Công ty chứng khoán được mở tài khoản giao dịch từ xa
Dự thảo Thông tư mới của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động của công ty chứng khoán bổ sung các quy định liên quan đến mở tài khoản giao dịch chứng khoán từ xa.
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư Hướng dẫn hoạt động của công ty chứng khoán, thay thế Thông tư số 210/2012/TT-BTC và Thông tư số 07/2016/TT-BTC.
Một trong những nội dung đáng chú ý nhất trong dự thảo Thông tư mới là việc bổ sung một số quy định liên quan đến mở tài khoản giao dịch chứng khoán theo hướng hoàn thiện pháp lý để các công ty chứng khoán có thể mở tài khoản giao dịch từ xa.
Theo đó, công ty chứng khoán được quyết định gặp mặt trực tiếp hoặc không gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu tiên thiết lập mối quan hệ. Trường hợp không gặp mặt trực tiếp khách hàng, công ty chứng khoán phải đảm bảo có biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng.
Dự thảo thông tư cũng đề xuất: Công ty chứng khoán được mở tài khoản giao dịch chứng khoán từ xa, qua phương tiện điện tử. Khi thực hiện, công ty chứng khoán phải đảm bảo các yêu cầu: Xây dựng quy trình mở tài khoản từ xa; có biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh chính xác khách hàng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư mới cũng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhiều quy trình, trình tự, trong đó đáng chú ý có quy trình đình chỉ hoạt động của công ty chứng khoán.
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) quyết định đình chỉ một, một số hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong các trường hợp: hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán có thông tin sai sự thật; không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 92 Luật Chứng khoán; hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong Giấy phép; không đáp ứng được điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 85 của Luật Chứng khoán hoặc điều kiện vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu sau thời hạn khắc phục quy định tại Khoản 2 Điều 85 của Luật Chứng khoán.
Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, công ty chứng khoán không được ký mới, gia hạn các hợp đồng có liên quan đến các nghiệp vụ kinh doanh bị đình chỉ hoạt động; phải thực hiện tất toán, chuyển tài khoản theo yêu cầu của khách hàng (nếu có); có phương án khắc phục và báo cáo tình hình thực hiện phương án theo yêu cầu của UBCKNN.
Trường hợp bị đình chỉ nghiệp vụ tự doanh, công ty chứng khoán chỉ được bán, không được tăng thêm các khoản đầu tư kinh doanh, trừ trường hợp buộc mua, vay để sửa lỗi giao dịch, giao dịch lô lẻ hoặc thực hiện các quyền có liên quan đến chứng khoán đang nắm giữ theo quy định của pháp luật.
Công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải duy trì chỉ tiêu an toàn tài chính
Đó là nội dung tại dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến.
Công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải có nghĩa vụ về chỉ tiêu an toàn tài chính. Ảnh Internet.
Trách nhiệm của bên đại diện
Dự thảo Thông tư quy định, trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam chịu trách nhiệm trước công ty mẹ về hoạt động của mình và của văn phòng đại diện, chi nhánh trong phạm vi được công ty mẹ ủy quyền, đồng thời chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được công ty mẹ ủy quyền.
Bên cạnh đó, trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác trong văn phòng đại diện, chi nhánh để thực hiện quyền và nghĩa vụ của trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam quá 30 ngày liên tiếp. Người nhận ủy quyền từ giám đốc chi nhánh có tiêu chuẩn tương đương với giám đốc chi nhánh. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của công ty mẹ. Trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Trong trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền phải thông báo cho công ty mẹ. Người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền, hiệu lực tối đa trong vòng 01 tháng sau khi được công ty mẹ chấp thuận. Sau khi hết hiệu lực ủy quyền, công ty mẹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc quản lý trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh hiện hữu và việc bổ nhiệm trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh mới (nếu có).
Dự thảo cũng quy định, trưởng văn phòng đại diện, nhân viên tại văn phòng đại diện không được đồng thời đảm nhiệm các vị trí như: người đứng đầu chi nhánh của công ty mẹ, trưởng văn phòng đại diện, nhân viên của văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam...
Trưởng đại diện chỉ được thay mặt công ty mẹ để ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của công ty mẹ với các tổ chức kinh tế Việt Nam trong trường hợp có ủy quyền hợp pháp bằng văn bản của đại diện có thẩm quyền của công ty mẹ.
Đảm bảo nghĩa vụ về tài chính
Dự thảo Thông tư quy định rất rõ nghĩa vụ về chỉ tiêu an toàn tài chính, thuế, chế độ kế toán của chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng và duy trì chỉ tiêu an toàn tài chính như đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong nước.
Chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế tại Việt Nam.
Người làm việc tại chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế tại Việt Nam.
Ngoài ra, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật tại Việt Nam về kế toán đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong nước.
Về cơ chế tài chính, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của pháp luật tại Việt Nam như đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong nước.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
Công ty mẹ và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại nước ngoài nơi công ty mẹ đóng trụ sở chính trước khi thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam phải thông báo và gửi đề cương nội dung kiểm tra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ngoài ra, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kết luận của công ty mẹ hoặc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tại Việt Nam gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, kết luận thanh tra, kiểm tra của công ty mẹ, cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước ngoài đối với hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam.
Nóng bỏng cuộc đua thị phần trong Top 20 công ty chứng khoán Trong bức tranh chung sôi động của thị trường, Top 20 công ty chứng khoán liên tục phải thích ứng, linh hoạt để duy trì vị thế và thứ hạng. VN-Index tăng hơn 40% trong quý II, khi dịch bệnh trong nước dần được kiểm soát và các biện pháp hỗ trợ kinh tế được Chính phủ đẩy mạnh triển khai. Kèm với...