Công ty chứng khoán nhận định thị trường ngày 13/6
Vnindex cần nhanh chóng bật trở lại và tạo ra một khoảng cách với mốc 1020 nhằm lấy lại niềm tin cho NĐT hoặc chọc thủng hỗ trợ và thị trường nhiều khả năng sẽ kiểm định lại mốc 985.
Chứng khoán HSC: Vnindex cần nhanh chóng bật trở lại và tạo ra một khoảng cách với mốc 1020 nhằm lấy lại niềm tin cho NĐT hoặc chọc thủng hỗ trợ và thị trường nhiều khả năng sẽ kiểm định lại mốc 985
Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm do tâm lý NĐT đã trở nên bi quanhơn – Vnindex giảm hôm nay, đóng cửa ngay trên ngưỡng hỗ trợ chính. GAS là mã đóng góp nhiều nhất vào sự giảm điểm của Vnindex. Mã ngành tài nguyên PLX cũng giảm. Cổ phiếu ngân hàng chẳng hạn như VCB; BID; TCB và CTG cũng giảm.
Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng MSN & SAB giảm. Mã mới niêm yết gần đây là VHM giảm nhẹ. VJC tiếp tục giảm.
Trái lại VNM tăng. Mã ngành BĐS VIC; NVL và DXG tăng. STB cũng là mã ngân hàng hiếm hoi tăng. VHC tăng trước số liệu xuất khẩu khả quan trong tháng 5.
Thị trường đã kiểm định ngưỡng hỗ trợ 1020 trong thời gian giao dịch buổi sáng hôm qua trong bối cảnh thị trường củng cố mạnh hơn sau khi tăng gần đây. Vnindex đã rơi xuống dưới mốc 1020 trong thời gian giao dịch buổi chiều nhưng sau đó đã bật trở lại lên trên mốc này khi đóng cửa. Đây là sự cảnh báo đối với tâm lý tương đối lạc quan trong những tuần gần đây. Cho đến hôm nay, chúng tôi vẫn tin là xu hướng ngắn hạn nghiêng về tăng. Tuy nhiên hiện tâm lý NĐT rõ ràng đã có sự thay đổi theo hướng tiêu cực.
NĐTNN đã bán ròng và trên thực tế khối này đã bán ròng 6 phiên trong 7 phiên vừa qua. Trong đó hầu hết các phiên khối ngoại chỉ bán ròng nhẹ nhưng điều này đã dần ảnh hưởng đến tâm lý chung trên thị trường. Đây có thể là do một số NĐT tỏ ra lo ngại về các thị trường sơ khai trước dự kiến Fed nâng lãi suất thêm 0,25% trong vài ngày tới.
Chuyên viên phân tích của chúng tôi chỉ ra rằng hiện đường MA 20 ngày đang ở dưới đường MA 50 ngày, từ đó mốc 1050 trở thành ngưỡng kháng cự mạnh mà thị trường cho đến nay vẫn không thể vượt qua. Điều này có nghĩa là về mặt phân tích kỹ thuật xu hướng trước mắt nghiêng về giảm. Nếu Vnindex phá vỡ mốc 1020 thì ngưỡng hỗ trợ mạnh tiếp theo là 985.
Video đang HOT
Từ quan điểm phân tích kỹ thuật, giá các cổ phiếu ngân hàng như VCB; BID; CTG và MBB có vẻ đã “chớm” đi xuống dưới hỗ trợ trong phiên hôm nay. Và cổ phiếu ngân hàng có vai trò quan trọng đối với thị trường chung nên việc những cổ phiếu này chọc thủng hỗ trợ nếu được xác nhận sẽ báo hiệu sự phá vỡ hỗ trợ của thị trường chung. Và cho đến khi NĐTNN còn bán ròng thì thị trường sẽ khó mà cầm cự lâu hơn vài phiên. Hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh sôi động trong những tháng gần đây cũng có ảnh hưởng đến thị trường.
Phiên 13/6 sẽ là một phiên đáng chú ý. Vnindex sẽ cần nhanh chóng bật trở lại và tạo ra một khoảng cách với mốc 1020 nhằm lấy lại niềm tin cho NĐT. Bằng không, thì chắc chắn Vnindex sẽ chọc thủng hỗ trợ và thị trường nhiều khả năng sẽ kiểm định lại mốc 985. Và có lẽ sẽ còn kiểm định các mốc thấp hơn.
Chứng khoán VCBS: Nhà đầu tư giữ vững kỷ luật đầu tư và theo dõi sát diễn biến dòng tiền
Trong phiên hôm qua, chỉ số VN – Index tiếp tục được hỗ trợ bởi đường trung bình động 20 ngày tại quanh ngưỡng 1000 điểm khi các lực cầu bắt đáy được kích hoạt khá mạnh tại vùng này. Tuy vậy, giai đoạn này nhà đầu tư cần lưu tâm hơn đến những diễn biến khó lường trên thị trường tài chính quốc tế, cũng như xuất hiện thay đổi chính sách từ các chính sách kinh tế trong nước khi Chính phủ ưu tiên thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Do đó, nhà đầu tư giữ vững kỷ luật đầu tư và theo dõi sát diễn biến dòng tiền và chỉ nên cân nhắc với những cổ phiếu tăng trưởng có yếu tố cơ bản tốt với triển vọng kinh doanh tiếp tục tăng trưởng trong những quý còn lại của năm.
Chứng khoán SHS: Nhà đầu tư trung và dài hạn vẫn có thể nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục
Sau ba phiên đi ngang liên tiếp mà không vượt được thì cuối cùng thị trường đã điều chỉnh trở lại trong phiên hôm nay. Nhịp rơi mạnh trong phiên đã giúp kích hoạt lực cầu bắt đáy giúp thanh khoản gia tăng khá tốt. Việc nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng sẽ là một trở ngại thực sự cho thị trường. Trong tuần có nhiều thông tin có thể ảnh hưởng đến thị trường thì tâm lý thận trọng của nhà đầu tư là có thể hiểu được và thị trường khả năng sẽ cần sự tích lũy trong vùng giá thấp hơn.
Dự báo, trong phiên giao dịch 13/6, xu hướng của VN-Index ngắn hạn đang dần trở nên rủi ro và chỉ số có thể sẽ cần tìm kiếm một vùng cân bằng thấp hơn trong khoảng giá 1.000-1.035 điểm. Nhà đầu tư ngắn hạn sau khi đã hiện thực hóa một phần lợi nhuận trong khoảng ba phiên trở lại đây nên duy trì tỷ trọng ở mức an toàn và quan sát thị trường để có quyết định hợp lý. Nhà đầu tư trung và dài hạn vẫn có thể nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và có thể tận dụng các phiên điều chỉnh để tích lũy thêm các cổ phiếu có triển vọng tích cực ở các mức giá hấp dẫn hơn.
Hải An
Theo Trí thức trẻ
VN-Index hồi phục mạnh nhất trong vòng 2 tháng, giông tố liệu đã qua đi?
Chỉ số VnIndex đóng cửa tăng 35,46 điểm (3,45%) lên 1.062,26 điểm; Hnx-Index tăng 3,98 điểm (3,25%) lên 126,55 điểm. Đây là mức tăng giá mạnh nhất của thị trường trong gần 3 tháng qua. Có chuyên gia cho rằng thị trường đã chạm đáy. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng điều tệ nhất còn chưa xuất hiện.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/5, TTCK Việt Nam đóng cửa với sắc xanh chủ đạo. Các chỉ số chứng khoán ghi nhận mức tăng lớn nhất kể từ phiên 12/2 khi chỉ số VN-Indexđóng cửa tăng 35,46 điểm (3,45%) lên 1.062,26 điểm; Hnx-Index tăng 3,98 điểm (3,25%) lên 126,55 điểm và UPCom-Index tăng 0,61 điểm (1,08%) lên 56,72 điểm.
Dòng cổ phiếu ngân hàng một lần nữa thể hiện vai trò đầu tàu dẫn dắt chỉ số khi đóng góp nhiều nhất cho mức tăng của chỉ số. Đáng kể nhất là nhóm cổ phiếu ngân hàng, hai mã BID và CTG đều được kéo lên mức giá trần, trong đó, BID khớp lệnh 3,6 triệu cổ phiếu còn CTG khớp 6,3 triệu cổ phiếu. Các cổ phiếu ngân hàng khác là VPB, ACB, VCB, MBB, SHB... cùng đồng loạt tăng rất mạnh.
Ngoài ra, các cổ phiếu có mức vốn hóa lớn như ROS, SAB cũng được kéo trần giúp củng cố mức tăng của thị trường. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn là điểm đáng lo ngại trong phiên giao dịch hôm nay khi khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 223,8 triệu cổ phiếu, trị giá 6.000 tỷ đồng, trong đó có 1.600 tỷ đồng là giao dịch thỏa thuận.
Trong chiều cùng ngày, Báo Trí thức trẻ và CafeF đã tổ chức hội thảo bàn luận về mốc tâm lý 1.000 điểm của chỉ số VN-Index và dự đoán diễn biến của thị trường trong thời gian tới. Bình luận về phiên giao dịch ngày 07/5, các chuyên gia của các ctck đã chia sẻ những nhận định khác nhau:
Ông Lê Anh Minh- Giám đốc phân tích- CTCK VBPS: Xác suất cao thị trường đã tạo đáy tại 1.003 điểm
Phiên tăng giá hôm nay mạnh hơn suy đoán của tôi, điều đó cho thấy dòng tiền và tâm lý nhà đầu tư đã ổn định trở lại. Thị trường lại một lần nữa chứng khiến sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng khi có rất nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh trong phiêm hôm nay. Ngoài ra phiên tăng giá hôm nay còn cho thấy dòng tiền bên ngoài chờ đợi cơ hội là rất lớn, và thể hiện sự sẵn sàng tham gia khi thị trường điều chỉnh về mức mà họ cho là hợp lý để mua vào.
Không thể loại bỏ khả năng thị trường thủng 1.003 điểm- mức điểm thấp nhất của đợt giảm giá vừa rồi. Trong bối cảnh "volatility" (sự biến động) của thị trường thế giới ở mức cao sau những quan ngại về chiến tranh thương mại thì mức độ biến động của ttck Việt Nam cũng sẽ có những phiên tăng giảm mạnh.
Tuy nhiên, khả năng chỉ số VN-Index thủng mốc 1.003 điểm là không nhiều. Có thể thị trường sẽ có phiên nhúng xuống dưới mức điểm này để tạo mô hình 2 đáy. Đặc biệt sau phiên tăng giá hôm nay, VPBS cho rằng xác suất thủng mốc 1.003 trong năm nay là dưới 10%. Thị trường sẽ có sự tích lũy trong giai đoạn này, và có thể kết thúc năm 2018 ở mức khoảng 1.130 điểm.
Ông Dương Văn Chung- Giám đốc khu vực miền Bắc- CTCK MBS: Nhịp hồi phục mang tính kỹ thuật ngắn hạn, chưa phải Uptrend lớn
Tôi đánh giá nhịp hồi phục này đã bắt đầu từ thứ 5 tuần trước tại 1.003 và đã tăng 3 phiên rồi. Tôi đánh giá đây là nhịp hồi phục kỹ thuật, chưa phải uptrend lớn. Thị trường chủ yếu tăng dựa trên những mã có tính chất giảm sâu, bật mạnh lại mà chưa đến nhiều về yếu tố cơ bản. 3 phiên vừa qua hồi phục với thanh khoản thấp nên tôi nghi ngờ về tính bền vững. Dù vậy, tôi vẫn kỳ vọng nhịp hồi phục này tính bằng tuần, tối đa 1.128 điểm chứ không phải nhịp hồi phục T .
Nhà đầu tư có tỉ lệ tiền mặt cao và có khả năng nắm bắt tốt diễn biến của thị trường thì nên "Trading in May" trong 2-3 tuần đầu tiên của tháng 5 với mức biên độ kỳ vọng mỏng. Còn nhà đầu tư có tỷ lệ cổ phiếu cao thì không nên mua đuổi, thay vào đó, họ nên tập trung quản trị danh mục hiện tại cho tốt.
Về mặt điểm số, tôi cho rằng mức đỉnh của thị trường, tức là mốc 1.200 điểm thì đã đi qua, còn đáy thì chưa tới. Tại thời điểm hiện nay, P/E hơn 18 lần, nhiều người cho rằng đây là đủ, nhưng tôi cho rằng thị trường cần phải điều chỉnh về mức P/E 16.x, tương đương dưới 950 điểm. Tôi dự báo vào tháng 7, tháng 8 thị trường có thể về vùng đó. Và những nhà đầu tư có mục tiêu trung hạn có thể giải ngân khi thị trường giảm xuống mức 950 điểm.
Bảo An
Theo Nhịp sống kinh tế
Khối ngoại tiếp tục mua ròng trên HoSE, tập trung "gom hàng" VIC, VRE trong phiên 15/3 Bộ đôi VRE, VIC tiếp tục được khối ngoại "gom hàng" khá mạnh với 76,37 tỷ đồng và 56,14 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, cả 2 cổ phiếu này đều giảm mạnh và điều này khiến thị trường chưa thể bứt phá. Phiên giao dịch 15/3 khép lại với những tín hiệu khá tích cực khi thị trường tăng điểm trên...