Công ty chứng khoán ‘được mùa’ trong quý II
Với đà hồi phục mạnh của thị trường chứng khoán, dự báo hoạt động tự doanh của các Công ty chứng khoán sẽ hồi phục đáng kể…
Ảnh: Quý Hòa.
‘Mùa’ của tự doanh
Trong quý I/2020, đặc biệt là trong tháng 3, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua những phiên giảm điểm rất mạnh (gần 300 điểm), kéo theo đó là sự lao dốc của các cổ phiếu trên thị trường. Trong đó, 100% cổ phiếu trong nhóm VN30 đều giảm mạnh. Tiêu biểu như ROS giảm hơn 81% trong quý I hay MWG giảm hơn 48% trong 3 tháng đầu năm 2020.
Trước những diễn biến khó lường của thị trường chứng khoán, nhiều công ty chứng khoán đã phải ngậm ngùi cắt lỗ trong quý I này. Hoạt động tự doanh của 4 Công ty chứng khoán top đầu thị phần môi giới cũng không gặt hái được nhiều thành quả trong quý đầu tiên của năm 2020.
So với ngày 31.3.2020, VN-Index tại ngày 18.6 đã tăng trưởng 27%. Hầu hết các cổ phiếu trên thị trường đều có mức phục hồi trên 20%.
Theo đó, Công ty chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đánh giá danh mục tự doanh của các Công ty chứng khoán sẽ đạt mức tăng trưởng tốt trong quý II/2020. Các Công ty chứng khoán có danh mục tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) lớn cuối quý I/2020 là SSI, VNDirect và VCSC.
Cụ thể, cuối quý I/2020, SSI đang nắm giữ danh mục cổ phiếu niêm yết trị giá hơn 2.058 tỉ đồng. Trong đó, phần lớn là các cổ phiếu trong nhóm VN30. Danh mục của SSI phần nhiều là cổ phiếu FPT với tỉ trọng gần 14%.
Video đang HOT
Khác với SSI, VNDirect không đẩy mạnh đầu tư vào nhóm cổ phiếu VN30. Cuối quý I/2020, VNDirect sở hữu hơn 1.121 tỉ đồng tài sản tài chính FVTPL, bao gồm các cổ phiếu niêm yết và không niêm yết. Đối với các cổ phiếu niêm yết, VNDirect tập trung đầu tư vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ như PTI (23,8%) và cổ phiếu LTG (10,2%).
Còn đối với VCSC, Công ty chứng khoán này phân bổ danh mục vào nhiều cổ phiếu khác nhau. Trong đó, chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu bất động sản như KDH, SCR với tỉ trọng lần lượt là 14,1% và 23%. Ngoài những cổ phiếu đáng kể trên, VCSC còn nắm một lượng nhỏ các cổ phiếu của MBB, CTD, VNM, VJC,
Tích cực trong quý II
Theo đánh giá của KBSV, các Công ty chứng khoán dự báo có kết quả kinh doanh tích cực trong quý II/2020 nhờ thị trường thuận lợi.
Lãi suất huy động giảm khiến chứng khoán trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn. Cụ thể, các ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động để tạo cơ sở giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế sau dịch COVID-19 đã tạo nên mặt bằng lãi suất mới thấp hơn từ 0,1-0,5%.
Khi tiền gửi có khả năng sinh lời kém, các hoạt động kinh doanh khác cũng đang bị đình trệ thì chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư mới.
Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), tính đến ngày 31.5, trên hệ thống của VSD có hơn 2,473 triệu tài khoản giao dịch trong nước trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân.
Như vậy, so với tháng 4.2020, đã có hơn 34.000 tài khoản giao dịch trong nước được mở mới, tiếp tục là con số kỉ lục so với cùng kỳ những năm trước. Tính chung 3 tháng (tháng 3-5.2020), đã có hơn 102.700 tài khoản giao dịch trong nước được mở mới, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân.
Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường va dư nợ margin của các Công ty chứng khoán đều tăng trưởng khả quan.
Theo thống kê của KBSV từ đầu tháng 4.2020 đến ngày 18.6.2020, tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM đã đạt gần 305.000 tỉ đồng (tăng 35% so với quý II/2019 và tăng 33% so với quý I/2020), riêng giá trị giao dịch khớp lệnh tăng 49% so với quý II/2019. Điều này cho thấy dòng tiền vào thị trường đang gia tăng mạnh mẽ khi các nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào sự hồi phục của nền kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
KBSV dự phóng trong cả quý II/2020, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường có thể đạt đến 332.000 tỉ đồng, tương đương mức tăng 48% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị giao dịch gia tăng kéo theo dư nợ margin tại các Công ty chứng khoán cũng tăng trưởng, với mức tăng bình quân tại một số công ty khoảng 20% so với quý I/2020.
KBSV cho rằng các yếu tố này cho thấy thu nhập từ phí, lãi margin của các Công ty chứng khoán dự báo tăng trưởng rất tốt trong quý II/2020.
Góc nhìn chứng khoán: Cầu từ quỹ ETF đẩy VIC tăng kịch trần
Các chỉ số sàn HSX đã nhảy dựng lên lúc đóng cửa khi VIC đột ngột tăng giá kịch trần. Không giống như các lần tái cơ cấu trước, VIC đã không có lực bán đối ứng đủ lớn để kiềm chế giá.
So với đỉnh cao nhất của sóng tăng vừa qua, VN-Index chỉ còn mức thiệt hại của phiên ngày 11/6.
Khối lượng mua rất lớn của hai quỹ ETF với VIC hứa hẹn sẽ có một màn "đấu súng" hoành tráng ở cổ phiếu này hôm nay. Bất ngờ là các tổ chức đã không bán ra VIC nhiều nên lượng mua của ETF đã vét sạch tất cả khối lượng bên bán và kéo giá lên trần.
Dự kiến VIC sẽ được mua khoảng 1,75 triệu cổ phiếu trong lần tái cơ cấu này và tổng khối lượng mua giá ATC hôm nay đạt 1,76 triệu cổ. Trong đó khối ngoại đặt mua xấp xỉ 1,7 triệu cổ. Tổng khối lượng khớp tại VIC lúc kết thúc phiên chỉ là 1,697 triệu cổ, tức là bán ra không đủ cho riêng lượng mua ATC.
Như vậy nhà đầu tư trong nước gần như không tham gia đẩy giá VIC lên ở đợt cuối cùng. Nhưng cũng không bán ra đối ứng nhiều như các phiên tái cơ cấu trước đây. Cụ thể, khối ngoại ghi nhận bán gần 691.000 VIC ở đợt ATC, chỉ có hơn 1 triệu là nhà đầu tư trong nước bán ra. Nói tóm lại, hôm nay không có màn "đấu súng" nào ở VIC cả.
Ở các cổ phiếu còn lại, biến động giá không có gì đặc biệt vì vẫn xuất hiện mua bán đối ứng lớn. MSN, VRE, VHM, VCB biến động giá nhẹ. Tổng giá trị giao dịch của nhóm VN30 trong đợt ATC khoảng 761 tỷ đồng. Chỉ số VN30-Index được kéo tăng thêm 3,7 điểm trong đợt này trong khi VN-Index được kéo tăng thêm 5,3 điểm. Ảnh hưởng của VIC là quá rõ ràng vì đây là trụ duy nhất được đẩy lên cao hơn trong phiên ATC: VIC bật từ 91.400 đồng lên 97.300 đồng tương đương tăng thêm 6,46% trong lần khớp cuối cùng.
Trong khi đó từ VCB tới GAS hay VHM, VNM, SAB đều diễn biến yếu đi trong lần giao dịch ATC. Thậm chí VNM còn bị ép giảm giá. Cổ phiếu này giao dịch lúc đóng cửa 891.640 đơn vị thì cũng gần như toàn bộ là do khối ngoại bán ra.
Cổ phiếu VIC được đẩy giá đột ngột lúc đóng cửa lên mức kịch trần và kéo mạnh chỉ số VN-Index.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài hôm nay tăng vọt và cũng không có gì bất ngờ khi là ngày cuối cùng của đợt tái cân bằng danh mục từ cả hai quỹ ETF. Tổng giá trị mua vào của nhà đầu tư nước ngoài trên sàn HSX là 1.066,9 tỷ đồng, đẩy tổng giá trị thị trường lên mức gần 6.700 tỷ đồng. Như vậy thanh khoản đã gia tăng trở lại đáng kể, nhưng dấu ấn của khối ngoại là rất rõ nét.
Dù vậy ngay cả khi trừ đi sức cầu từ phía nhà đầu tư nước ngoài thì hôm nay tổng giá trị giao dịch của nhóm nhà đầu tư trong nước cũng đã tăng hơn 1.500 tỷ đồng so với ngày hôm qua. Đó là phần tăng mua của nhà đầu tư trong nước, thể hiện một phần tiền đã quay lại thị trường. Đây là dấu vết của sự chờ đợi mua vào trong phiên ETF tái cơ cấu.
Thanh khoản phục hồi là điều rất tốt ở thời điểm mức giao dịch đang có dấu hiệu giảm nhiều những phiên vừa qua. Điều còn lại là khả năng duy trì thanh khoản đến đâu trong những phiên tới. Hôm nay ngay cả khi có các quỹ ETF giao dịch nhưng thanh khoản cũng không đủ ấn tượng như tuần trước, nghĩa là lượng tiền hoạt động trong thị trường cũng vẫn là giảm. Cụ thể, giá trị khớp bình quân phiên tuần này chỉ hơn 4.900 tỷ đồng một chút, giảm 39% so với bình quân tuần trước.
Đối với nhóm VN30, giao dịch cũng yếu đi nhiều, bình quân phiên trong tuần chỉ đạt 2.075 tỷ đồng, thấp hơn tuần trước 41%. Mức giao dịch bình quân này vẫn là thấp nhất trong vòng 8 tuần. Điều này tiếp tục xác nhận dòng tiền rút khỏi nhóm blue-chips vẫn đang tiếp diễn.
VIC tăng kịch trần đã kéo mạnh chỉ số VN-Index hôm nay tạo mức tăng tốt và diễn biến của chỉ số này có cải thiện trên phương diện kỹ thuật. Hiện tại so với đỉnh cao nhất của sóng tăng vừa qua, VN-Index chỉ còn mức thiệt hại của phiên ngày 11/6. Nhà đầu tư đánh giá sự thay đổi này như thế nào sẽ được phản ánh trong tuần tới.
Nếu như phiên hôm nay đánh dấu sự kết thúc của nhịp điều chỉnh ngắn hạn thì dòng tiền đang đứng ngoài sẽ quay lại thị trường nhờ kỳ vọng sóng tăng sẽ tiếp tục. Sự quay lại này sẽ phản ánh trên thanh khoản của các phiên trong tuần tới. Nếu thanh khoản bắt đầu duy trì mức cao và tăng dần, sự trở lại của dòng tiền được xác nhận. Ngược lại, nếu thanh khoản lại suy yếu và duy trì thấp như các phiên trước thì mức gia tăng thanh khoản hôm nay chỉ mang tính thời điểm do hiệu ứng ETF.
Chứng khoán tăng mạnh phiên cuối tuần, VIC bứt phá đẩy VnIndex lên sát 870 điểm Trong nhóm VN30, VIC bất ngờ tăng trần với dư mua trần hơn 500 nghìn cổ phiếu. Phiên giao dịch buổi chiều, thị trường chứng khoán tiếp tục bứt phá mạnh mẽ. VnIndex tăng hơn 13 điểm lên ngưỡng 868,56 điểm và HNX-Index tăng 2,56 điểm lên ngưỡng 115,36 điểm. Không chỉ các cổ phiếu penny khuấy động mà đến gần cuối phiên,...