh nghiệp, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) cho rằng, các doanh nghiệp FDI muốn huy động vốn trên thị trường chứng khoán là xu hướng mới xuất hiện tại thị trường M&A Việt Nam.
Ông Lê Công Thiện, Phó tổng giám đốc HSC làm việc với các nhà đầu tư Thái lan
Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của thị trường M&A tại Việt Nam trong năm qua?
Từ năm 2014 đến nay, trong bối cảnh thị trường chứng khoán hồi phục dần, hoạt động M&A cũng sôi động trở lại. Điểm mới trong giai đoạn này là các thương vụ có liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài khá nhiều. Nguyên nhân chính là do các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy thị trường nội địa của họ khó tăng trưởng cao như trước, bởi các thị trường này đã phát triển, chẳng hạn Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc...
Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài vẫn luôn mong muốn doanh nghiệp họ tiếp tục tăng trưởng để đảm bảo danh mục sinh lợi tốt và thị trường trong khu vực ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, là một trong những thị trường để họ tìm kiếm cơ hội tăng trưởng.
Ông Phạm Ngọc Bích
Năm 2015, thị trường cũng ghi nhận một số doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại trong các cuộc M&A, thậm chí doanh nghiệp nội còn mua lại doanh nghiệp ngoại, liệu đây có là xu hướng M&A mới, theo ông?
Trong các thương vụ M&A điển hình gần đây, việc tham gia của một số doanh nghiệp trong nước với vai trò cạnh tranh và mua lại các doanh nghiệp ngoại chỉ là đơn lẻ, khó hình thành xu hướng, bởi các thương vụ này diễn ra ít và nhu cầu bán doanh nghiệp ngoại chủ yếu xuất phát từ một số biến động ở các thị trường nước ngoài. Đây là các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp Việt Nam không kiểm soát được.
Mặc dù vậy, tôi nhận thấy có một xu hướng khá mới, đó là các doanh nghiệp FDI hoạt động lâu năm tại Việt Nam đã tạo dựng được thương hiệu, có mức độ tăng trưởng khá tốt và họ cần thêm vốn để phát triển hơn, nhưng lại không muốn phụ thuộc vào nguồn vốn của công ty mẹ ở nước ngoài, nên muốn huy động vốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện đang có một vài doanh nghiệp như vậy và HSC đang tư vấn cho một doanh nghiệp FDI khá lớn. Điều này sẽ giúp thị trường chứng khoán và thị trường vốn vay Việt Nam sôi động hơn trong thời gian tới.
Theo ông, những bất lợi của doanh nghiệp nội so với doanh nghiệp ngoại trong các thương vụ M&A cạnh tranh là gì?
Lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam là quen thuộc, hiểu rõ đặc tính thị trường, nên chấp nhận nhiều rào cản hơn. Còn với các doanh nghiệp nước ngoài, họ buộc phải thuê tìm đối tác tại Việt Nam để hiểu các vấn đề trên, để tiếp xúc được với các cơ quan chức năng, hoặc thuê một nhà tư vấn tốt. Do đó, khi gặp các vấn đề phát sinh trên, các doanh nghiệp này thường khó chấp nhận, trừ khi tiềm lực tài chính của họ rất mạnh.
Ngược lại, bất lợi của doanh nghiệp Việt Nam là nguồn vốn không dồi dào. Ngoài ra, một số nhà đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp gia đình, không qua các cơ chế, quy trình xin phép ý kiến cổ đông, cơ quan quản lý nên quyết vấn đề rất nhanh. Đơn cử, doanh nghiệp Việt Nam cần thanh toán bằng ngoại tệ hay cần đầu tư ra nước ngoài thì phải xin phép Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi với các nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện được ngay. Đáng tiếc, quy trình thực hiện nhanh những điểm trên vẫn chưa được hoàn thiện, nên hạn chế phần nào khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt.
Chẳng hạn, trong thương vụ mua lại hệ thống Big C, Central Group (tập đoàn đã mua thành công hệ thống Big C vừa qua) vốn có tiềm lực tài chính mạnh, lại là doanh nghiệp gia đình, nên khi phát sinh khoản thuế chuyển nhượng ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng, họ đã quyết định chấp nhận rất nhanh. Các đối thủ khác đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông và Việt Nam tham gia trong thương vụ này đều không "nhanh chân" bằng Central Group.
Thông qua hoạt động tư vấn M&A, khi tiếp xúc với bên mua, bên bán tiềm năng, ông nhận thấy những lĩnh vực nào được quan tâm?
Lĩnh vực nhận được quan tâm là bán lẻ, bất động sản, dệt may, tiêu dùng, giáo dục và dược phẩm. Trong lĩnh vực bất động sản, nhà đầu tư quan tâm cả dự án và đầu tư cổ phần, vì đây là lĩnh vực cần rất nhiều vốn. Còn trong lĩnh vực dệt may, có thể thấy rõ xu hướng các nhà đầu tư châu Á đầu tư vào Việt Nam khá lớn nhằm đón đầu cơ hội từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, cơ hội tốt lại khó kiếm, tức là nhà đầu tư trong nước chưa sẵn sàng bán, việc sẵn sàng huy động vốn một cách chuyên nghiệp chưa nhiều, bởi còn nhiều doanh nghiệp vẫn là doanh nghiệp gia đình. Để họ có thể "mở cửa" cho "người ngoài" vào thì cần phải có thời gian (có thể là vài năm) để tìm hiểu và chuẩn bị.
Tuy nhiên, một số trường hợp cung - cầu gặp được nhau, song thương vụ vẫn không đi đến thành công. Vậy nguyên nhân do dâu, theo ông?
Giá cả vẫn là vấn đề lớn nhất. Hai bên chưa gặp nhau cũng bởi không có những tiêu chí giống nhau. Khi định giá doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam (thường là bên bán) thuê các công ty chứng khoán hoặc kiểm toán trong nước, còn nhà đầu tư nước ngoài (thường là bên mua) lại thuê tư vấn quốc tế để định giá.
Một phương pháp rất cơ bản để định giá là chiết khấu dòng tiền, trong đó tỷ suất chiết khấu là yếu tố rất quan trọng. Với các doanh nghiệp Việt Nam, tỷ suất này căn cứ trên những chi phí, lãi suất vay ngân hàng (hiện dao động từ 10 - 12%/năm). Trong khi đó, do thị trường Việt Nam được xếp vào nhóm cận biên, nên nhà đầu tư ngoại đánh giá có mức độ rủi ro cao. Chỉ riêng lý do này đã khiến họ tính toán tỷ suất chiết khấu cao hơn ít nhất 5%/năm so với các thị trường khác, tức là họ sẽ dùng tỷ suất 15 - 17%/năm, từ đó kết quả định giá sẽ hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, chất lượng nhân sự tư vấn cũng là một yếu tố quan trọng để kết nối thành công bên mua và bên bán.
Ông có nhận định như thế nào về thị trường M&A Việt Nam trong vòng một năm tới?
Thị trường M&A tại Việt Nam sẽ sôi động hơn. Thứ nhất, dựa trên số lượng công việc, những thương vụ mà HSC đang tiếp nhận từ khách hàng hiện đang khá nhiều. Thứ hai, có một số quỹ đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2006 - 2007 sẽ đóng quỹ trong năm nay hoặc năm sau. Đây sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư mới đến Việt Nam.
Tuy nhiên, sự thoái vốn này cũng sẽ gây áp lực cho nhiều cổ phiếu trên sàn. Đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam là thanh khoản chưa cao, nên giá cổ phiếu chưa phản ánh hết giá trị của của doanh nghiệp. Chỉ cần cổ phiếu nhiều người bán, nhưng không ai mua thì sẽ giảm giá mạnh. Với nhà đầu tư mới, họ cần thời gan khoảng 3 - 6 tháng để nghiên cứu cổ phiếu một công ty, nhưng trước khi ra quyết định mua thì có thể giá cổ phiếu đã tăng cao.
Đối với hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đã có tiến bộ nào đáng kể để thu hút thêm khối ngoại tham gia nhiều hơn, thưa ông?
Việc nhiều doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa, niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán kinh doanh thành công đã tạo động lực cho các doanh nghiệp nhà nước khác quan tâm hơn tới những hoạt động này. Chỉ trong 3 năm, đã có sự thay đổi rõ ràng tại những doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), chẳng hạn thái độ cởi mở hơn, quan tâm nhiều hơn tới minh bạch thông tin...
Tuy vậy, chất lượng công bố thông tin vẫn chưa cao, đơn cử là nhiều bản cáo bạch của doanh nghiệp chỉ đáp ứng đúng với các quy định tối thiểu của cơ quan quản lý, chưa có thêm các thông tin sâu cho nhà đầu tư tham khảo. Ngoài ra, doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa thường thực hiện từng phần, nên tỷ lệ bán ra trong đợt IPO thường nhỏ, không thu hút được nhà đầu tư lớn, song cách làm này cũng có lợi thế riêng, vì giúp doanh nghiệp có thêm thời gian để cải thiện, thay đổi nội bộ theo hướng tốt hơn.
Một điểm hạn chế khác là hoạt động IPO chưa gắn liền với niêm yết, tức là các nhà đầu tư nước ngoài sau khi mua cổ phần chưa thể giao dịch được ngay, đồng thời họ cũng không có cơ sở để định giá danh mục định kỳ. Do vậy, nhiều nhà đầu tư đã bỏ qua thị trường Việt Nam, lựa chọn thị trường phát triển hơn trong khu vực như Philippines và Indonesia. Các cơ quan quản lý đang nỗ lực thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa khắc phục những hạn chế này, nhằm thu hút được nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình cổ phần hóa.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thị trường sẽ tạo ra một nhịp tăng mới VN-Index đã có 4 phiên tăng điểm liên tiếp sau đợt điều chỉnh giảm kể từ giữa tháng 7. Ông Đỗ Bảo Ngọc, chuyên gia nghiên cứu cao cấp Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định, với diễn biến giảm giá khá mạnh của nhóm cổ phiếu blue-chip trước đó và đang xoay vòng hồi phục, nhiều khả năng thị trường sẽ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

IMF lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận tín dụng với Argentina
Thế giới
11:22:31 01/04/2025
Cách làm mặt nạ vỏ xoài dưỡng da, giải nhiệt mùa hè
Làm đẹp
11:20:23 01/04/2025
Phụ nữ nên học cách yêu bản thân mình: 4 món ăn mùa xuân giúp nuôi dưỡng làn da đẹp, gương mặt rạng rỡ
Ẩm thực
11:09:19 01/04/2025
Pitbull tử chiến rắn hổ mang trong vườn nhà và cái kết bất ngờ
Lạ vui
11:02:48 01/04/2025
Trồng hai loại cây này trong nhà có nhiều tác dụng thần kỳ, vừa đuổi được muỗi lại còn tỏa hương thơm ngát
Sáng tạo
10:56:20 01/04/2025
Người mẹ Myanmar bật khóc cảm ơn Lực lượng cứu hộ Việt Nam đã tìm thấy thi thể con trai 10 tuổi
Netizen
10:53:13 01/04/2025
Những bí kíp diện đồ công sở thoải mái trong ngày hè
Thời trang
10:42:26 01/04/2025
Tiểu thư Harper chỉ cần thay đổi kiểu tóc đã chiếm trọn spotlight trong bữa tiệc toàn siêu sao của David Beckham
Sao thể thao
10:41:44 01/04/2025
Đây là 2 nữ ca sĩ làm nên điều chưa từng có của nhạc Việt trên Top Trending toàn cầu!
Nhạc việt
10:16:54 01/04/2025
Cặp đôi bị "Dispatch Việt Nam" Trường Giang làm lộ bí mật đám cưới, đàng gái gấp rút viết thư tay thừa nhận 1 điều
Sao việt
10:11:31 01/04/2025