Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 29/10
Các công ty chứng khoán đều cho rằng áp lực bán đang xảy ra ngắn hạn. Nhà đầu tư nên đưa margin về mức thấp.
Chứng khoán MBS: Mất trụ, thị trường giảm mạnh! Nhà đầu tư nên đưa margin về mức thấp
Thị trường chứng khoán khu vực Châu Á diễn biến trái chiều khi nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng do số ca nhập viện tăng có thể dẫn đến việc triển khai những hạn chế mạnh tay hơn để ngăn Covid-19 lây lan, đảm bảo các bệnh viện không quá tải.
Thị trường chứng khoán trong nước điều chỉnh giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp sau chuỗi tăng trưởng gần 3 tháng qua. Áp lực chốt lời vẫn là nguyên nhân chính, bên cạnh đó việc mất trụ cũng là nhân tố khiến đà giảm của thị trường trở nên mạnh hơn. Thị trường cả trong và ngoài nước đang gặp nhiều rủi ro, tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng và chọn phương án “không làm gì” qua cuộc bầu cử sẽ diễn ra sau 1 tuần nữa.
Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 25,42 điểm (-2,69%) xuống 921,05 điểm, trong đó chỉ số VN30 giảm 26,58 điểm (-2,9%) còn 888,88 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 66 mã tăng/365 mã giảm, ở rổ VN30 có 0 mã tăng, 28 mã giảm và 2 mã giữ tham chiếu. Bên cạnh đó, nhóm midcap và smallcap cũng giảm lần lượt 2,28% và 2,00%.
Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao với giá trị khớp lệnh đạt hơn 8.249 tỷ đồng. Việc thanh khoản đẩy lên cao trong khi chỉ số giảm mạnh tiếp tục là tín hiệu không tích cực.
Video đang HOT
Giao dịch khối ngoại diễn ra không mấy tích cực khi họ bán ròng với tổng giá trị hơn 470 tỷ đồng. Áp lực bán của khối ngoại tập trung chủ yếu vào MSN (303 tỷ đồng), VRE (57 tỷ đồng), HPG (56 tỷ đồng)…
Tóm lại, thị trường điều chỉnh sang phiên thứ 3 liên tiếp với mức thanh khoản lớn tạo mẫu hình kỹ thuật không tích cực về mặt kỹ thuật. Nguyên nhân thị trường điều chỉnh trong 3 phiên vừa qua không có gì mới ngoài áp lực chốt lời của nhà đầu tư. Thị trường hiện đang ở vùng rủi ro và biến động mạnh, nhà đầu tư không nên bắt đáy, hạ đòn bẩy, đưa margin về mức thấp.
Chứng khoán SSI: Rủi ro điều chỉnh vẫn còn
Các tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của VNIndex hầu hết chuyển biến tiêu cực sau phiên 28/10 nên thị trường cũng sẽ nhạy cảm hơn với các tin tức tiêu cực từ bên ngoài. Rủi ro điều chỉnh tiếp vẫn còn nên vùng hỗ trợ 920 điểm khó ngăn được đà giảm của chỉ số, bảo toàn lợi nhuận và tỷ trọng tiền mặt cao nên được ưu tiên trong giai đoạn này.
Chứng khoán SHS: Yếu tố tích cực là hợp đồng tương lai VN30 tháng 11 vẫn duy trì mức basis dương
VN-Index giảm phiên thứ ba liên tiếp với mức giảm mạnh và thanh khoản gia tăng vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy áp lực bán ra trong phiên 28/10là thực sự mạnh. Trên góc nhìn kỹ thuật, VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn trong khoảng 930-935 điểm (MA20) trong phiên 28/10, qua đó mở ra dư địa giảm tiếp theo với ngưỡng hỗ trợ trung hạn quanh 910 điểm (MA10). Khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị khoảng 480 tỷ đồng trên hai sàn là một diễn biến tiêu cực cần lưu ý. Tuy nhiên, trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 tháng 11 vẫn duy trì mức basis dương 7,02 điểm so với chỉ số cơ sở VN30, cho thấy các nhà giao dịch trên thị trường phái sinh kỳ vọng thị trường cơ sở sẽ sớm hồi phục trở lại. Dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 29/10, VN-Index có thể sẽ tiếp tục giảm điểm về ngưỡng hỗ trợ quanh 910 điểm (MA50) trước khi cho phản ứng hồi phục từ đây. Những nhà đầu tư đã bắt đáy thăm dò một phần tỷ trọng danh mục trong vùng 930-935 điểm (MA20) trong phiên 28/10 nên tiếp tục quan sát thị trường, có thể giải ngân thêm một phần danh mục nữa nếu thị trường có nhịp giảm về quanh ngưỡng hỗ trợ trung hạn quanh 910 điểm (MA50).
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 17/8: Xu hướng tăng của thị trường vẫn chưa có gì thay đổi
Trên đồ thị tuần, chỉ báo MACD vẫn duy trì đà tăng và nằm trên đường tín hiệu, còn đường Stochastic Oscillator cũng đã tăng trở lại và có xu hướng giao cắt lên trên đường tín hiệu. Những tín hiệu này vẫn đang ủng hộ cho một xu thế hồi phục trong thời gian tới.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 17/8.
CTCK Bảo Việt - BVSC
Trên đồ thị ngày, vùng 850-860 điểm vẫn sẽ là vùng cản đang lưu ý đối với đà tăng của chỉ số trong những phiên tuần tới. Chỉ báo Stochastic Oscillator trên đồ thị này dù vẫn nằm trên đường tín hiệu nhưng đang có dấu hiệu giảm tốc và đi ngang, cảnh báo khả năng chỉ số sẽ quay đầu giảm điểm trong phiên kế tiếp.
Chỉ báo Ultimate Oscillator (UO) cũng đã quay đầu đi xuống sau khi thiết lập đỉnh mới vào ngày 13/8. Điều này có thể là một dấu hiệu cảnh báo khả năng thị trường có thể bước vào nhịp điều chỉnh ngắn hạn.
Chỉ số được dự báo sẽ trải qua những phiên điểu chỉnh giảm trong tuần tới. Vùng điểm quanh đường SMA20, tương ứng vùng 825-835 điểm sẽ đóng vai trò là vùng hỗ trợ và có khả năng giúp chỉ số tăng điểm trở lại.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.
CTCK MB - MBS
Thị trường có phiên 14/8 điều chỉnh kỹ thuật sau nhịp tăng hơn 10% kéo dài 2 tuần vừa qua. Tuy vậy, áp lực chốt lời phần lớn tập trung vào nhóm Midcap và Smallcap, đó cũng là lý do thị trường chỉ giảm nhẹ nhưng số mã giảm phiên này đã tăng lên đáng kể.
Đây là phiên chốt lời thuần túy khi cả trong và ngoài nước không có thông tin nào bất lợi tác động đến thị trường. Xu hướng tăng của thị trường vẫn chưa có gì thay đổi khi vẫn giữ vững mốc 850 điểm.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS.
Chứng khoán 11/6: Tiền đầu cơ hoạt động rất mạnh Dù không có nhiều biến động đáng kể nhưng nhóm trụ vẫn đang là tâm điểm theo dõi của nhà đầu tư. Mục đích chủ yếu là để đánh giá sớm khả năng điều chỉnh của thị trường. Tuy nhiên, qua theo dõi, các trụ như VHM ( 0,39%), VHM ( 1,4%) chỉ thay đổi về vị trí dẫn dắt. Thực tế, cả...